Giáo dục là giải pháp quan trọng nhất trong quá trình thay đổi nhận thức, hành vi, thái độ của học sinh đối
với biến đổi khí hậu toàn cầu. Mục đích giáo dục về biến đổi khí hậu là giúp học sinh có được những hiểu biết và nhận thức về biến đổi khí hậu; có ý thức trách nhiệm cao và có các hành động cụ thể, sáng tạo để cải thiện môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.Trong phạm vi bài báo này chúng tôi tập trung vào nghiên cứu một số phương pháp giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy họcngoại khóa môn Địa lí Trung học phổ thông. Cách thức sử dụng các phương pháp giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy họcngoại khóa môn Địa lí, với mục tiêu giúp học sinh thoát khỏi sự gò bó, áp đặt của chương trình cũng như thời gian của các tiết học trên lớp; học sinh có điều kiện để phát huy được tính tích cực, sáng tạo và chủ động trong quá trình ti ếp cận và tìm hiểu về biến đổi khí hậu.Từ khóa:phương pháp;giáo dục; biến đổi khí hậu; hoạt động ngoại khóa; môn Địa lí
6 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3024 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số phương pháp giáo dục về biến đổi khí hậu trong dạy học ngoại khóa môn địa lí trung học phổ thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thuyết. Học sinh tiến hành
thu thập thông tin từ nhiều nguồn và bằng nhiều
hình thức khác nhau. Sau đó tiến hành phân tích,
tổng hợp, so sánh, khái quát để xác định các giả
thuyết đúng, rút ra các kết luận, nêu các giải
pháp hoặc đề xuất kiến nghị [3].
Phương pháp khảo sát, điều tra là phương
pháp rất thích hợp để giáo dục về BĐKH cho
học sinh thông qua HĐNK môn Địa lí. Học sinh
có điều kiện để chủ động thu thập thông tin về
BĐKH và tiến hành phân tích, tổng hợp, so sánh,
khái quát thông tin, xác định được các giả thuyết
về BĐKH đang xảy ra; từ đó học sinh có thể nêu
được các đề xuất và giải pháp ứng phó với
BĐKH một cách thích hợp.
Sử dụng phương pháp khảo sát, điều tra
để giáo dục BĐKH cho học sinh có thể tiến hành
theo quy trình sau:
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ ……………….
4
Bước 1. Xác định vấn đề khảo sát, điều
tra; đưa ra các giả thuyết về BĐKH
Các vấn đề khảo sát, điều tra có thể do học
sinh đặt ra trong quá trình quan sát, tìm hiểu về
BĐKH hoặc có thể do giáo viên đề xuất dưới
dạng bài tập, câu hỏi nhiệm vụ HĐNK; trên cơ
sở đó giả thuyết được đưa ra.
Bước 2. Tổ chức hoạt động khảo sát điều
tra
- Tổ chức cho học sinh khảo sát, điều tra
theo cá nhân hoặc theo nhóm tùy theo nội dung
và phạm vi vấn đề đã xác định.
- Học sinh tiến hành thu thập tư liệu, dữ
liệu, dữ kiện thích hợp về BĐKH bằng các hình
thức như: phỏng vấn trực tiếp, bằng phiếu; thu
thập tư liệu, tranh ảnh, bản đồ, biểu đồ, bảng số
liệu thống kê…
Bước 3. Kết luận, đề xuất giải pháp, kiến
nghị
Học sinh đối chiếu với giả thuyết và rút ra
kết luận, khái quát hóa vấn đề về BĐKH học
sinh đã tiến hành khảo sát, điều tra; đề xuất giải
pháp, kiến nghị các biện pháp ứng phó với vấn
đề BĐKH.
Bước 4. Báo cáo kết quả khảo sát, điều tra,
đánh giá kết quả hoạt động
- Kết quả khảo sát, điều tra về BĐKH học
sinh có thể trình bày dưới nhiều hình thức khác
nhau: Báo cáo trực tiếp với giáo viên và tập thể
lớp trong các buổi HĐNK môn Địa lí; trình bày
bằng bài viết có kèm theo các sản phẩm minh
họa ( tranh ảnh, tư liệu, video clip..).
- Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả thực
hiện khảo sát, điều tra của học sinh; có hình thức
cộng điểm thưởng cho các cá nhân, nhóm học
sinh làm việc tích cực và có kết quả làm việc tốt.
2.3.3. Phương pháp sử dụng các thiết bị kỹ thuật
Sử dụng video, máy vi tính, máy ảnh, máy
quay video là phương tiện hiệu quả để tổ chức
các HĐNK môn Địa lí cho học sinh. Các thiết bị
kĩ thuật như video, máy vi tính, sẽ hỗ trợ giáo
viên một cách đắc lực trong việc tái hiện, diễn
biến, hậu quả của BĐKH một cách sống động,
chân thực, vì thế đây là những công cụ đắc lực
để giáo dục BĐKH cho học sinh.
Sử dụng các thiết bị kỹ thuật (TBKT)
trong các HĐNK môn Địa lí để giáo dục BĐKH
cho học sinh, giáo viên có thể sử dụng các
phương pháp sau:
- Sử dụng video, máy vi tính để chuẩn bị
kịch bản cho các HĐNK môn Địa lí có nội dung
giáo dục BĐKH như: Thiết kế các câu hỏi cho
thi đố vui để học, trò chơi địa lí, minh họa cho
các báo cáo chuyên đề, minh họa cho các buổi
dạ hội địa lí…
- Sử dụng video, máy vi tính để tổ chức
học sinh hoạt câu lạc bộ địa lí. Ví dụ: Để tổ chức
một buổi sinh hoạt câu lạc bộ địa lí với chủ
đề“Diễn biến và ảnh hưởng của BĐKH đối với
nước ta”, giáo viên có thể chuẩn bị một số video
clip về các cơn bảo, lũ quét ở các tỉnh miền
Trung; tình trạng khô hạn ở các địa phương; hiện
tượng nước biển dâng, triều cường ảnh hưởng
đến đời sống người dân... Tổ chức cho các thành
viên tham gia buổi sinh hoạt xem và thảo luận về
hậu quả của BĐKH và các biện pháp ứng phó
với BĐKH ở nước ta.
- Học sinh sử dụng máy ảnh, máy quay
video để thu thập tư liệu BĐKH của địa phương.
- Hướng dẫn học sinh thu thập thông tin,
tư liệu tìm hiểu về BĐKH trên mạng internet.
- Đưa nội dung giáo dục về BĐKH vào
Website của các trường phổ thông. Hiện nay,
việc tìm kiếm, trao đổi thông tin giữa nhà trường
và học sinh thông qua Website của nhà trường
rất thuận tiện. Học sinh có thể vào Website của
nhà trường để xem điểm,xem thông tin, trao đổi
qua diễn đàn tư vấn hướng nghiệp, tư vấn tuyển
sinh, tìm kiếm tư liệu học tập; qua đó học sinh
cũng có thể tìm hiểu về BĐKH qua Website của
nhà trường.
2.3.4. Phương pháp dự án
Dạy học theo dự án là một phương pháp
dạy học lấy học sinh làm trung tâm. Phương
pháp này giúp học sinh phát triển kiến thức và
các kĩ năng liên quan thông qua những nhiệm vụ
học tập mang tính mở, khuyến khích học sinh
tìm tòi, hiện thực hoá những kiến thức đã học
trong quá trình thực hiện dự án và tạo ra những
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 9(70).2013
5
sản phẩm của chính mình. Là phương pháp có
thể ứng dụng hiệu quả trong nhiều hình thức dạy
học, hình thức dạy học trên lớp và các hình thức
HĐNK của các môn học.
Phương pháp dự án rất thích hợp để giáo
dục học sinh với nhiều chủ đề đa dạng như: Giáo
dục môi trường, giáo dục BĐKH, giáo dục kĩ
năng sống… qua các HĐNK môn Địa lí.
Để thực hiện hiệu quả vấn đề giáo dục
BĐKH cho học sinh thông qua HĐNK môn Địa
lí bằng phương pháp dự án có thể thực hiện theo
quy trình sau:
Bước 1. Xác định vấn đề BĐKH và xác
định dự án
Trên cơ sở thực trạng của BĐKH đang
diễn ra trên phạm vi toàn cầu cũng như ở Việt
Nam, giáo viên gợi ý và tạo điều kiện cho học
sinh phát hiện những vấn đề nổi bật của BĐKH.
Học sinh xác định dự án từ những vấn đề học
sinh đã phát hiện, cụ thể là tên đề tài và dự kiến
các vai trò của mình trong dự án.
Bước 2. Xác định mục tiêu, lập kế hoạch
dự án
- Dựa vào tên đề tài và đặc điểm nổi bật
của từng vấn đề BĐKH mà giáo viên hỗ trợ học
sinh xác định mục tiêu của dự án cần thực hiện.
Mục tiêu cần cụ thể về các nội dung như: Kiến
thức, kĩ năng, thái độ, kết quả cần đạt.
- Học sinh lập kế hoạch dự án cụ thể một
số nội dung sau: Mục tiêu, nội dung cơ bản của
dự án; phân công nhiệm vụ cho từng cá nhân,
thời gian thực hiện dự án…báo cáo giáo viên
phụ trách kế hoạch thực hiện dự án và chỉnh sửa
kế hoạch khi có yêu cầu.
Bước 3. Triển khai dự án
Học sinh thực hiện công việc theo kế
hoạch đã đề ra; trong một khoảng thời gian quy
định. Học sinh tự phân công nhiệm vụ thu thập,
nghiên cứu tài liệu, tìm kiếm và xử lý thông tin
về BĐKH; trong quá trình này thông tin mới
được tạo ra và sản phẩm dự án dần hoàn thiện.
Bước 4. Trình bày và đánh giá kết quả dự
án
Kết quả dự án có thể được trình bày trong
một số hình thức HĐNK môn Địa lí như: Trong
các buổi sinh hoạt câu lạc bộ địa lí với chủ đề về
BĐKH; trình bày trên bảng tin địa lí, triển lãm
địa lí về BĐKH. Ngoài ra, kết quả dự án học
sinh thực hiện có thể được giới thiệu trong các
buổi sinh hoạt dưới cờ, trên website của nhà
trường.
Giáo viên và học sinh cùng đánh giá kết
quả dự án đạt được; rút ra kết luận và định
hướng cho các dự án tiếp theo.
3. Hiệu quả của một số phương pháp giáo dục
BĐKH trong dạy học HĐNK môn Địa lí.
Để đánh giá hiệu quả và sở thích của học
sinh đối với một số phương pháp giáo dục
BĐKH trong dạy học HĐNK môn Địa lí THPT;
năm học 2012-2013 chúng tôi đã khảo sát thu
thập ý kiến của 136 học sinh ở 3 trường THPT
Võ Trường Toản, Sông Ray, Xuân Mỹ của
huyện Cẩm Mỹ tỉnh Đồng Nai và thu được kết
quả như sau:
Bảng 1. Kết quả khảo sát sở thích của học
sinh về các phương pháp giáo dục BĐKH.
Phương
pháp
Thích Không
thích
Phân vân
SL % SL % SL %
Viết
báo cáo
102 75 8 5.9 26 19.1
Khảo
sát điều
tra
99
72.8
9
6.6
28
20.6
Sử dụng
các
TBKT
123
90.4
5
3.7
8
5.9
Dự án 109 80.1 7 5.2 20 14.7
Qua kết quả khảo sát cho thấy có trên 72%
ý kiến học sinh cảm thấy thích với các phương
pháp giáo dục BĐKH đã được học thông qua các
HĐNK môn Địa lí, trên 90% học sinh thích được
tìm hiểu về BĐKH thông qua các phương tiện kĩ
thuật. Qua thực tiễn tổ chức, chúng tôi nhận thấy
đa số học sinh có thái độ tích cực và hứng thú
khi tham gia các HĐNK tìm hiểu về BĐKH.
Để đánh giá về mức độ khả thi của các
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ ……………….
6
phương pháp giáo dục BĐKH trong dạy học
HĐNK môn Địa lí chúng tôi đã khảo sát và thu
thập ý kiến của 12 giáo viên môn Địa lí thuộc 3
trường THPT Võ Trường Toản, Sông Ray, Xuân
Mỹ của huyện Cẩm Mỹ tỉnh Đồng Nai và thu
được kết quả như sau:
Bang 2. Mức độ khả thi của các phương
pháp giáo dục BĐKH.
Phương
pháp
Rất khả thi Khả thi Không khả
thi
SL % SL % SL %
Viết
báo cáo
10 83.3 2 16.7 0 0
Khảo
sát điều
tra
9
75
3
35
0
0
Sử dụng
các
TBKT
12
100
0
0
0
0
Dự án 11 91.7 1 8.3 0 0
Qua kết quả khảo sát cho thấy trên 75%
giáo viên cho rằng các phương pháp giáo dục
BĐKH được nghiên cứu là rất khả thi có thể áp
dụng được trong nhiều trường THPT. Tất cả các
giáo viên được hỏi đều cho rằng việc giáo dục
BĐKH cho học sinh thông qua tổ chức các
HĐNK môn Địa lí là rất cần thiết và cần khai
thác thế mạnh của các HĐNK trong giáo dục
học sinh nói chung và trong giáo dục BĐKH
nói riêng.
4. Kết luận
Hiện nay, việc đa dạng hóa các hình thức
giáo dục BĐKH vào giảng dạy vào các môn học
nói chung và môn Địa lí nói riêng là một yêu cầu
cấp thiết. Tổ chức HĐNK môn Địa lí là một
trong nhiều cách thức giáo dục về BĐKH cho
học sinh có tính khả thi. Tuy nhiên, cần xác định
được các phương pháp giáo dục BĐKH một
cách cụ thể, linh hoạt phù hợp từng HĐNK môn
Địa lí và hoàn cảnh từng trường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Đức Ngữ (chủ biên), Biến đổi khí hậu, NXB Khoa học và kĩ thuật, 2008.
[2] Nguyễn Thị Thanh Vân, Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu toàn cầu qua môn địa lí trunghọc
phổ thông,Trường ĐH Đồng Tháp, 2012.
[3] Nguyễn Đức Vũ, Phạm Thị Sen, Đổi mới phương pháp dạy học địa lí ở trường phổ thông, NXB
Giáo dục, 2004.
(BBT nhận bài: 12/07/2013, phản biện xong: 31/07/2013)
File đính kèm:
- Mot so phuong phap giao duc ve BDKH trong day hoc mon Dia li.pdf