Một số phương pháp giáo dục hình thành kỹ năng sống cho trẻ ở lứa tuổi 4 - 5 tuổi

Công ước về quyền trẻ em đã khẳng định: Mọi trẻ em đều có quyền phát triển. Tuyên ngôn về giáo dục cho mọi người cũng chỉ ra rằng: Tất cả các quốc gia đều phải đảm bảo mọi trẻ em, trong đó có trẻ từ 4 - 5 tuổi, được nâng cao kỹ năng sống phù hợp. Chính phủ Việt nam đã ký công ước về Quyền trẻ em và cam kết thực hiện mục tiêu giáo dục cho mọi người theo kế hoạch hành động: Nâng cao ảnh hưởng của nền giáo dục có chất lượng, đặc biệt là giáo dục kỹ năng sống.

 Từ 4 đến 5 tuổi là giai đoạn nền tảng trong quá trình phát triển của mọi cá nhân. Trẻ ở độ tuổi này cần được giáo dục kỹ năng sống ở cả gia đình và trường Mầm Non. Điều này giúp trẻ an toàn, khỏe mạnh, tự lực, tự tin, giàu sức sáng tạo, sẳn sàng đứng trước cuộc sống.

 

doc6 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 9860 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số phương pháp giáo dục hình thành kỹ năng sống cho trẻ ở lứa tuổi 4 - 5 tuổi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD-ĐT GÒ VẤP TRƯỜNG MẦM NON SƠN CA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC HÌNH THÀNH KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ Ở LƯA TUỔI 4 - 5 TUỔI I/ ĐẶT VẤN ĐỀ: 1/ Lý do chọn đề tài: Công ước về quyền trẻ em đã khẳng định: Mọi trẻ em đều có quyền phát triển. Tuyên ngôn về giáo dục cho mọi người cũng chỉ ra rằng: Tất cả các quốc gia đều phải đảm bảo mọi trẻ em, trong đó có trẻ từ 4 - 5 tuổi, được nâng cao kỹ năng sống phù hợp. Chính phủ Việt nam đã ký công ước về Quyền trẻ em và cam kết thực hiện mục tiêu giáo dục cho mọi người theo kế hoạch hành động: Nâng cao ảnh hưởng của nền giáo dục có chất lượng, đặc biệt là giáo dục kỹ năng sống. Từ 4 đến 5 tuổi là giai đoạn nền tảng trong quá trình phát triển của mọi cá nhân. Trẻ ở độ tuổi này cần được giáo dục kỹ năng sống ở cả gia đình và trường Mầm Non. Điều này giúp trẻ an toàn, khỏe mạnh, tự lực, tự tin, giàu sức sáng tạo, sẳn sàng đứng trước cuộc sống. Vậy để giúp trẻ hình thành kỹ năng sống, người giáo viên Mầm non phải làm như thế nào? 2/ Mục tiêu nghiên cứu: * Xác định đối tượng: - Phạm vi: Lớp Chồi 1 - Đối tượng: Học sinh, Giáo viên của lớp Mục tiêu: Giải quyết vấn đề tốt sẽ giúp giáo viên tổ chức tốt các hoạt động giáo dục và hình thành kỷ năng sống cho trẻ đúng hướng đạt yêu cầu đề ra. Các cháu biết tự bảo vệ mình, khỏe mạnh an toàn, tự tin, tự lực và có những hành vi thái độ phù hợp lứa tuổi hoàn cảnh cụ thể. Trước tiên người giáo viên cần hiểu rõ khái niệm kỹ năng sống là gì? Mục đích của việc dạy kỹ năng cho trẻ mầm non bao gồm những nội dung gì ? Dạy trẻ kỹ năng đó như thế nào? Và tầm quan trọng của việc dạy kỹ năng sống. Chúng ta có thể hiểu đơn giản về kỹ năng sống như sau: Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ được hiểu là giáo dục những kỹ năng mang tính cá nhân và xã hội nhằm giúp trẻ có thể chuyển tải những gì mình biết (nhận thức), những gì mình cảm nhận (thái độ) và những gì mình quan tâm (giá trị) thành những khả năng thực thụ giúp trẻ biết phải làm gì và làm như thế nào (hành vi) trong những tình huống khác nhau của cuộc sống xung quanh trẻ . Và điều quan trọng tiếp theo mà người giáo viên phải hiểu rõ đó là mục đích của việc dạy kỹ năng sống cho trẻ. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ nhằm xây dựng vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất con người, tăng sức đề kháng và năng lực hội nhập cho trẻ con hôm nay và tự tin vững bước trong tương lai. 3/ Cơ sở lý luận: Thuận lợi: Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sắc nhiệt tình của giám hiệu nhà trường, tạo điều kiện tốt cho mọi hoạt động chăm sóc giáo dục và hình thành kỷ năng sống cho trẻ đúng hướng đạt yêu cầu đề ra. Ban giám hiệu tích cực hỗ trợ nhiệt tình trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng. Phối kết hợp cùng giáo viên ở lớp và sự nhiệt tình của hội cha mẹ học sinh lớp nên có nhiều thuận lợi trong việc dạy và hình thành kỹ năng sống cho trẻ. Khó khăn: Một số phụ huynh do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, chưa quan tâm nhiều đến trẻ, vì còn lo kinh tế gia đình, Vì sĩ số lớp đông nên giáo viên ở lớp chưa nắm bắt hết tâm lý của trẻ. II/ THỰC TRẠNG: * Nguyên nhân: Trước đây việc giáo dục và hình thành kỷ năng sống cho trẻ ít được tôi quan tâm vì thật sự bản thân người Giáo viên cũng chưa nắm được hình thành kỹ năng sống cho trẻ là gì, mục đích của dạy kỹ năng sống đối với trẻ? Chưa hiểu rõ cụ thể kỹ năng sống cần hình thành cho trẻ những kỹ năng gì? Chính vì thế dẫn đến tình trạng chỉ giáo dục trẻ những hành vi, thái độ của bản thân trẻ đối với người xung quanh theo chủ quan nhận thức của mình . * Thuận lợi: Hoạt động Giáo dục và hình thành kỹ năng sống cho trẻ đạt được hiệu quả trẻ sẽ tự bảo vệ được mình, giữ được an toàn cho mình dẫn đến những kết quả trẻ khỏe mạnh, tự tin, tự lực, có sức sáng tạo, sẳn sàng đứng trứơc cuộc sống Người Giáo viên có thời gian nghiên cứu tìm hiểu trang bị cho mình kiến thức về kỷ năng sống cho trẻ, hoàn thành được mục tiêu giáo dục đề ra. * Khó khăn: Giáo viên chưa thực sự nắm vững nội dung phương pháp tổ chức và mục đích giáo dục hình thành kỹ năng sống cho trẻ là gì? Cách tiến hành và áp dụng thế nào cho hiệu quả, chưa chủ động tìm tòi, nghiên cứu phương pháp tổ chức hoạt động. III/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: * Các biện pháp: Người giáo viên phải phải xác định rằng giáo dục và hình thành kỹ năng sống có tầm quan trọng to lớn đối với sự phát triển của trẻ. Vậy chúng ta giáo dục và hình thành những kỹ năng này cho trẻ như thế nào? Tôi đã thực hiện từ những hành động hàng ngày ở trẻ khi thực hiện trong các hoạt động, tôi đã hướng các hành động đó trở thành kỹ năng sống. * Kỹ năng có ý thức: Khi tôi dạy trẻ: Con hãy bỏ rác vào thùng rác thì việc nhặt rác bỏ vào thùng sẽ trở thành kỹ năng khi trẻ nhặt rác mà không cần phải nhắc, vì khi đó trẻ thực hiện hành động này vì ý thức, trẻ thực hiện hành động này vì trẻ hiểu. Nhưng làm thế nào để trẻ có ý thức và trẻ hiểu được hành động? Đó là ta phải giải thích ý nghĩa các hành động cho trẻ hiểu. Lần đầu khi thấy rác tôi đã nhặt bỏ vào thùng, tôi đã hỏi các cháu có biết vì sao tôi nhặt rác bỏ vào thùng không? Tôi giải thích cho trẻ hiểu làm như vậy sẽ làm sạch sân trường, làm sạch lớp học, chúng ta phải biết bảo vệ môi trường là cho môi trường xanh sạch đẹp để chúng ta có được không khí trong lành. Tôi giải thích những từ ngữ gần gũi đến phạm vi rộng hơn để từ đó giúp cho trẻ có hành động tự giác khi thấy rác ở bất cứ nơi đâu từ lớp học, sân trường, nhà ở hay công viên…. Hay khi tôi dạy trẻ nói lời cám ơn, xin lỗi thì chính tôi là người phải biết nói lời cám ơn khi nhờ trẻ giúp việc gì, và lời xin lỗi khi tôi có lỗi gì đối với trẻ. Đồng thời tôi tuyên dương, khen thưởng nêu gương trẻ kịp thời trước lớp. Việc dạy trẻ các hành động: Bảo vệ môi trường, tránh xa nơi nguy hiểm, biết xin lỗi, cám ơn, những nơi gây nguy hiểm cho trẻ chúng ta cần dạy trẻ ý thức được những việc làm đó và trẻ thực hiện các hành động đó vì ý thức trẻ hiểu chứ không phải vì người lớn hay cô giáo bắt trẻ làm. Khi đó kỹ năng sống của trẻ được hình thành và theo trẻ suốt cuộc đời. Bên cạnh đó để dạy trẻ kỹ năng sống người giáo viên cũng phải chứng tỏ rằng mình là người sống có kỹ năng, là tấm gương cho trẻ noi theo trong từng hành động, lời nói, cử chỉ thái độ đối với mọi việc khi có trẻ. Ngoài ra, tôi còn áp dụng 1 số kỹ năng sống cho trẻ như sau: Xây dựng kế hoạch tổ chức cho trẻ qua các hoạt động có chủ đích, hoạt động vui chơi, sinh hoạt… dựa vào tình hình lớp, khả năng thực tế của trẻ. Lựa chọn để đưa vào kế hoạch những công việc cụ thể, đảm bảo hiệu quả của công tác ở mức độ cao nhất. Đồng thời cũng xác định yêu cầu đặt ra đối với việc hình thành hành vi văn hóa và rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ, đặc biệt là trong cuộc sống, trong lao động, trong học tập, trong vui chơi, trong sinh hoạt … BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Giáo dục và hình thành kỹ năng sống nhằm phát triển toàn diện nhân cách trẻ, giúp trẻ độc lập, tự tin biết tự bảo vệ bản thân hòa nhập cùng các bạn khi tham gia vào học tập, vui chơi, lao động …Có thể nói cuộc sống của trẻ là một chuỗi những hành vi văn hóa đó là những giá trị có ý nghĩa đối với trẻ và với xã hội. Vì vậy công tác này rất cần sự quan tâm của Ban Giám hiệu, các giáo viên, các bậc cha mẹ… để thực hiện tốt nhiệm vụ này theo nguyên tắc: “Bắt đầu từ rất sớm từ lứa tuổi Mầm non” như nhiều nhà tâm lý học và giáo dục học đã khẳng định. Hiệu quả của việc hình thành hành vi văn hóa và rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ được tốt hơn khi có sự tham mưu của Ban Giám hiệu nhà trường, phối hợp với các thành viên trong tổ khối và công tác tuyên truyền đến Phụ huynh về tầm quan trọng của công tác này. KẾT LUẬN: Sau khi đề ra các biện pháp cần thiết, giải quyết các thực trạng tôi đã có được một số kết quả sau : Tôi đã thực sự nắm được khái niệm, mục đích, biện pháp, giáo dục kỹ năng sống là như thế nào? Đây là hoạt động có tầm quan trọng đối với lứa tuổi Mầm non, là một hoạt động tạo ra nhiều cơ hội để trẻ hình thành và phát triển nhận thức, giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm là nền tảng cho quá trình học tập suốt đời của trẻ. Tạo cho tôi có tinh thần trách nhiệm cao khi tổ chức các hoạt động nhằm giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, tôi cũng nhận thấy rằng mình phải cần bổ sung cho chính bản thân các kiến thức về biện pháp, phương pháp tổ chức hoạt động hình thành kỹ năng sống cho trẻ. Với những biện pháp trên khi thực hiện tại lớp tôi đạt được một số kết quả sau: + 100% trẻ ở lớp có thói quen hành vi văn hóa, có kỹ năng lao động tự phục vụ cho bản thân mình + Từng bước tôi đã hướng dẫn trẻ hoạt động một cách độc lập và tính mạnh dạn, tự tin phát triển rõ rệt ở trẻ + Kết hợp tốt với Phụ huynh nên kỹ năng sống của trẻ tại gia đình cũng tiến bộ rất nhiều. Trẻ đã ý thức và điều chỉnh được hành vi của mình, cố gắng làm nhiều việc tốt để được tuyên dương. Gò Vấp, ngày 4 tháng 1 năm 2014 Người viết sáng kiến

File đính kèm:

  • docMOT SO PHUONG PHAP GIAO DUC HINH THANH KY NANG SONG CHO TRE O LUA TUOI 4 5 TUOI.doc