Một số nội dung bồi dưỡng cho học sinh giỏi lớp 5

 (Chú ý: HSinh đừng đánh dấu câu vào ngay các đề trong tờ nầy, chỉ nhìn để viết ra vở khác cho thầy cô chấm, sau đó làm lại đến bao giờ đúng hoàn toàn .)

Vừa chép lại vào vở, vừa điền dấu câu thích hợp vào các đoạn văn sau:

1) Năm nay ông ngoại tôi đã ngoài sáu mươi tuổi trước đây ông từng là giáo viên dạy học ở thành phố hiện nay ông đã về hưu ở thôn quê lần nào gặp tôi ông cũng căn dặn cháu hãy cố học cho giỏi nhé

2) Trên nương mỗi người một việc người lớn thì đánh trâu ra cày các cụ già nhặt cỏ đốt lá mấy chú bé đi tìm chỗ ven suối để bắc bếp thổi cơm chẳng mấy chốc khói bếp đã um lên các bà mẹ cúi lom khom tra ngô được mẹ ủ ấm các em bé ngủ khì trên lưng mẹ.

3) Buổi sớm mặt trời lên ngang đỉnh núi sương tan trời mới quang đãng buổi chiều nắng vừa nhạt sương đã buông nhanh xuống khắp núi đồi.

4) Sau giờ thủ công hôm ấy về nhà tôi nghĩ mãi chả lẽ mình chịu cái môn cắt chữ nầy thật ư không các bạn cắt được thì mình cũng cắt được.

5) Đoạn văn sau gồm 4 câu, trong đó có hai câu hội thoại có lời dẫn trực tiếp. Chép lại 4 câu đó. (không cần viết thêm chữ nào, chỉ cần viết hoa )

 

doc11 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 805 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số nội dung bồi dưỡng cho học sinh giỏi lớp 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hân, đảm bảo tính chân thực và cụ thể để người đọc hình dung được một “quê em” cụ thể chứ không chung chung. Thể hiện được vai trò của con người trong sự hồi sinh sau lũ lụt. c) Hình thức: Bài văn khoảng trên dưới 25 dòng. (Không ngắn quá 15 dòng). Mắc không quá 6 lỗi về diễn đạt (chính tả, dùng từ, đặt câu). (Đáp án của Sở thường yêu cầu không được mắc quá 3 lỗi diễn đạt cho cả 3 loại) 2) Biểu điểm: Cho điểm đến 0,5 Điểm 4: Bài làm đạt đầy đủ các yêu cầu trên. Biết sử dụng những từ ngữ, hình ảnh, sự việc tiêu biểu, bộc lộ tình cảm chân thật. Điểm 3: Đạt các yêu cầu (a), (b). Riêng yêu cầu (c): Mắc 9-10 lỗi về diễn đạt (cả 3 loại.) Điểm 2: Đạt yêu cầu (a) và (b). Nội dung chung chung, liệt kê, chưa biết chọn những nét tiêu biểu, sai trên 10 lỗi diễn đạt. Điểm 0-1: Các bài không đạt điểm 2 trở lên. Điểm trình bày: Như đã nêu trong đề. Toàn bài TV: để nguyên số thập phân. CÁC HẠN CHẾ CỦA HỌC SINH QUA CÁC HỘI THI CẦN CHÚ Ý KHẮC PHỤC A. Môn Tiếng Việt I. Các biểu hiện yếu kém rõ nét nhất: 1/ Yếu về kĩ năng chấm câu. 2/ Yếu về chính tả. 3/ Không lập dàn ý chi tiết trước khi làm bài. 4/ Nghèo ý tưởng và không biết mở rộng ý tưởng nên bài văn thường chỉ đạt 50% đến 75% số dòng qui định. (Dòng trong giấy thi lớn chứ không phải trong vở. Do đó, trong lúc luyện thi nên làm bài văn trên giấy thi lớn cho quen. Đề thường yêu cầu viết khoảng 25 dòng trên giấy thi ) II. Định hướng khắc phục: 1/ Làm các bài tập trong sách “Bài tập nâng cao môn Tiếng Việt” của Bộ GD. (Trong thực tiễn, không thể yêu cầu hs làm hết các bài tập trong sách trên trong thời gian ngắn nhưng nếu hs chuyền nhau đọc các đề bài và các câu trả lời vẫn giúp các em tích luỹ nhiều hiểu biết và kinh nghiệm làm bài) 2/ GV thiết kế các đề trắc nghiệm về chính tả phù hợp với các dạng lỗi chính tả của hs lớp mình để các em tự trắc nghiệm (tham khảo các dạng bài tập chính tả trong đề cương BDTX của PGD, trong sách: “Tiếng Việt thực hành” hoặc sách “Chữa lỗi chính tả cho hsinh”. 3/ Điền dấu câu thích hợp vào các đoạn văn đã bỏ dấu câu, chủ yếu là bỏ các dấu: chấm, phẩy, hỏi, ngoặc kép, câu hội thoại có lời dẫn trực tiếp, câu hội thoại có lời dẫn gián tiếp. (Nên chọn trong các bài văn mẫu của hs lớp 4-5, không nên chọn các đoạn văn có cách diễn đạt dành cho người lớn...) 4/ Tăng cường đọc bài văn mẫu ở các sách văn mẫu và sách “Bài tập nâng cao Tiếng Việt lớp Năm”, trong lúc đọc có ghi chép lại các từ ngữ then chốt (khoảng 10-15 từ ở mỗi bài) rồi dựa vào các từ ngữ đó để tự làm bài văn theo cách diễn đạt của mình như cách nêu ở trang cuối của sách “Mẹo luật viết văn hay”. Tõ nay ®Õn ngµy thi, phÊn ®Êu mçi häc sinh ®­îc thùc hµnh 15 –20 ®Ò TËp lµm v¨n theo c¸ch ®ã, sÏ cã t¸c dông nhiÒu mÆt. I. Các biểu hiện yếu kém rõ nét nhất và định hướng khắc phục: 1) Không biết vẽ hình, vẽ sơ đồ hoặc vẽ nhưng không đúng tỉ lệ, không ghi các yếu tố đề đã cho vào đúng chỗ trong sơ đồ, hình vẽ. (Năm qua, một số em giải đúng nhưng không vẽ hình đều mất điểm cả câu. Dù đề thi không ghi yêu cầu vẽ hình, vẽ sơ đồ nhưng học sinh bắt buộc phải vẽ nháp trước khi giải rồi dựa vào giá trị các số tìm được để vẽ vào bài thi cho đúng tỉ lệ ). 2) Không biết lập luận rõ ràng, đầy đủ. Nếu chỉ điền số, trả lời đáp số mà không lập luận như trong sách toán mẫu thì không được điểm. Do đó, ngoài việc thực hành là chính, em nào siêng đọc đề rồi coi bài giải mẫu trong các sách toán sao thật nhiều cũng có tác dụng nhiều mặt. Cần biết vận dụng các cách giải toán đã học để giải đề toán mới có yếu tố tương tự vì đề thi học sinh giỏi tỉnh thường không giống y như SGK. 3) Tập trình bày bài toán sạch đẹp, không bôi xoá kiểu “huậy huậy”, không dùng bút xoá để được tính điểm trình bày sạch đẹp rất quí giá. 3/ Dựa vào thành phần cấu tạo để phân loại các câu dưới đây (đơn hay ghép): a) Thủ đô nước ta, Hà Nội, có ngót một ngàn năm lịch sử. b) Trưa, trời nắng gắt và khi chiều tà, trời êm dịu. c) Vì những điều mong ước của Hằng đã thực hiện được nên Hằng rất vui. d) Vì những điều mà Hằng đã hứa với cô giáo, Hằng quyết tâm học giỏi. 4/ Đặt một câu ghép miêu tả cảnh vật trong đó có sử dụng 3 từ sau: yên tĩnh, im lìm, vắng lặng. 1/ Các từ: xám xịt, trăng trắng, khang khác, lạnh lẽo, bực bội, nhè nhẹ, xôm xốp, sạch sành sanh ... a) Trong các từ láy trên, từ nào có nghĩa giảm nhẹ ? b) Đặt câu với từ giảm nhẹ đã tìm. Lớp 5 : 1/ Tìm 4 cặp từ trái nghĩa và đặt 4 câu ghép có những cặp từ vừa tìm. TLVăn 6) Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 25 dòng) về người mẹ kính yêu của em. 3/ Em hãy viết một đoạn văn ngắn (5-7 dòng), trong đó, có dùng những tính từ chỉ màu sắc để tả cây phượng đang ra hoa ở sân trường em. 5/ Trong “Trường ca Nguyễn Văn Trỗi”, nhà thơ Lê Anh Xuân có viết: “ ... Việt Nam đẹp khắp trăm miền, Bốn mùa một sắc trời riêng đất nầy. Xóm làng, đồng ruộng, rừng cây, Non cao gió dựng, sông đầy nắng chang. Sum sê xoài biếc cam vàng Dừa nghiêng, cau thẳng, hàng hàng nắng soi...” a) Hãy cho biết đoạn thơ trên có những màu sắc và hình ảnh nào đẹp ? b) Những màu sắc, hình ảnh đó giúp em cảm nhận được điều gì ? 6/ Em đã có lần ngắm đêm trăng sáng ở thôn quê. Hãy tả lại cảnh ấy. 5) ... Trời xanh đây là của chúng ta. Núi rừng đây là của chúng ta Những cánh đồng thơm mát, Những ngả đường bát ngát, Những dòng sông đỏ nặng phù sa. (Trích “Đất nước” – Nguyễn Đình Thi) a) Tìm những hình ảnh nói lên vẻ tươi đẹp của đất nước ở đoạn trích trên ? b) Những từ-ngữ được sử dụng lặp lại trong đoạn trích trên nói lên điều gì ? 5/ Mở đầu bài: Ngày vào Đội”, nhà thơ Xuân Quỳnh viết: “ Chị đã qua tuổi Đoàn Em hôm nay vào Đội Màu khăn đỏ dắt em Bước qua thời thơ dại ...” Vì sao tác giả viết: “Màu khăn đỏ dắt em bước qua thời thơ dại” ? 6/ Nhà em có đàn gà mới xuống ổ. Em hãy tả lại con gà mái và đàn gà con. 3/ Viết một đoạn văn ngắn (5 đến 7 dòng) nói lên suy nghĩ của em về những người có công lớn đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc trước đây. Trong đó có sử dụng các động từ: “bị”, “được”, “là” , “có”. 5/ Mở đầu bài: “Đẹp thay non nước Nha Trang”, nhà thơ Sóng Hồng viết: “ Dừng chân nghỉ lại Nha Trang Hiu hiu gió thổi, trời quang tuyệt vời. Xanh xanh mặt biển, da trời, Cảnh sao quyến rủ lòng người, khó quên ...” a) Đoạn thơ trên có những hình ảnh nào đẹp ? b) Những hình ảnh ấy giúp em cảm nhận được điều gì ? 6/ Dựa vào ý bài thơ “Mẹ” (Trích – Tiếng Việt lớp 4 tập 2) của nhà thơ Bằng Việt, em hãy thay lời tác giả viết một bài văn xuôi kể lại sự chăm sóc của bà mẹ chiến sĩ đối với anh thương binh. 3/ Thương thuyền Suốt đêm kéo lưới mệt đầm Sớm về chụm bến thuyền nằm ngủ say. Thương thuyền vất vả tối ngày Biển xanh chao võng sóng đầy lời ru (Phạm Đình Ân) a) Đoạn thơ trên có tên là “Thương thuyền”, điều đó có hàm ý gì ? Em hãy đặt một tên khác cho đoạn thơ trên. b) Từ việc thương thuyền, tác giả hình dung thêm điều gì ? 4/ Viết một bài văn ngắn (khoảng 20 dòng) tả cảnh đẹp ở quê hương em và bày tỏ tình cảm của em về vùng đất em đã sinh ra và lớn lên. 4/ Em hãy cho biết những từ ngữ, hình ảnh nào hay trong hai dòng thơ sau của nhà thơ Tế Hanh: “Quê hương tôi có con sông xanh biếc, Nước gương trong soi tóc những hàng tre.” 5/ Viết một bài văn ngắn (khoảng 20 dòng) tả cảnh đẹp ở quê hương em và bày tỏ tình cảm của em về vùng đất em đã sinh ra và lớn lên. 1/ Tìm hai cặp từ trái nghĩa nhau và đặt hai câu ghép với 2 cặp từ vừa tìm. 2/ Cho biết tên bộ phận ngữ pháp của các từ ngữ có gạch chân trong 2 câu sau và nói rõ chức năng của từng bộ phận: a) Buổi chiều, nắng tàn, mát dịu, biển trong xanh như màu mảnh chai. b) Ai dạy con bao giờ Mà quá chừng ý tứ Ôi con tôi, con tôi ! 3/ Tìm một thành ngữ nói về tình cảm thương yêu đùm bọc lẫn nhau trong lúc khó khăn hoạn nạn Viết một đoạn văn ngắn có dùng thành ngữ trên. 4/ Cày đồng đang buổi ban trưa Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày. Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần. a) Em hãy đặt tên cho bài ca dao trên. b) Cho biết ý nghĩa của bài ca dao đó. 5/ Viết một bài văn ngắn (khoảng 20 dòng) cho biết cảm nghĩ của em khi được tham dự kì thi chọn học sinh giỏi toàn tỉnh. 2/ Trong câu sau đây, tác giả dùng những từ ngữ nào để làm cho sự vật giống như con người: Lúa đã chen vai đứng cả dậy (Trần Đăng) Với từ vừa tìm được, đặt một câu có ý nghĩa làm cho sự vật giống như con người. 3/ Tìm một câu ca dao hoặc thành ngữ nói về tình đoàn kết và viết một đoạn văn thể hiện nội dung của câu ca dao hoặc thành ngữ đó. 4/ Trong lời mẹ hát Tuổi thơ chở đầy cổ tích Dòng sông lời mẹ ngọt ngào Đưa con đi cùng đất nước Chòng chành nhịp võng ca dao Con gặp trong lời mẹ hát Cánh cò trắng, dải đồng xanh. Con yêu màu vàng hoa mướp “Con gà tục tác lá chanh” Thời gian chạy qua tóc mẹ Một màu trắng đến nôn nao Lưng mẹ cứ dần còng xuống Cho con ngày một thêm cao Mẹ ơi, trong lời mẹ hát Thấy cả cuộc đời hiện ra Lời ru chắp con đôi cánh Lớn rồi con sẽ bay xa. (Trương Nam Hương) a) Trong câu thơ đầu có từ “tuổi thơ”, em hãy tìm những từ cùng nghĩa. “Tuổi trẻ” có gì khác “tuổi thơ” b) Khổ thơ thứ ba có những từ ngữ, hình ảnh nào hay ? Em hiểu ý nghĩa của khổ thơ nầy như thế nào ? 5/ Hãy tả một đồ chơi cho trẻ em mà em thích nhất vì nó để lại cho em nhiều kỉ niệm. (bài viết khoảng 25 dòng) b) Viết một đoạn văn ngắn miêu tả tiếng động trong buổi sớm mai khi sự hoạt động của một ngày mới bắt đầu. (Gạch chân các từ tả tiếng động ở đoạn văn vừa viết.) Tháng 11: Các động từ như: ăn, ở, mặc, học ... muốn chuyển thành danh từ thì em phải làm thế nào ? Hãy đặt câu với mỗi danh từ em vừa tìm được. (có thể thêm vài từ hoặc chuyển đổi vị trí các vế câu) 6/ Em hãy kể lại một kỉ niệm cảm động nhất nói về công ơn cha mẹ đối với em như câu ca dao : “ Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra” 2/ Đoạn thơ: “ ... Rừng xa, vọng tiếng chim gù Ngân nga tiếng suối, vi vu gió ngàn. Mưa xuân đẫm lá nguỵ trang Đường ra tiền tuyến nở vàng hoa mai... “ a) Tìm những từ ngữ miêu tả cánh rừng mùa xuân trong đoạn thơ trên ? b) Gạch chân từ láy ở đoạn thơ trên.

File đính kèm:

  • docDe cuong BDHSG TV.doc
Giáo án liên quan