Một số kinh nghiệm về việc dạy đọc thơ cho học sinh lớp 5

Một số kinh nghiệm về việc dạy đọc thơ cho học sinh lớp 5

A- ĐẶT VẤN ĐỀ

 Đọc thơ ở tiểu học có vị trí hết sức quan trọng, nhằm giáo dục khiếu thẫm mỹ cho học sinh. Thơ làm giàu thế giới tinh thần cho các em, dạy cho các em thấy được cái hay, cái đẹp của thiên nhiên, lao động và trí tuệ của con người. Thơ cũng đem lại cái nhạy bén tình cảm cái kỳ diệu của âm nhạc, cái tinh hoa của tiếng mẹ đẻ.

 Dạy đọc thơ diễn cảm cho học sinh lớp 5 có ý nghĩa vì các em đã cảm nhận được cái hay, cái đẹp sâu lắng trong thơ. Đọc diễn cảm thơ sẽ thuyết phục lôi cuốn người nghe. Như thế khi ta nghe giọng đọc đều đều, dàn trải trong mỗi bài thơ, đọc với giọng điệu buồn tẻ, nhạt nhẽo, phát âm theo tiếng địa phươp.tùy tiện, thì các em sẽ không cảm nhận được cái hay, cái đẹp, sâu lắng trong thơ. Chính vì thế tôi đã tự mình suy nghĩ và đưa ra một số kinh nghiệm ít ỏi của mình trong khi dạy học sinh lớp 5 đọc thơ.

 

doc5 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 631 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số kinh nghiệm về việc dạy đọc thơ cho học sinh lớp 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số kinh nghiệm về việc dạy đọc thơ cho học sinh lớp 5 Đặt vấn đề Đọc thơ ở tiểu học có vị trí hết sức quan trọng, nhằm giáo dục khiếu thẫm mỹ cho học sinh. Thơ làm giàu thế giới tinh thần cho các em, dạy cho các em thấy được cái hay, cái đẹp của thiên nhiên, lao động và trí tuệ của con người. Thơ cũng đem lại cái nhạy bén tình cảm cái kỳ diệu của âm nhạc, cái tinh hoa của tiếng mẹ đẻ. Dạy đọc thơ diễn cảm cho học sinh lớp 5 có ý nghĩa vì các em đã cảm nhận được cái hay, cái đẹp sâu lắng trong thơ. Đọc diễn cảm thơ sẽ thuyết phục lôi cuốn người nghe. Như thế khi ta nghe giọng đọc đều đều, dàn trải trong mỗi bài thơ, đọc với giọng điệu buồn tẻ, nhạt nhẽo, phát âm theo tiếng địa phươp...tùy tiện, thì các em sẽ không cảm nhận được cái hay, cái đẹp, sâu lắng trong thơ. Chính vì thế tôi đã tự mình suy nghĩ và đưa ra một số kinh nghiệm ít ỏi của mình trong khi dạy học sinh lớp 5 đọc thơ. Giải quyết vấn đề Thực tế dạy và học Qua tực tế giảng dạy cũng như những lần giự giờ thăm lớp tôi nhận thấy rằng: Những bài thơ các em được học đều là học thuộc lòng nên các em đều đọc vanh vách. Cuối mỗi giờ học hầu hết các em đều thuộc, thậm chí có nhiều em đã thuộc ở nhà. Bởi thế ở lớp cô giáo hướng dễn đọc thì các em đinh ninh mình đã “được” đọc rồi. Được ở đây có nghĩa là phát âm không sai đọc nhanh. Vàd mỗi khi đọc cô giáo đọc các em đều đọc liền mạch. Từ đầu bài đến cuối bài và cứ mỗ dòng thơ đọc liền một mạch không ngắt, nghỉ hoặc có ngắt nghỉ thì cũng tùy tiện theo cảm hứng thì các em thường tự mình có một cách ngắt nhịp qua các khổ thơ. Cụ thể là ở các thể thơ lục bát các em thường đọc 2 tiếng một. ví dụ ở bài: “Đẹp thay non nước Nha Trang”. Các em thường ngắt nhịp : “ Giặc tan/tác chạy/ lâu rồi. Dân ta / làm chủ / cuộc đời / vẻ vang”. Còn ở các khổ thơ 5 tiếng cách ngắt nhịp thường là 3/2 “Sang xuân người/ trẩy hội Khao khát vị / mơ chua Quả rừng mát/ hơi núi Hãy còn vương/ mùi hoa. Tương tự như vậy ở thể thơ 7 tiếng như bài “ Mùa hoa bưởi”: “Chân anh đi khắp / rừng núi Mỗi nẻo đường mỗi / xóm làng ta Hẳn đâu cũng thơm/ mùi hoa bưởi. Hương vị non sông/ hương vị quê nhà”. Hầu như sai chung nhất ở các em là thường ngắt nhịp trong môữi dòng thơ như sau : Thể thơ lục bát : 2/2/2 Thể thơ 5 tiếng: 3/2 Thể thơ 7 tiếng : 4/3 Do đó các em đã vô tình diễn đạt sai nhịp điệu của bài thơ và hình thành một lỗi sai trong cách đọc thơ. Do đó trong một tiết học thuộc lòng thì dung lượng tìm hiểu bài tương đối nặng nhưng không thể xem nhẹ hay bỏ qua phần hướng dẫn đọc. Tuy nhiên thường trong thơ thì phần này giáo viên cũng hướng dẫn lướt qua, chủ yếu là nhìn nhận các em đọc đúng âm, đúng tiếng không ngắc ngứ chứ chưa thực sự chú ý đến các vấn đề như cách ngắt nhịp các dòng thơ , nhịp thơ , vần thơ. Bởi vậy nhìn chung đối với các học sinh khối 5 tuy là khối cuối cấp song vấn còn nhiều hạn chế. Chính vì thế mà các em chưa diễn đạt, nhận thấy được cái hay cái đẹp trong thơ. ở lớp 5C tôi được phân công giảng dạy, qua khảo sát thực tế có 20 em học sinh kết quả đọc thơ như sau: Đọc diễn cảm: 15% Đọc lưu loát :60% Đọc sai:25% Từ đó giúp các em có cách đọc đúng, diễn cảm đòi hỏi giáo viên phải nghiên cứu đầu tư và suy nghĩ một cách tỉ mỉ ,kiên trì và liên tục trong mỗi bài dạy ,trong suốt quá trình của người học sinh .Một sự kiên trì ;tỉ mỉ hết sức khéo léo và nghệ thuật . 2. Biện pháp thực hiện: Để dạy đọc thơ có kết quả giáo viên cần nắm vững những đặc điểm của thơ. Từ đó có cách đọc diễn cảm thu hút học sinh giúp các em nhận thức rõ ràng, đúng hình tượng cảm xúc về cảnh vật của baì thơ. Nét đặc trưng mà khi đọc cần chú ý đó là: Dòng thơ, nhịp thơ, vần thơ, thể thơ. Dòng thơ của một khuôn khổ nhất định chư không chiếm trọn cả chiều ngang trang giấy như văn xuôi. Dòng thơ có những loại dài ngắn khác nhau. Một dòng thơ thường tác động hỗ trợ đến dòng thơ khác, trước hết về ý nghĩa logíc của nó rồi đến nhịp điệu, vần điệu. Nhưng dòng thơ cũng đồng thời là một đơn vị của nhịp điệu,của thơ. Đó là một tập hợp từ hoàn chỉnh về nhịp điệu. vì thế phải dùng ngắt giọng để tách riêng chúng ra. Ngắt giọng để nhấn mạnh cho tính hoàn chỉnh nhịp điệu của mỗi dòng thơ. Ngoài ngắt giọng logíc và ngắt giọng biểu cảm mà người đọc sử dụng khi trình bày một tác phẩm văn xuôi phai dùng trong thơ cách ngắt giọng ở cuối dòng. Ví dụ: Bài “Ngựa biên phòng” của nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn. cả khổ thơ chỉ có một dấu chấm, sau dòng thơ thứ tư. Nhưng khi đọc yêu cầu phải ngắt dọng ở mỗi dòng cuối dòng thơ: “Chúng em trong bản nhỏ Phải thật nhiều cỏ thơm Để mùa đông đem tặng Ngựa biên phòng yêu thương”. Nếu không ngắt giọng trong thơ thì người nghe không nhận thấy được tính nhịp điệu khi chuyền từ dòng này qua dòng khác, nhịp điệu của toàn bộ bài thơ sẽ bị phá vỡ, và bài thơ sẽ biến thàn văn xuôi. Một yếu tố nữa không kém phần quan trọng trong việc đọc thơ là nhịp thơ. Nhịp điệu của thơ gồm nhiều yếu tố: Âm tiết, đoạn tiết tấu và vần thơ. Nhịp điệu là sự láy lại một cách đều đặn và nhịp nhang những đoạn tiết tấu của bài thơ mà sự sắp xếp đó hoàn toàn do quy luật thanh điệu chi phối. Tùy theo nội dung cần truyền đạt, người ta sẽ lựa chọn những nhịp điệu tương ứng 2/2 “Hạt gạo/ làng ta Có bão/ tháng 7 Có mưa/ tháng 3” Còn ở thể thơ lục bát thì giai điêu phải mượt mà, êm dịu. Vì vậy khi đọc cần lưu ý đến đặc điểm của thơ về dòng, nhịp, vần để có ngữ điệu đọc thích hợp cho tầng bài, chú ý ngắt dọng ở cuối dòng thơ và các dấu ngắt câu ở tần dòng thơ. Những trường hợp không có dấu ngắt theo cụm từ trọn nghĩa thì giáo viên phải hướng dẫn tránh tình trạng ngắt dọng tùy tiện làm mất nghĩa của cụm từ trong dùng thơ. Ví dụ bài : “Qua thậm thình” của nhà thơ Nguyễn Bùi Vợi. Thể thơ lục bát các em thường đọc theo nhịp 2/2/2 “ Nhịp chày / xưa thoảng / đâu đây/ thậm thình”. Như vậy là tự nhiên các em đã phá vỡ nhịp của cụm từ “ Nhịp chày xưa” Đây cũng cính là một trong những cách đọc sai đáng tiếc của học sinh khi đọc thơ lục bát. Việc dạy đọc thơ ở lớp 5, đây là lớp cuối cấp nên các em đã làm quen nhiều với các bài thơ và mỗi bài thơ đều ở một thể loại, nhịp điệu, cái hay cái đẹp riêng của nó. Chúng ta không được nghĩ rằng các em đã biết đã hiểu dẫn đến làm hổng kiến thức của các em đặc biệt khi đọc thơ. Cứ hàng tuần có một tiết học thuộc long là bài thơ thì giáo viên phải nghiên cứu, phải suy nghĩ và đầu tư để đưa ra cách dạy dễ hiểu, dễ đọc và cái hay nhất là đối với các em. Để thực hiện tốt việc dạy và đọc thơ cho các em lớp 5, sau khi giáo viên đọc mẫu cho cả lớp đọc thầm để tìm ra cách ngắt giọng trong mỗi dòng thơ sau đó gọi một em đứng dậy đọc, cả lớp lắng nghe để nhận xét cách đọc của bạn. Cuối cùng giáo viên phân tích những chổ sai, đúng từ đó đi đến thống nhất cách ngắt nhịp và hướng dẫn cách ngắt nhịp đẻ học sinh nhớ đọc đúng và diễn cảm thơ. tạo nên một nhạc điệu thơ theo chiều dọc, giúp các em biết những tiếng cùng vần ở mỗi cuối dòng thơ và với mỗi thể loại thơ có cách biểu đạt âm hưởng nhịp điệu hoàn toàn khác nhau .Tôi thiêt nghĩ nếu các em nắm được những đặc trưng của mỗi bai thơ.Khi học sinh đã có cách đọc thơ dưới sự chỉ dẫn của giáo viên thì việc đọc lại của các em theo hình thức sau: Lớp chia thành nhiều tổ nhóm để luyện đọc ,các em cần luôn phiên nhau .Tổ trưởng sẻ chỉ định từng bạn đọc trước tổ để các bạn nghe và góp ý.Làm như vậy sẽ có nhiều em luyện đọc thơ. Kết thúc phần đọc cho các tổ luân phiên cử người thi đọc thuộc lòng trước lớp. Có thể cho các em đọc khổ thơ em thích nhất và phát huy năng khiếu của các em khác bằng cách cho các em ngâm thơ, bình thơ. Như vậy các em học sinh sẽ só cách đọc chủ động và hứng thú hơn và hơn thế nữa các em không chỉ thích đọc các bài thơ trong sách mà các em còn tham khảo những tập thơ khác. Kết quả Qua quá trình giảng dạy tôi đã áp dụng theo phương pháp trên thì tôi thu được kết quả đọc diễn cảm một bài thơ của học sinh lớp 5c như sau: Số học sinh đọc diễn cảm 40% ; số học sinh đọc lưu loát 55%; số học sinh đọc sai 5%. C – Kết luận : Dạy môn tập đọc nói chung và đọc thơ nói riêng sẽ giúp cho học sinh cảm nhận cái hay cái đẹp trong thơ, giúp các em tìm hiểu , khai thác nội dung của bài thơ bằng cách giúp các em nắm được cách biểu đạt của thơ thông qua việc tìm hiểu của dòng thơ, nhịp thơ, vần thơ và thể thơ sẽ giúp các em cảm nhận bài thơ dễ dàng hơn, không áp đặt thụ động. Từ đó tạo cho các em kĩ năng đọc thơ đúng, diễn cảm góp phần diễn đạt được những gì tốt đẹp mà tác giả gửi gắm trong thơ. Tôi hy vọng những giải pháp đè xuất trên đây chắc sẽ có kết quả tốt trong việc giúp các em đọc đúng, đọc hay những bài thơ, tạo điều kiện tăng thêm chất lượng cho năm học nàyvà những năm học tiếp theo. Tuy nhiên đây là những suy nghĩ chủ quan của tôi, những giải pháp trên đây cần phối hợp đồng bộ và sự quan tâm của ban giám hiệu và ban bè đồng nghiệp. Mong sự quan tâm góp ý, giúp đỡ chân thành!

File đính kèm:

  • docDay cam thu cho HS lop 5.doc