Giáo dục là dạy dỗ, quá trình giáo dục bao gồm hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục. Hai hoạt động này được tiến hành một cách song song, đồng thời và không thể tách rời nhau. Muốn dạy học có hiệu quả thì ngoài việc người dạy phải có kiến thức, phương pháp thì người học cũng cần phải có ý thức tập trung chú ý, tư duy và hợp tác. Hay nói cách khác thì muốn quá trình dạy học có hiệu quả cao thì cần phải xây dựng nề nếp, phẩm cách, ý thức của người học. Nếu người dạy có trình độ uyên bác, có phương pháp sáng tạo, vận dụng linh hoạt nhưng người học không tập trung, không hợp tác thì quá trình dạy học ắt sẽ không có kết quả. Nói một cách sát thực nhất, muốn học sinh học tập có chất lượng thì người giáo viên cần tiến hành song cùng giữa việc dạy học và công tác chủ nhiệm lớp. Một trong những hoạt động chính của công tác chủ nhiệm lớp là tổ chức tiết sinh hoạt lớp cuối tuần cho học sinh.
23 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 22147 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số kinh nghiệm tổ chức tiết sinh hoạt lớp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
những khuyết điểm của học sinh tôi nhắc nhở một cách nghiêm túc, và giúp sửa chữa một cách có tình cảm. Vì yếu tố tình cảm luôn là cái chi phối, là cái dẫn dắt tuổi thơ hành động và sửa chữa những điều chập chững trên con đường trưởng thành.
Sau nhiều lần sinh hoạt, tìm hiểu tâm lí học sinh, tôi rút ra được rằng : cần sử dụng phương pháp nêu gương nhiều hơn vì học sinh tiểu học hay bắt chước, thích được khen. Ở những tiết sinh hoạt trước, tôi yêu cầu học sinh nêu tên những bạn không vi phạm trong tuần, tuy có hiệu quả nhưng không bằng việc mời những em đó lên bảng để cả lớp vỗ tay khen ngợi. Tôi nhận thấy các bạn vui lắm, rất thích được mời lên tuyên dương trước lớp, em nào cũng muốn phấn đấu học tập và rèn luyện để được đứng trên bục cao của lớp trong tiếng vỗ tay của các bạn. Tiếp theo, tôi chọn ra một trong số các bạn được biểu dương trong tuần, mời bạn đó nêu lên cách học tập tốt của bản thân cũng như lịch học tập của mình để các bạn tham khảo ; tuần sau tôi lại thay đổi bằng cách yêu cầu các bạn trong lớp thảo luận : Làm cách nào để không quên đeo khăn quàng đến lớp? Cách chữa bệnh nói chuyện trong giờ học là gì ? Học bài như thế nào cho nhanh thuộc ?...Mỗi giờ học là một chủ đề thảo luận nhằm giúp học sinh học tập và rèn luyện tốt hơn.
Bên cạnh đó, việc yêu cầu học sinh hứa trước lớp khắc phục lỗi mắc cũng mang lại những hiệu quả không kém, khiến cho các em nhớ lỗi và được các bạn giúp đỡ để sửa lỗi, điều mà trước đây tôi chưa áp dụng, sau khi áp dụng, tôi nhận thấy hiệu quả mong muốn của giờ học này đã cải thiện. Thông qua việc làm này, cũng rèn kĩ năng giao tiếp cho những học sinh hay thiếu tự tin vì học yếu hay bị mắc lỗi, giúp các em mạnh dạn hơn, có trách nhiệm trong việc giữ lời hứa,…Nhiều bạn mắc lỗi nhờ các bạn trong lớp tư vấn nên đã giảm bớt lỗi mắc, số điểm tổng kết trong tuần của tổ và của lớp ngày một cao hơn,…
Ngoài ra, nếu tiết sinh hoạt lớp mà chỉ có nói đến ưu điểm và khuyết điểm của học sinh thì cũng thật đơn điệu, dễ nhàm chán cho học sinh, điều mà trước đây tôi đã mắc. Để giúp học sinh không bị nhàm chán giờ học này, tôi còn cho học sinh biểu diễn các tiết mục văn nghệ do các em tự đăng kí; các tiết mục biểu diễn cá nhân hoặc nhóm bạn là tùy thích,… với chủ đề “ Khám phá thế giới của bạn”; mỗi tuần do một tổ phụ trách biểu diễn… Thật bất ngờ, nhiều cây văn nghệ độc đáo mà tôi chưa từng biết đến cũng như những khả năng khác của các em đã bộc lộ trong tiết học này… Chẳng hạn, bạn Tình lớp tôi, hay mắc lỗi là nói chuyện trong giờ học, kết quả học tập chưa cao nhưng em lại có một khả năng đặc biệt : biết cách sắp xếp lớp học sao cho đẹp mắt, đóng kịch, đá bóng rất hay, biết xử lí các tình huống trong lớp rất tốt,…Trong giờ sinh hoạt lớp, tôi đưa ra những ưu điểm của em, sau đó mới nói khuyết điểm và khuyên em cần sửa chửa để hoàn thiện mình hơn, tiếp đến, tôi động viên em bằng cách mời Tình lên đóng kịch do bạn dàn dựng cùng một số em trong lớp…Cả lớp được một trận cười vỡ bụng, Tình được các bạn khen là biểu diễn hay, em rất phấn chấn, vui hơn. Sau đó, tôi nhận thấy em không còn mặc cảm, tự ti như trước nữa; và điều đặc biệt là tuần sau thấy em tiến bộ hẳn, không còn mắc lỗi như trước vì em được các bạn và cô giáo biết đến năng lực của mình.
Cùng với việc giảm nhiều lỗi mắc của học sinh thì điểm thi đua của lớp tôi hàng tuần so toàn trường cũng đã được cải thiện. Từ một lớp có điểm thi đua kém nhất khối 4, từng bước thi đua điểm của lớp tôi được cải thiện đáng kể : từ 155 điểm tuần thứ 12 thì tuần thứ 13 là 165 điểm, vào tuần thứ 14 là 175 điểm thì đến tuần thứ 15 là 185 điểm, tuần thứ 16 là 195 điểm,…Các em hào hứng học tập, say sưa tham gia các công việc chung mà tôi và lớp giao nhiệm vụ như trang trí lớp học, giúp đỡ bạn học tập, vệ sinh trường lớp sạch sẽ,… nhờ biết phát huy khả năng của từng em …
e) Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu :
Hơn mười lăm năm trôi qua, mỗi tiết học cuối tuần kết thúc cùng với đó là một bài học nho nhỏ được tích lũy dần. Nhờ làm tốt tiết sinh hoạt cuối tuần nên chất lượng học sinh cũng ngày càng tiến bộ. Các lớp do tôi chủ nhiệm luôn đạt được nhiều thành tích trong các Hội thi cấp trường, cấp huyện như : 1 giải B; 6 giải C ; 3 em được công nhận về VSCĐ cấp trường, cấp huyện, 1 giải khuyến khích về kể chuyện Bác Hồ; 1 giải Ba cấp huyện về tiếng Anh; có học sinh tham gia thi cấp huyện về Violympic Toán; giải Nhì khi tham gia trò chơi dân gian cấp trường, giải Ba về hội diễn văn nghệ, không có học sinh vi phạm cấp trường, tất cả học sinh đều được xếp loại hạnh kiểm là thực hiện đầy đủ, có nhiều học sinh học giỏi, học khá hơn, số học sinh xếp học lực yếu giảm đáng kể, các khoản đóng góp thu nhanh hơn và trước hạn quy định của nhà trường, và cũng là lớp được có nhiều em tham gia vào Ban chỉ huy Liên đội …
II.4. KẾT QUẢ THU ĐƯỢC QUA KHẢO NGHIỆM, GIÁ TRỊ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIỆN CỨU:
Với sự cố gắng nổ lực của cô và trò sau những giờ sinh hoạt lớp, đến nay chẳng những lớp tôi có được những thành tựu như đã kể trên mà tôi còn nhận thấy rằng học sinh rất thích thú đến giờ sinh hoạt cuối tuần. Tình cảm giữa giáo viên và các học trò ngày càng thắm thiết vì cô trò hiểu và thông cảm nhau, tình bạn giữa các thành viên trong lớp cũng xích lại gần nhau hơn nhờ việc chia sẻ kinh nghiệm học tập, nhờ sự giúp đỡ nhau cùng tiến bộ,…Và đặc biệt, kĩ năng sống của các bạn học sinh lớp tôi được nâng lên đáng kể : kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng nhận thức, kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, kĩ năng thể hiện sự tự tin, xây dựng tập thể, về tự quản, kĩ năng tổ chức, kĩ năng điều khiển và tham gia các hoạt động tập thể, kĩ năng đánh giá và tự đánh giá của các em cũng được hình thành và phát triển một cách tự nhiên, phong phú và bền vững hơn.
Tôi như được tiếp thêm sức mạnh trong công việc vì được phụ huynh tin tưởng và học trò yêu kính.
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
III.1.Kết luận :
Tiết sinh hoạt lớp ở đây chính là một dạng của hoạt động ngoài giờ lên lớp. Tiết sinh hoạt lớp tiến hành đánh giá các hoạt động, các công việc của lớp được diễn ra trong tuần, tháng, học kì. Các nhiệm vụ chủ yếu của trường, của lớp được phổ biến trong tiết học. Tiết sinh hoạt cuối tuần là một hình thức tổ chức giáo dục tự quản cho học sinh và là một trong những biện pháp cơ bản góp phần xây dựng tập thể học sinh đoàn kết. Đây cũng là dịp để học sinh làm quen với nhiều loại hình hoạt động khác nhau, giúp các em phát triển các kĩ năng cơ bản và cần thiết của người học sinh tiểu học. Vì thế nó giữ một vị trí quan trọng trong việc chuyển giao nhiệm vụ của nhà trường tới từng lớp một cách kịp thời và chính xác.
Qua một thời gian nghiên cứu, áp dụng những biện pháp của đề tài này, tôi thấy bước đầu mang lại hiệu quả tốt đẹp. Tuy có nhiều cố gắng trong việc tìm ra các giải pháp thiết thực nhằm tăng tính thực tiễn của đề tài song khó tránh khỏi sự thiếu sót. Rất mong các bạn đồng nghiệp đóng góp để kinh nghiệm tổ chức tiết sinh hoạt lớp của tôi ngày càng phong phú và hiệu quả hơn.
III. 2. Kiến nghị :
Giáo dục là sự nghiệp chung của toàn xã hội. Mỗi một cá nhân đều có trách nhiệm tham gia xây dựng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cho toàn ngành. Nhưng muốn nâng cao chất lượng giáo dục thì cần xây dựng nề nếp học tập. Mà muốn xây dựng nề nếp học tập thì cần tổ chức tốt các tiết sinh hoạt lớp cuối tuần. Là một giáo viên chủ nhiệm lớp, tôi rất mong muốn nhà trường và ngành tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng về tiết sinh hoạt lớp cũng như kinh nghiệm tổ chức về tiết học này của các giáo viên giỏi để tôi cũng như các bạn đồng nghiệp có nhiều kinh nghiệm bổ ích giúp nâng cao hiệu quả giáo dục.
GIÁO VIÊN THỰC HIỆN
Nguyễn Thị Chung
ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
MỤC LỤC
Trang
I. PHẦN MỞ ĐẦU
I.1.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI ………………………………………………….. 1
I.2. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI ………………………………...2
I.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU …………………………………………..3
I.4. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU …………………………………. 3
I.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……………………………………… 3
II. PHẦN NỘI DUNG
II.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN ………………………………………………………...4
II.2 THỰC TRẠNG ………………………………………………………... 4
a. Thuận lợi – khó khăn ……………………………………………………..4
b. Thành công – hạn chế …………………………………………………… 5
c. Mặt mạnh – mặt yếu ……………………………………………………..5
d. Các nguyên nhân và yếu tố tác động …………………………………….5
e. Phân tích, đánh giá các vấn đề mà thực trạng mà đề tài đã đặt ra ……...5
II.3 GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP ……………………………………………...7
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp ………………………………………7
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp …………………8
c. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp ……………………………..11
d. Mối quan hệ giữa các giải pháp và biện pháp ………………………...15
e) Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu ………17
II.4. KẾT QUẢ THU ĐƯỢC QUA KHẢO NGHIỆM, GIÁ TRỊ ………...17
KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIỆN CỨU
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
III.1.Kết luận ……………………………………………………………….18
III. 2. Kiến nghị ……………………………………………………………18
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 .Sổ công tác giáo viên chủ nhiệm Tiểu học.
2. Những điều giáo viên chủ nhiệm cần biết.
3. Công tác chủ nhiệm lớp cho cán bộ quản lí và giáo viên Tiểu học.
4. Tài liệu tập huấn công tác chủ nhiệm lớp cho cán bộ quản lí và giáo viên tiểu học.
File đính kèm:
- Sáng kiến SKKN đạt giải cấp huyện.doc