Đất nước ta đang trên đà phát trển và đổi mới từng ngày trên mọi lĩnh vực: Kinh tế, văn hoá , khoa học kĩ thuật. Để hội nhập với xu thế phát triển của thời đại, Đảng ta đã vạch raphương hướng chiến lược : Giáo dục& đào tạolà quốc sách hàng đầu , là động lực phát triển kinh tế- xã hội ( Văn kiện hội nghị lần thứ IV BCH TW Đảng cộng sản Việt Nam khoá VIII tháng 12/ 1998). Thực hiện chủ trương đúng đắn đó , Bộ Giáo dục & Đào tạo đã và đang phát triển đổi mới đồng bộ giáo dục và đào tạo trong đó có đổi mới chương trình dạy học các cấp nóichung, chương trình tiểu học nói riêng.
9 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1336 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số kinh nghiệm sử dụng thiết bị dạy học để dạy học môn Tự nhiên xã hội lớp 1,2,3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iểm tra bài cũ (nếu có thể)
B/ Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. hướng dẫn HS hoạt động:
GV hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động nhằm đạt được mục tiêu của bài dạy đó (cụ thể)
* Hoạt động 1:
- GV có thể cho HS quan sát trên vật thật, kết hợp với HS hỏi đáp hoạt động nhóm..... để trả lời câu hỏi do GV đưa ra.
- Tất cả HS hoạt động.
- Cho các nhóm báo cáo kết quả của mình, các nhóm khác bổ sung.
- GV cho HS trao đổi, nhận xét về kết quả, rút ra những điểm cần ghi nhớ về kiến thức (Từng phần trong mục: Bóng đèn toả sáng)
* Hoạt động 2-Hoạt động 3:
Cùng qua các đồ dùng dạy học ở hoạt động 1, có thể thay đổi hình thức: Cá nhân, phỏng vấn đóng vai trò chơi ... để rút ra kết luận tiếp theo cho mục tiêu bài dạy.
3. Củng cố - dặn dò:
GV cho HS chốt lại các kiến thức đã học trong bài, yêu cầu chuẩn bị tiếp bài sau.
* Chú ý: Dựa vào nội dung, yêu cầu cụ thể trong mục tiêu bài học, GV cần tổ chức HS hoạt động trên đồ vật làm cho tiết học thành một chuỗi hoạt động logic, sôi nổi, cuốn HS tham gia thực hành, thí nghiệm, từ đó rèn luyện thêm kỹ năng nghe nói, nhận xét bài của bạn.
1.2. Đối với dạng bài vừa sử dụng vật thật, vừa kết hợp quan sát tranh SGK
Đối với dạng bài này, quy trình dạy như sau:
A .Kiểm tra bài cũ
B .Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn từng hoạt động:
Hoạt động 1: Làm việc với SGK
Mục tiêu: Quan sát và nêu được kiến thức cơ bản của bài học tuỳ thuộc vào lệnh GV đưa ra:
- GV chia nhóm và cho các nhóm hoạt động.
- Cho các nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác bổ sung.
- Rút ra kết luận.
Hoạt động 2: Làm việc với vật thật
Mục tiêu: Biết phân loại, nêu lợi ích tac dụng của những vật thật mà học sinh đã quan sát được ở Hoạt động1.
- GV cho HS gấp SGK, đưa vật chuẩn bị đặt lên bàn.
- GV lệnh cho HS trả lời qua quan sát, phân tích vật đó (có thể theo nhóm hoặc cá nhân)
- GV cho cả lớp nhận xét và rút ra kết luận.
3. Củng cố- dặn dò:
GV chốt lại các kiến thức đã học trong bài, yêu cầu chuẩn bị tiếp bài sau.
* Chú ý: Dựa vào nội dung, yêu cầu cụ thể trong mục tiêu bài học- theo từng hoạt động, GV cho HS làm việc trên vật thật trước để rút ra kết luận1: (ở hoạt động 1) sau đó quan sát SGK để rút ra kết luận 2 (ở hoạt động 2).
Hoặc đối với những bài mà yêu cầu HS đã rút ra ý nghĩa thì GV có thể cho HS quan sát SGK trước để rút ra ý nghĩa. Sau đó GV cho HS vận dụng định nghĩa (ở H/đ 1) để phân biệt các vật thật ở H/đ 2.
1.3. Đối với những bài có kết hợp quan sát thiên nhiên.
* Quy trình dạy bài như sau:
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn từng hoạt động:
Hoạt động 1: Quan sát thiên nhiên
- GV nêu mục tiêu hoạt động
- Chia nhóm, nêu yêu cầu hoạt động của các nhóm
- Các nhóm hoạt động ngoài thiên nhiên- Rút ra kết quả
- GV cho HS vào lớp để trình bày kết quả hoạt động của nhóm mình, các nhóm khác bổ sung. Từ đó rút ra kết luận
* Chuyển sang hoạt động 2 (Tại lớp)
Với cách dạy này học sinh sẽ phân biệt được các hoạt động, không bị phân tán tư tưởng từ hoạt động này đến hoạt động khác.
2. Những thuận lợi và khó khăn khi dạy môn TN - XH lớp 1,2,3
1. Thuận lợi:
Chương trình 2000 nói chung môn TN - XH nói riêng có sự đổi mới khá căn bản.
- Về nội dung chương trình SGK có thể lựa chọn các phương pháp thích hợp đối với từng đối tượng HS để tổ chức, hướng dẫn học sinh tự học, tự chiếm lĩnh kiến thức mới.
- Hình thức tổ chức dạy học thường linh hoạt, phối hợp giữa hoạt động trong lớp và ngoài lớp, ở nhà trường và cuộc sống xung quanh học sinh.
- Các lệnh của SGK đưa ra rõ ràng, phù hợp với lứa tuổi học sinh.
- Các con vật, mô hình gần gũi với các em, các em rễ kiếm rễ nhớ, rễ sử dụng.
- Các hình thức như: trò chơi, phỏng vấn đóng vai ... được đưa vào tiết học tạo cho các em giao tiếp tự nhiên hơn, tiết học sinh động hơn.
2. Khó khăn:
- Việc thay đổi nội dung SGK, phương pháp dạy học và các hình thức dạy học tạo ra một bước chuyển kgó khăn đối với GV, nhất là những GV có công tác lâu năm đòi hỏi GV phải chuẩn bị công phu về bài dạy cũng như việc chuẩn bị đồ dùng dạy học.
- Một số bài, một số lệnh đưa ra mà không có đáp án, không có phần chốt lại kiến thức, nếu GV chỉ phụ thuộc vào tài liệu mà không có kiến thức thực tế thì việc nâng cao hiệu quả chắc chắn không được như mong muốn.
- Một số bài học chưa thực sự phù hợp với HS từng vùng, miền.
(Ví dụ: Bài: Tỉnh thnhf phố-Hoạt động công nghiệp thương mại ... đối với miền núi, vùng sâu vùng xa. Hoặc bài: Hoạt động nông nghiệp-Thực hành đi thăm thiên nhiên ... đối với vùng thành phố thị xã).
Bởi vốn hiểu biết của HS còn có hạn làm ảnh hưởng không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng dạy học theo yêu cầu đã đề ra.
3. Thiết kế bài học:
Bài 48: Quả (TN-XH lớp 3)
I. Mục tiêu:
Sau bài học học sinh biết:
- Quan sát, để tìm ra sự khác nhau về màu sắc, hình dạng của một số loại quả - kể tên thường có của một số loại quả.
- Nêu được chức năng của hạt và lợi ích của quả.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: + Sưu tầm các loại quả.
+Dụng cụ thực hành . ( dao , đĩa , giỏ...)
+ Phiếu học tập.
- HS : + Sưu tầm các loại quả
+ Dụng cụ thực hành
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động 1: Kể tên các loại quả đã ăn.
- GV cho HS kể tên một số loại quả mà mình đã ăn, cho cả lớp cùng nghe (Kể theo thứ tự nối tiếp từng bàn)
Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận.
- Mục tiêu: Quan sát, để tìm ra sự khác nhau về màu sắc, hình dạng của một số loại quả.
Kể tên các bộ phận thường có của một số loại quả.
Cách tiến hành.
GV cho HS đưa các quả - HS dặt trên bàn theo nhóm
Đã chuẩn bị lên bàn
- Các nhóm nói cho nhau nghe - HS tự kể?
Đó là quả gì? Màu sắc,Hình dạng,
mùi vị. của quả đó như thế nào? - Cho một số nhóm mô tả quả của mình trước lớp
- Cả lớp theo dõi, nhận
- Xét.
-) GV: Vậy quả có màu sắc, hình
dạng, kích thước như thế nào? - HS nhắc lại thông tin một trong
mục bóng đèn toả sáng
GV chuyển ý: màu sắc hình dạng,
mùi vị của các loại quả khác nhau
chúng có đặc điểm gi?
H/đ tiếp
Hãy bổ đôi quả của mình ra - HS H/đ theo nhóm bàn và rút ra cho
biết quả có mấy phần. kết luận: Quả thường có 3 phần: Vỏ, thịt và
hạt.
=) Vậy đặc điểm của quả là gì ? - HS kết luận.
Hoạt động 3: Theo thảop luận về chức năng của hạt và lợi ích của quả.
- GV đưa phiếu học tập
- HS thảo luận nhóm đôi: Đánh dấu X vào trước câu trả lời đúng.
- Phần nào của quả trong điều kiện thích hợp có thể mọc thành cây mới:
Vỏ - HS tham luận đánh dấu X
Thịt Vào
Hạt
- Vậy chức năng của hạt là gì? - HS trả lời.
- Người ta dùng quả để làm gì ? - HS quan sát các hình ảnh trong SGK
và trả lời câu hỏi
Nêu ví dụ
=) Kết luận.
- Liên hệ: Để cho quả tươi lâu - HS trả lời
chúng ta chú ý điều gì?
Trước khi ăn quả ta phải làm gì?
Hoạt động 4: Trò chơi: Đoán xem quả gì - HS chơi trò chơi
- GV chuẩn bị một số quả đã cắt bỏ vào giỏ.
- Gọi một HS được bịt mắt lên tự nhặt quả
trong giỏ và đoán xem đó là quả gì?
Củng cố - Dặn dò:
- Nhắc lại đặc điểm, lợi ích của quả.
- Chuẩn bị bài sau.
c: Kết luận
I.Kết quả nghiên cứu:
1. So sánh kết quả
Sau khi dạy thí nghiệm một tiết học (Bài: Quả - TNXH 3) với 2 phương pháp dạy khác nhau trên cùng một đối tượng là HS 2 lớp 3A, 3B trường Tiểu học Vĩnh Khang năm học( 2004 - 2005 ) . Kết thúc tiết học dạy tôi cho HS làm một số câu hỏi trắc nghiệm:
Câu1: Mỗi quả thường có mấy bộ phận?
Câu2: Đánh dấu nhân (x) vào ô trống trước câu trả lời đúng:
a) Phần nào của quả trong điều kiện thích hợp có thể mọc thành cây mới?
Vỏ
Thịt
Hạt
b) Hạt có chức năng gì?
Câu3: Người ta có thể sử dụng quả để làm gì?
* Kết quả thu được (Dạy theo phương pháp mà thực trạng một số GV thường làm).
* Đối với lớp 3A năm học( 2004 - 2005 ) : Tổng số : 20 em
- HS hoàn thành tốt : 10 em- tỉ lệ 50%.
- HS hoàn thành: 7 em- tỉ lệ 35%
- HS chưa hoàn thành: 3 em- tỉ lệ15%
ã Kết quả tiết 2 (Vận dụng phương pháp mới)
Lớp 3B năm học (2004- 2005) : Tổng số : 19 em
- HS hoàn thành tốt : 12 em - tỷ lệ: 63.2%
- HS hoàn thành: 7 em-tỷ lệ: 36.8%
* Nhận xét: Qua 2 tiết dạy thực nghiệm trên tôi thấy: cách vận dụng nhuần nhuyễn giữa vật thật và tranh ảnh khi dạy môn TN-XH là hợp lý và phát huy được tính sáng tạo của học sinh.
2. Kết luận chung:
Sự ra đời của chương trình năm 2000 đã đánh dấu một sự kiện lớn đối với ngành GD-ĐT trong đó có giáo dục tiểu học.
Chương trình 2000 đã nhanh chóng tạo ra một sự quan tâm chú ý đặc biệt của toàn thể GV, HS, các bậc phụ huynh và các nganh có liên quan bởi nó có nhiều đổi mới, đáp ứng kịp thời tình hình phát triển của đất nước, của thời đại.
Từ đây chúng ta được tiếp nhận một nền giáo dục hiện đại hơn, tiên tiến hơn và có nhiều triển vọng hơn.
Môn học Tự nhiên và Xã hội -chương trình năm 2000 là một trong những môn học có nhiều đổi mới nhất. Bởi nó không còn là môn học trừu tượng, khó đối với học sinh mà học TN-XH giờ đây trở nên sôi nổi, hấp dẫn học sinh và nếu có đầy đủ đồ dùng học tập thì giờ học thực sự sinh động.
Tuy nhiên để có được kết quả như mong muốn: HS được hoạt động trên đồ dùng học tập để tìm ra kiến thức, đòi hỏi GV phải nỗ lực phấn đấu trong mọi điều kiện và hoàn cảnh nhất là những trường học thuộc vùng sâu vùng xa.
Việc tìm hiểu: “Cách vận dụng đồ dùng dạy học để dạy môn Tự nhiên và Xã hội” là một phần rất nhỏ tạo cho việc dạy TN-XH có hiệu quả hơn.
3. Kiến nghị đề xuất:
Qua quá trình giảng dạy, nghiên cứu và tìm các biện pháp khắc phục, hướng dẫn học sinh. bản thân tôi có một số kiến nghị sau:
- Cần cung cáp đầy đủ các thiết bị dạy học phục vụ cho môn TN&XH.
- Cần biên soạn thêm các thiết kế, hương đẫn lập kế hoạch bài học, có đầy đủ các thông tin, dữ liệu để giáo viên khi soạn giảng có tài liệu tham khảo
Song do hạn chế nhất định của bản thân nên những điều tôi trình bày trong đề tài có thể chưa được thấu đáo.
Rất mong được sự quan tâm, chỉ bảo của hội đồng khoa học cùng với sự đóng góp của bạn bè đồng nghiệp để đề tài của tôi có hiệu quả hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Vĩnh Khang, ngày 25 tháng 3 năm 2006
Người thực hiện
Trịnh Thị Thuỷ
File đính kèm:
- TU NHIEN XA HOI TIEU HOC.doc