Một số kinh nghiệm khi hướng dẫn học sinh làm một số thí nghiệm ở môn Vật Lí 6

Con người là sản phẩm của lịch sử. Mỗi thời đại, mỗi xã hội khác nhau có một mẫu người lí tưởng khác nhau. Giáo dục sẽ góp phần đào tạo ra lớp người theo yêu cầu của xã hội đó.

 Vật lí học là một bộ môn khoa học thực nghiệm, nội dung các kiến thức mới được hình thành phần lớn thông qua các thí nghiệm và thực hành. Điều đó không chỉ tích cực hoá việc học tập của học sinh mà còn rèn luyện kĩ năng, sử dụng thiết bị, đồ dùng trong cuộc sống, rèn luyện thái độ, đức kiên trì.

 

doc12 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1559 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số kinh nghiệm khi hướng dẫn học sinh làm một số thí nghiệm ở môn Vật Lí 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g qua các bước nào ? + Đo thể tích bằng bình tràn cần thông qua các bước nào ? - Từ đó yêu cầu học sinh tiến hành làm thí nghiệm theo các bước đã đề ra Muốn đạt được hiệu quả cao hơn, trước khi làm thí nghiệm giáo viên yêu cầu học sinh nêu giới hạn đo ( GHĐ ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN ) của dụng cụ đo mà nhóm học sinh đang sử dụng, sử dụng phương pháp ước lượng để khi làm thí nghiệm tránh tình trạng để nước tràn ra ngoài. Ngoài ra giáo viên cần yêu cầu học sinh đặt bình chia độ đúng quy định, cho học sinh đổ nước vừa đầy miệng bình tràn và cố gắng tránh làm thất thoát nước tràn ra khi đo, đọc đúng cách ... dây buộc nhỏ, không thấm nước và vật phải là vật không thấm nước. Nếu dùng ca thay cho bình tràn và bát to thay cho bình chứa để đo thì phải lau khô bát trước khi làm thí nghiệm. Khi nhấc ca phải nhẹ nhàng không làm đổ hoặc sánh nước ra bát. Khi đổ nước từ bát vào bình chia độ phải từ từ, không làm đổ nước ra ngoài. Để phép đo không trở nên vô nghĩa, khi chọn các hòn đá cho các nhóm học sinh, giáo viên nên chú ý chọn một vài hòn đá có thể tích lớn hơn khoảng 3 lần giá trị ĐCNN của bình chia độ dùng trong bài thực hành. 2 . Thí nghiệm trong bài 9 : Lực đàn hồi . 2.1 .Nội dung thí nghiệm . Treo một lò xo xoắn dài ở tư thế thẳng đứng vào giá thí nghiệm rồi tiến hành các phép đo trong các trường hợp: + Không treo quả nặng ( trạng thái tự nhiên của lò xo ): Hình vẽ 9.1 + Treo 1 quả nặng : Như hình vẽ 9.2 + Treo 2 quả nặng . +Treo 3 quả nặng . Điền kết quả đo được vào bảng 9.1 SGK rồi từ kết quả đó rút ra kết luận 2.2. Những sai lầmhọc sinh thường mắc phải . - Khi học sinh đo chiều dài tự nhiên của lò xo và khi treo quả nặng. Kết quả đo được thường không chính xác. Nguyên nhân là do: + Khi treo lò xo lên thì lò xo bị dao động, chỉ cần một va chạm nhẹ là lò xo có thể dao động theo cả 2 loại: Dao động đàn hồi của lò xo và dao động con lắc đơn. + Trong thí nghiệm này rất khó đặt số 0 của thước ngang bằng với đầu lò xo được - Khi treo quả nặng, học sinh vì hiếu động, tò mò ... nên có thể treo quá nhiều những quả nặng (hoặc kéo thử lò xo ), làm cho lò xo bị “ mỏi ” tính đàn hồi “kém” dẫn đến kết quả thí nghiệm không chính xác. 2.3 . Kinh nghiệm làm thí nghiệm và cách khắc phục . Khi dạy giáo viên yêu cầu học sinh nêu lên các dụng cụ cần thiết để làm thí nghiệm, cách tiến hành và mục đích của thí nghiệm, tiếp đó giáo viên yêu cầu học sinh làm thí nghiệm theo các bước đã đề ra: Làm thí nghiệm về sự biến dạng của một lò xo. Khi sử dụng lò xo để làm thí nghiệm này, ta dùng lò xo có gắn trong khung để có thể đo chiều dài lò xo một cách dễ hơn, nhanh hơn, chính xác hơn. Bởi vì, lò xo được cố định trong giá, không bị dao động nhiều, đồng thời giữ cho lò xo không bị dãn quá giới hạn cho phép, khi treo các vật nặng. Khi cho học sinh làm thí nghiệm giáo viên cần hướng dẫn học sinh không kéo dãn lò xo một lực quá lớn ( dùng tay kéo) hoặc treo quá nhiều vật nặng sẽ làm cho lò xo mất tính đàn hồi. Nếu bị mỏi chiều dài của lò xo sẽ không thể trở lại bằng chiều dài tự nhiên của nó được nữa. 3 . Thí nghiệm bài 16. Ròng rọc . 3.1. Nội dung thí nghiệm : Sử dụng lực kế để đo trực tiếp trọng lượng của vật và đo trọng lượng của vật bằng ròng rọc như hình 16.3; 16.4; 16.5 . Sau đó điền kết quả vào bảng 16.1 . 3.2 .Nhưng vướng mắc trong thí nghiệm . Mục đích của thí nghiệm là học sinh điền vào bảng 16.1 kết quả sau : Trường hợp Chiều của lực (F) Cường độ Không dùng ròng rọc Từ dưới lên 2N Dùng ròng rọc cố định Từ trên xuống 2N Dùng ròng rọc động Từ dưới lên 1N Tuy nhiên trong quá trình làm thí nghiêm lại khác. Khi tiến hành làm thí nghiệm với loại lực kế có GHĐ 5N, thì kết quả của thí nghiệm lại như sau : Trường hợp Chiều của lực (F) Cường độ Không dùng ròng rọc Từ dưới lên 1.9N Dùng ròng rọc cố định Từ trên xuống 1,7N Dùng ròng rọc động Từ dưới lên 1,1N Từ kết quả này dễ dẫn đến kết luận sai lầm là : “ Dùng ròng rọc cố định cho ta lợi về lực...” còn “ Dùng ròng rọc động cho ta lợi chưa được 2 lần về lực.” Vậy để khắc phục hiện tượng trên như thế nào ? 3.3 . Kinh nghiệm hướng dẫn sử lí và khắc phục . Vấn đề sai lệch giữa lí thuyết và thực hành là do : - Khi làm thí nghiệm như hình vẽ 16.4 ở tư thế kéo lực kế trên xuống. Mà bản thân lò xo của lực kế cũng có trọng lượng, do đó khi ta dùng lực kế kéo vật qua ròng rọc cố định, số chỉ của lực kế đã cho ta thấy kết quả không như mong muốn (số chỉ nhỏ hơn). Bởi vì lò xo của lực kế đã tác dụng vào đòn bẩy một lực (Từ trên xuống) bằng đúng trọng lượng của nó ngoài ra còn do ma sát giữa bánh xe và sợi dây của ròng rọc, ròng rọc bị kẹt . - Đối với thí nghiệm như hình 16.5 ở tư thế kéo lực kế từ dưới lên do bản thân bánh xe của ròng rọc cũng có trọng lượng và do ma sát giữa dây kéo và bánh xe, ròng rọc bị kẹt... Từ những vấn đề trên dẫn tới kết quả của thí nghiệm có phần sai lệch. Chính vì vậy khi yêu cầu học sinh làm thí nghiệm này, giáo viên cần hướng dẫn cụ thể hơn để học sinh tự tìm ra nguyên nhân, cách khắc phục ... từ đó rút ra được kết luận đúng. * Những chú ý trong khi làm thí nghiệm : - Khi kéo phải kéo lực kế theo phương thẳng đứng và sao cho lực kế chuyển động đều. - Không sử dụng dây to quá , không dùng các loại dây bị dãn. - Cắt độ dài dây kéo sao cho ( độ dài của dây + độ dài của lực kế ) lớn hơn độ cao của giá đỡ một chút. - Đặt ròng rọc đúng quy định, ròng rọc không bị kẹt . - Điều chỉnh lực kế sao cho trước khi đo kim chỉ thị nằm đúng vạch 0. 4 . Thí nghiệm trong bài 20 . Sự nở vì nhiệt của chất khí 4.1 . Nội dung thí nghiệm . - áp tay vào bình cầu đã được nút bằng nút cao su có gắn ống thuỷ tinh nhỏ . Trong ống có một giọt nước màu. Quan sát hiện tượng xảy ra với giọt nước màu 4.2 .Những vấn đề vướng mắc. - Cách làm cho giọt nước màu tồn tại trong ống thuỷ tinh như trong thí nghiệm đã nêu thực ra không hề đơn giản. Nếu giọt nước quá to hoặc quá nhỏ cũng dễ dẫn tới thí nghiệm không thành công. Mục đích của thí nghiệm này là : Khi áp tay vào bình cầu nhiệt năng từ tay sẽ truyền vào bình cầu làm không khí trong bình nóng lên, nở ra đẩy giọt nước màu đi lên trong ống thuỷ tinh. - Tuy nhiên trong thí nghiệm này nếu để cho học sinh tiến hành thì rất khó thành công,thể hiện ở chỗ giọt nước màu không những không đi lên mà đôi khi lại chảy xuống bình cầu hoặc đi lên một ít rồi vỡ tung ra nước chảy xuống bình cầu dẫn đến thí nghiệm thất bại. Vậy thí nghiệm không thành công bởi lí do gì ? 4.3 . Kinh nghiệm và hướng dẫn làm thí nghiệm . Về bản chất thì sự xuất hiện lực làm dịch chuyển giọt nước mầu trong thí nghiệm ở bài này đều do sự chênh lệch áp suất. Tuy nhiên vì học sinh chưa được học áp suất, nên tạm thời công nhận lực xuất hiện do chất khí giản nở. Vì vậy để đảm bảo thí nghiệm thành công phải: - Khi nhúng ống thuỷ tinh xuống nước để lấy giọt nước màu cần chú ý : + Không nhúng sâu quá hoặc nông quá . + Không dùng ống thuỷ tinh quá to ... - Nút cao su và miệng bình khi bịt chưa được kín hoặc giữa ống thuỷ tinh và nút cao su bị hở làm cho không khí thoát ra ngoài . Để không khí không lọt ra ngoài, giáo viên cần hướng dẫn và yêu cầu học sinh dùng “nước xà phòng” hoặc “ Va zơ lin” (đã được chuẩn bị từ trước ) bôi quanh nút cao su , lỗ đục ở nút cao su và đầu ống thuỷ tinh cắm vào nút cao su . Ngoài ra giáo viên cần lưu ý các em lấy giọt nước màu có kích thước phù hợp . Phần III. Kết luận Tôi đã áp dụng những kinh nghiệm trên để giảng dạy học sinh trong năm học. Qua gần hết một năm học thực hiện các biện pháp tiến hành thí nghiệm như trên cho học sinh lớp 6, tôi thấy học sinh có khả năng thực hiện được các thí nghiệm ngày một tăng lên. Đặc biệt các em đã hình thành được kĩ năng lắp ráp, Tiến hành thí nghiệm. Điều đó được thể hiện qua các bảng thống kê sau: Lớp Tổng số học sinh Học sinh có khả năng thực hiện được các thí nghiệm và việc nắm bắt kiến thức Đầu năm học Cuối năm học SL TL% SL TL% 6A 24 5 20,8 17 70,8 6B 24 4 16,7 15 62,5 So sánh chất lượng học sinh có khả năng thực hiện các thí nghiệm và việc nắm bắt kiến thức gần cuối năm học cao hơn nhiều so với đầu năm học. Có thể nói : Thí nghiệm trong mỗi tiết học là rất cần thiết và không thể thiếu được bởi đặc trưng của bộ môn Vật lí là phương pháp thực nghiệm và khả năng hoạt động nhóm của học sinh. Dự đoán lí thuyết đi tới tiến hành thí nghiệm kiểm chứng rồi đi đến kết luận. Từ đó học sinh mới vận dụng một cách tích cực vào đời sống thực tế của mình để giải thích các sự vật hiện tượng có liên quan. Do đó đối với một giáo viên dạy bộ môn vật lí cần phải biết phối kết hợp một cách nhịp nhàng giữa lí thuyết và thực hành. Lấy kết quả thực hành của càc em để cũng cố lí thuyết.Từ đó các em có thể rút ra cho mính những bài học kinh nghiệm và có những sáng tạo mới trong cuộc sống và một điều quan trọng hơn cả là các em sẽ hứng thú hơn với môn học này. Qua đó ta thấy, sự thành công của mỗi thí nghiệm trong các tiết dạy có một vai trò cực kì quan trọng, nó quyết định sự thành công của tiết dạy đó. Nếu học sinh tiến hành thí nghiệm không thành công sẽ có cảm giác nghi ngờ “không chắc chắn, không đúng…” dễ dẫn đến những tư tưởng phi khoa học. Do vậy, trong mỗi thí nghiệm dù khó hay dễ người giáo viên phải chuẩn bị một cách kĩ càng, tìm ra những vướng mắc, những điểm cần phải lưu ý để giúp học sinh tiến hành thí nghiệm thành công, đạt được mục tiêu đề ra. Qua đây tôi cũng rút ra cho mình một điều vô cùng quí giá là: Để tiến hành các thí nghiệm vật lí một cách thành công, cần phải có sự đầu tư, nghiên cứu tìm tòi, có như vậy mới có thể đạt được mục đích mà mình mong muốn. Trên đây là một số kinh nghiệm mà tôi đã đúc kết được trong quá trình giảng dạy trên lớp. Do điều kiện thời gian và kinh nghiệm có hạn, không thể không có những thiếu sót. Rất mong được sự góp ý của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp với tinh thần đổi mới phương pháp giảng dạy đem lại hiệu quả cao của giờ lên lớp. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Kỳ Tân, Ngày 23 tháng 03 năm 2009. Người viết đinh ngọc phương

File đính kèm:

  • docsang kien kinh nghiem .doc