Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX đã khẳng định: “Phát triển Giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại”.
20 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1447 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số kinh nghiệm khai thác sử dụng thiết bị và đồ đùng dạy học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
àm thêm các đồ dùng dạy học Toán phục vụ cho việc thực hành và luyện tập, chơi trò chơi tạo không khí vui tươi, tự nhiên, hấp dẫn trong giờ học, chẳng hạn:
Bảng nhân chia, bộ quay số…Việc gắn đồ dùng dạy học (que tính, các tấm nhựa in các chấm tròn, ….) trên bảng nỉ có thể thay bằng gắn nam châm sau mỗi tấm nhựa, que tính,….. rất thuận tiện, khoa học và có tính sư phạm.
* Đối với bộ môn Tiếng Việt:
Thiết bị và đồ dùng dạy học hiện có là quá ít, bất cập với yêu cầu đổi mới hiện nay. Để tiết kiệm thời gian chuẩn bị đồ dùng dạy học cho giáoviên trong một tiết lên lớp, người giáo viên cần nghiên cứu tự làm thêm các đồ dùng dạy học sao cho có hiệu quả ở từng phân môn, từng bài học.
Chẳng hạn:
+ Viết sẵn các từ vào câu ứng dụng để dạy Tập viết hoặc các kiểu chữ để học sinh viết sáng tạo.
+ Làm tập bài viết mẫu (dùng cho chính tả tập chép).
+ Phóng to các kênh hình trong sách giáo khoa.
+ Làm thêm đồ dùng dạy học luyện từ và câu như: báng quay mở rộng vốn từ, bộ thẻ gắn hình các loại cây có tên bấet đầu bằng chữ ch, tr…để học sinh thực hành khi làm bài tập và chơi trò chơi.
4. Quá trình nghiên cứu để cải tiến làm mới đồ dùng dạy học “Bộ đĩa ghi hình giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 2 chương trình sách giáo khoa mới phân môn Tập đọc + Kể chuyện + Tập làm văn”
Kênh hình đóng vai trò rất quan trọng trong sách giáo khoa Tiểu học, nhất là ở lớp 2. Hình vẽ đẹp, ngộ nghĩnh, nhiều màu sắc có sức hấp dẫn rất lớn với học sinh. Các hình minh họa đặc biệt là trong các bài tập đọc còn hỗ trợ cho trí tưởng tượng của học sinh. Hoặc qua các ảnh chụp, tranh vẽ, học sinh có thể hình dung được phần nào những nhân vật, đồ vật, cây cối, con vật, hoặc cảnh vật mà các em chưa thấy bao giờ như con Sư tử, sông Hương, bãi biển, chú bé liên lạc…Hoặc định hướng cho trí tưởng tượng của các em về các nhân vật lịch sử như Sơn Tinh Thủy tinh (chẳng hạn: Bài tập đọc Sơn Tinh Thủy Tinh, các em nhìn vẽ minh họa trong bài có thể tưởng tượng ra nhân vật Sơn Tinh và Thủy Tinh trong thần thoại thật oai phong, có sức mạnh phi thường….)
Với phân môn kể chuyện thì tranh ảnh trong sách giáo khoa thực sự là công cụ để các em làm việc.
Xuất phát từ nhận thức trên, tôi dã suy nghĩ để cải tiến, làm mới đồ dùng dạy học mang tên “Đĩa ghi hình giảng dạy bộ môn Tiếng Việt lớp 2 chương trình sách giáo khoa mới phân môn Tập đọc + Kể chuyện + Tập làm văn”.
Đây là một loại băng hình sách giáo khoa giúp học sinh quan sát ở nhiều góc độ sinh động hơn. bộ đĩa ghi hình đã được in sao thành công theo sách giáo khoa bằng các phương tiện hiện đại kết hợp với sử dụng côngnghệ khoa học tiên tiến, bảo đảm được các yêu cầu:
+ Tính khoa học
+ Tính Sư phạm
+ Tính thẩm mĩ
+ Tính thừa kế
+ Tính hiệu quả.
Đĩa ghi hình đã phần nào khắc phục được những hạn chế thường gặp trong các tiết dạy phân môn Tập đọc + Kể chuyện + Tập làm văn. Chơ trò chơi theo sách “Trò chơi Tiếng Việt 2” của tác giả Trần Mạnh Hưởng như: nhìn tranh kể đoạn, bắt lỗi kể sai, nối dây kể chuyện …giáo viên không còn lúng túng với kênh hình khổ nhỏ in trong sách giáo khoa hoặc phóng to hay thuê thợ vẽ thủ công (không đảm bảo độ chuẩn của kênh hình) để sử dụng trong tiết dạy. Việc in tranh trên đĩa hình đã góp phần kích thích sự hứng thú học tập của học sinh tạo được sự cảm thụ sâu sắc trong nhận thức của các em ở từng nội dung bài học. Giảm số lần thao tác của giáo viên khi trình bày các đơn vị kiến thức theo mục tiêu của tiết học. Đồ dùng dạy học đảm bảo được độ bền đẹp theo hướng hiện đại hóa đổi mới thiết bị và đồ dùng dạy học hiện nay. Nâng hiệu quả giờ dạy và đây cũng là một trong những yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Thao tác sử dụng đồ dùng dạy học này thật đơn giản. Chẳng hạn:
Tiết: Kể chuyện : Có công mài sắt có ngày nên kim (phần bài mới)
Giới thiệu bài:
Giáo viên hướng dẫn học sinh kể lại đoạn 1 theo tranh.
Bấm “Play” cho hiện lên màn hình từ tranh 1 đến tranh 4 để học sinh kể.
Bấm nút “Pause” khi muốn cho mỗi tranh dừng lại, bấm nút >> khi muốn tua các bức tranh đi và bấm nút << khi muốn cần đến các bức tranh trước đó.
Việc chuyển đĩa hình này vào các bài giảng điện tử, tạo hiệu ứng xuất hiện, hiệu ứng chuyển động, hiệu ứng kết thúc để sử dụng từng tranh cũng rất đơn giản. giáo viên có thể sử dụng bất kì tranh nào theo yêu cầu của bài.
III. Kết quả của việc sử dụng đồ dùng dạy học tự làm
Kết quả cụ thể:
Sau khi xin phép Ban giám hiệu nhà trường tôi đã tiến hành thực nghiệm dạy ở 2 lớp 2A và 2C với tiết Kể chuyện: “Có công mài sắt có ngày nên kim”, hai lớp này có số học sinh bằng nhau và mặt bằng nhận thức ngang nhau. Lớp 2A dạy theo tranh vẽ, lớp 2C dạy có sử dụng đĩa ghi hình. Đây là bảng thống kê số liệu kết quả đạt được ở hai lớp :
Tổng số H
Giỏi
Khá
TB
Lớp
SL
TL(%)
SL
TL(%)
SL
TL(%)
Lớp 2A: 31
3
9,7
10
32,2
18
58,1
Lớp 2B: 31
10
32,2
15
48,4
6
19,4
Nhìn vào bảng thống kê ta thấy việc sử dụng đĩa ghi hình vào giảng dạy phân môn Kể chuyện ở lớp 2C có chất lượng và hiệu quả cao hơn hẳn lớp 2A, học sinh hào hứng tích cực trong giờ học. Qua trao đổi, trò chuyện với các em thì hầu hết học sinh đều thích được học tập khi sử dụng màn hình, trình chiếu. “Đĩa ghi hình giảng dạy bộ môn Tiếng Việt lớp 2 chương trình sách giáo khoa mới phân môn Tập đọc + Kể chuyện + Tập làm văn”.
Qua việc nghiên cứu, tìm tòi khai thác sử dụng thiết bị và đồ dùng dạy học tự làm tôi thấy bản thân mình được nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề vững vàng nên nhiều, tự tin trong mỗi tiết dạy, hiểu rõ hơn ý đồ trong sách giáo khoa.
Các đồ dùng dạy học tự làm đã bổ sung vào bộ thiết bị, đồ dùng dạy học của lớp 2 ngày thêm phong phú hơn.
Qua đó, góp phần tích cực vào phong trào sử dụng và cải tiến tự làm đồ dùng dạy học do nhà trường và cấp trên phát động.
Phần thứ ba
Kết thúc vấn đề
Trong quá trìng giảng dạy vừa qua, bằng việc thực hiện sử dụng thiết bị và đồ dùng dạy học đặc biệt là đồ dùng dạy học tự làm trong giảng dạy chương trình sách giáo khoa mới ở lớp 2 tôi thấy khả năng nắm bắt kiến thức và vận dụng kiến thức của học sinh tiến bộ rõ rệt. Các em say mê với nhiệm vụ học tập, thích được đến trường, đến lớp. Trong giờ học tích cực, sôi nổi. Qua việc thực hiện sử dụng các đồ dùng, thiết bị dạy học đã nêu ở trên, tôI đã có được một số bài học kinh nghiệm sau:
I. Bài học kinh nghiệm:
1. Bản thân mỗi giáo viên phải nhận thức đúng đắn về việc sử dụng dụng thiết bị và đồ dùng dạy học trong giảng dạy.
2. Nắm vững những nội dung chương trình sách giáo khoa lớp 2.
- Giáo viên nghiên cứu kĩ nội dung bài, tìm hiểu kĩ việc sử dụng các thiết bị và đồ dùng dạy học của từng bài, áp dụng phương pháp mới một cách linh hoạt, nghiên cứu tìm hiểu đối tượng học sinh , lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp để giờ dạy đạt hiệu quả cao nhất.
3. Tăng cường học tập chuyên môn, cùng đồng nghiệp bàn bạc trao đổi, tháo gỡ những khó khăn, những bất cập trong tiết dạy, qua những giờ dạy cần phát hiện ra những ưu điểm của đồng nghiệp để học tập, tìm ra những thiếu sót để bổ sung góp ý kịp thời ở từng bộ môn, phân môn.
4. Người giáo viên phải thường xuyên sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học trong mỗi tiết dạy (theo yêu cầu).
Khi sử dụng dụng thiết bị và đồ dùng dạy học phải chú ý đếnviệc khai thác tính hiệu quả và thao tác thật thành thạo, hợp lý dần trở thành kĩ năng kĩ xảo, đảm bảo yêu cầu khoa học chính xác.
5. Ngoài việc sử dụng các thiết bị và đồ dùng dạy học có sẵn, người giáo viên phải luôn có sự nghiên cứu tìm tòi phát hiện ra những ưu, nhược điểm của đồ dùng, thiết bị sẵn có để có hướng cải tiến, làm mới phù hợp với nội dung, yêu cầu từng bài, tạo không khí vui tươi, tự nhiên sinh động trong giờ học để giờ học đạt hiệu quả cao.
II. Một số đề xuất:
1. Đối với giáo viên giảng dạy: - Phải nắm vững chắc nghiệp vụ chuyên môn, có trình độ tay nghề vững vàng, có lòng nhiệt tình và có tâm huyết với nghề, đặc biệt là những vấn đề nêu trên thì kinh nghiệm trên thực hiện mới có hiệu quả
2. Với cấp trường:
- Tổ chức hội thi ‘Tự làm đồ dùnh dạy học” thường xuyên 1 lần/năm để giáo viên phát huy được khả năng tiềm ẩn của mình. Phát hiện những tài năng mới.
- Cần đầu tư, hỗ trợ về thời gian và kinh phí hợp lý cho việc tự làm đồ dùng dạy học ở các tổ khối chuyên môn. Đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo hướng thiết thực, hiệu quả. Nêu rõ những khó khăn bấtcập để tổ cùng giải quyết.
3. Với Phòng Giáo dục và đào tạo:
Thường xuyên tổ chức hội thảo về vấn đề “Tự làm và sử dụng đồ dùng dạy học” cấp huyện hoặc cụm để các giáo viên có điều kiện giao lưuhọc hỏi lẫn nhau. Nâng cao nhận thức, nâng cao tay nghề của giáo viên và tổ chức cho giáo viên tập huấn sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học ngay trong dịp hè.
Có sự kiểm tra đánh giá thường xuyên.
III. Kết luận chung:
Để viẹc dạy và học trong các trường phổ thông nói chung và các trường tiểu học nói riêng đạt được mục tiêu của Bộ Giáo dục và đào tạo đã đề ra đòi hỏi người giáo viên phải có trình độ tay nghề vững, nắm bắt và cập nhật kịp thời các thông tin giáo dục. Giảng dạy theo hướng đổi mới phương pháp dạy học song song với việc đổi mới thiết bị và đồ dùng dạy học. Trong mỗi tiết dạy (theo yêu cầu của từng bài) người giáo viên cần thao tác các thiết bị và đồ dùng dạy học ssao cho hiệu quả, thường xuyên đúc rút kinh nghiệm cho bản thân mình để giờ học đạt được mục tiêu đề ra.
*********
Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi trong việc khai thác, sử dụng thiết bị và đồ dùng dạy học tự làm để giờ dạy đạt hiệu quả cao.
Có được kết quả trên là nhờ sự đi sâu tìm hiểu tình hình thực tế, nghiên cứu tìm tòi của bản thân và sự giúp đỡ của các bậc thầy, bạn bè đồng nghiệp trong thời gian giảng dạy vừa qua.
Riêng bản thân tôi luôn luôn mong muón được nghe sự đóng góp ý kiến chân thành của các bậc thầy và bạn bè đồng nghiệp để việc khai thác sử dụng thiết bị và đồ dùng dạy học sẵn có, đồ dùng dạy học tự làm đạt kết quả tốt đẹp hơn nữa, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục học sinh, đáp ứng việc đổi mới, thực hiện được mục tiêu đào tạo của ngành giáo dục hiện nay.
Ngày 25 tháng 4 năm 2009
Giáo viên
Phạm Thị Hải Yến
File đính kèm:
- SKKN DAT GIAI A DDDH DAT GIAI A TINH.doc