Môn Tiếng Việt cùng với các môn học khác, có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh 4 kĩ năng đó là: “Nghe - Nói - Đọc - Viết”. Trong môn Tiếng Việt có các phân môn như: Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Luyện từ và câu, Tập viết, Tập làm văn Trong đó, phân môn Tập làm văn là phân môn có tính chất tích hợp của các phân môn khác nhiều nhất. Qua phân môn Tập làm văn, học sinh có khả năng xây dựng một văn bản, đó là bài nói, bài viết. Mà nói và viết là những hình thức giao tiếp rất quan trọng, thông qua đó con người thực hiện quá trình tư duy chiếm lĩnh tri thức, trao đổi tư tưởng, tình cảm, quan điểm, giúp mọi người hiểu nhau, cùng hợp tác trong cuộc sống lao động.
16 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1550 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 3 học tốt phân môn Tập làm văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GK) tả lại quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội”. Khi quan sát học sinh nhận đâu là hoạt động chính của lễ hội. Đó là hoạt động gì? Màu sắc trong tranh thể hiện không khí, quang cảnh lễ hội từ đó các em bộ lộ tình cảm của mình đối với các hoạt động mang đậm nét phong tục tập quán của địa phương.
Thêm vào đó, những yếu tố phi ngôn ngữ như điệu bộ, cử chỉ, ánh mắt, nét mặt, giọng điệu của các em khi nói sẽ làm tăng tính hấp dẫn, tính thuyết phục đối với người nghe. Do đó, giáo viên cũng cần khuyến khích các em rèn luyện khả năng sử dụng những yếu tố phi ngôn ngữ này.
4. Sử dụng linh hoạt các hình thức hoạt động trong tiết dạy tập làm văn theo hướng đổi mới.
Việc tổ chức tốt các hình thức dạy học sẽ cuốn hút học sinh vào các hoạt động học tập một cách chủ động tích cực. Giáo viên sử dụng các hình thức tổ chức dạy học như: học sinh thảo luận nhóm, đàm thoại với nhau và với chính thầy cô hoặc hoạt động cá nhân (độc thoại) về một vấn đề. Các hình thức tổ chức hoạt động học có thể là: đóng các hoạt cảnh, vận dụng các trò chơi trong tiết học, các cuộc thi tiếp sức… Qua đó học sinh lĩnh hội kiến thức, tích cực, tự giác “học mà chơi-chơi mà học”. Không khí học tập thoái mái khiến học sinh mạnh dạn, tự tin khi nói. Các em dần có khả năng diễn đạt, phát biểu ý kiến, đánh giá trước đông người một cách lưu loát, rành mạch, dễ hiểu.
So sánh với phương pháp dạy Tập làm văn lớp 3 truyền thống: mỗi tiết Tập làm văn chú trọng đến mục tiêu là hình thành bài văn theo một đề bài thuộc một thể loại văn nào đó dưới dạng nói hoặc viết. Tiết học diễn ra theo tiến trình: giáo viên hướng dẫn làm bài dựa theo dàn bài thuộc thể loại chung, đưa các câu hỏi gợi ý... khiến học sinh dễ nhàm chán, có cảm giác bị bắt buộc theo khuôn mẫu, không khuyến khích học sinh nói, viết những cảm xúc, nhận xét, đánh giá, sự miêu tả của chính các em.
Trong chương trình sách giáo khoa lớp 3 hiện hành, mỗi tiết Tập làm văn là một hệ thống bài tập có tính định hướng, gợi mở, với nhiều dạng bài: nghe - nói, nói - viết, nghe - nói - viết... Vì vậy, giáo viên vẫn bám sát mục đích, yêu cầu của tiết dạy, bài dạy nhưng linh hoạt, chủ động hơn trong cách tổ chức các hoạt động dạy - học, phân bố thời gian hợp lý, vừa tránh được những nhược điểm nêu trên vừa tạo được không khí học tập phát huy được tính tích cực, sáng tạo của học sinh.
Ví dụ 1: Tiết tập làm văn (tuần11) với hệ thống bài tập như sau:
Bài 1: Nghe kể lại câu chuyện “Tôi có đọc đâu”.
Yêu cầu : Học sinh nghe và kể lại câu chuyện.
Giáo viên sử dụng các hình thức dạy học:
- Giáo viên kể mẫu nội dung câu chuyện.
- Thảo luận theo nhóm, theo cặp: học sinh dựa vào gợi ý, sách giáo khoa, tranh và việc nghe giáo viên kể để kể lại nội dung câu chuyện cho nhau nghe.
- Đại diện từng nhóm kể trước lớp.
- Học sinh nhận xét.
- Giáo viên nhận xét, bổ sung, cho điểm.
Cách tổ chức các hình thức hoạt động nêu trên huy động được tất cả học sinh tham gia vào hoạt động học tập, tạo được không khí thi đua học tập giữa từng học sinh với nhau, và giữa các nhóm học sinh.
Bài 2: Nói về quê hương em hoặc nơi em đang ở.
Yêu cầu : Học sinh làm việc cá nhân với vở bài tập.
Giáo viên sử dụng các hình thức dạy học:
Cá nhân học sinh làm trong vở bài tập.
Học sinh trình bày trước lớp
Học sinh nhận xét bài làm của bạn
Giáo viên nhận xét, bổ sung, cho điểm.
Qua việc giáo viên nhận xét, bổ sung, cho điểm: Đánh giá khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh, khả năng diễn đạt sắp xếp các ý theo đúng trình tự bài học chưa. Từ nhận thức của học sinh giúp giáo viên lựa chọn phương pháp và hình thức dạy học phù hợp từ nội dung bài giảng, hệ thống câu hỏi gợi mở, hình thức luyện tập giúp học sinh phát huy khả năng của mình và đạt hiệu quả cao nhất.
Ngoài ra giáo viên đánh giá cách truyền thụ kiến thức, phương pháp giảng giải của chính bản thân để điều chỉnh cho phù hợp.
Tóm lại, sử dụng và phối hợp linh hoạt các hình thức dạy Tập làm văn lớp 3 theo hướng đổi mới tạo được hứng thú học tập cho học sinh, học sinh tham gia các hoạt động học một cách hào hứng, tích cực, sáng tạo.
Ví dụ 2: Tiết tập làm văn (tuần22) với hệ thống bài tập:
Bài 1: Kể về người lao động trí óc mà em biết.
Giáo viên cho học sinh làm việc cá nhân (làm trong vở bài tập).
Trao đổi nhóm, kể cho nhau nghe về người lao động trí óc.
Sau khi thống nhất các em cử đại diện nhóm trình bày.
Học sinh khác nghe nhận xét, bổ sung.
Bài 2: Viết những điều em vừa kể thành đoạn văn.
Học sinh phải biết viết những điều em vừa kể thành đoạn văn với câu văn đúng, hay, biết sử dụng hình ảnh, từ ngữ phù hợp.
Như vậy, trong một tiết học, học sinh vừa luyện kể (luyện nói), vừa luyện viết đoạn văn (văn bản), nên việc giáo viên vận dụng linh hoạt các hình thức dạy học trong dạy Tập làm văn là nhiệm vụ cần thiết.
5. Dạy học hướng tập trung vào học sinh và chú trọng hình thức dạy học cá nhân.
Dạy tập làm văn theo hướng tập trung vào học sinh không phải chỉ tìm ra một câu trả lời có sẵn mà học sinh phải đưa ra được câu trả lời trên cơ sở suy nghĩ và hiểu biết của chính các em. Quá trình tư duy đó đòi hỏi học sinh phải vận dụng những vốn tri thức, hiểu biết phù hợp với vấn đề đặt ra trong câu hỏi; phân tích, sắp xếp những tri thức đó, đưa ra những kết luận và chọn phương án trả lời tốt nhất. Nói ngắn gọn lại: học sinh tìm ra câu trả lời qua việc thu thập, sàng lọc thông tin và phân tích dữ kiện.
Ví dụ : Dạy Tập làm văn Tuần 5.
Bài: Tập tổ chức một cuộc họp.
- Học sinh chọn nội dung cuộc họp cho phù hợp.
- Xác định đúng mục đích cuộc họp, nguyên nhân của cuộc họp.
- Nêu lên tình hình chung.
- Đưa ra cách giải quyết (nhiều thành viên trong tổ, lớp được bày tỏ ý kiến).
- Người điều hành cuộc họp thống nhất ý kiến, thống phất phương án giải quyết vấn đề, giao việc cho từng thành viên.
Các em tự lựa chọn nội dung cuộc họp tức là các em nói về vấn đề mình am hiểu nhất, phù hợp yêu cầu bài. Từ việc hiểu biết đó các em bàn cụ thể chi tiết có cách giải quyết thoả đáng, giúp cho người điều hành có ý kiến tập trung sâu sắc.
Từ nhận xét, bày tỏ ý kiến của học sinh, giáo viên định hướng, hướng dẫn học sinh hình thức tổ chức: Người tổ chức cuộc họp, các thành viên trong tổ bất kỳ ai cũng có thể là người điều hành và cũng là thành viên. Vì vậy khả năng diễn đạt mỗi học sinh được điều chỉnh hoàn thiện dần.
Như vậy thông qua tiết Tập làm văn đã góp phần phát huy tính độc lập sáng tạo của học sinh, giáo viên chỉ là người tổ chức, định hướng cho học sinh cách làm bài.
6. Dạy học phối kết hợp các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Các hoạt động ngoại khoá giúp học sinh có những hiểu biết thực tế ngoài kiến thức được học trong chương trình chính khoá. Do đó việc phối kết hợp với các hoạt động ngoài giờ lên lớp là rất cần thiết. Qua các hoạt động ngoài giờ, học sinh được rèn luyện bằng nhiều hình thức khác nhau, có nội dung liên quan đến bài học của các em. Giáo viên giảng dạy cần có sự kết phối hợp chặt chẽ với giáo viên tổng phụ trách, thông qua các buổi chào cờ nói về gương người tốt việc tốt, tổ chức các hoạt động: thi búp măng xinh, thi ca hát tập diễn các tiểu phẩm, thi kể chuyện - văn nghệ, thi đọc thơ, thi các môn năng khiếu…
Hoặc thông qua buổi lễ khai giảng học sinh có thể viết những cảm xúc, những kỷ niệm đẹp của các em về ngày đầu tiên đi học (Bài học Tuần 6).
Hay qua buổi lễ kết nạp đội viên TNTP Hồ Chí Minh, học sinh có nguyện vọng viết đơn vào Đội, sinh hoạt trong các câu lạc bộ, tổ chức của Đội…Ví dụ: Tham dự hội thi tìm hiểu về Đội.
+ Từ thực tế đó, học sinh sẽ có thêm hiểu biết về Đội TNTP Hồ Chí Minh, giúp các em viết tốt hơn Đơn xin vào Đội (tiết Tập làm văn-Tuần 2) với yêu cầu: Em hãy viết đơn xin vào Đội với mẫu in sẵn.
C. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM.
I. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
Thông qua dạy thử nghiệm theo hướng trên, tôi đã thu được rất nhiều kết quả khả quan. Đó là, học sinh học tập hào hứng, mạnh dạn hơn, vốn từ của học sinh cũng được phong phú hơn. Do đó câu văn của các em cũng giàu hình ảnh hơn.
Tiến hành khảo sát theo những tiêu chí ban đầu đề ra đối với lớp 3A2 mà tôi đang phụ trách, tuần 13 với đề bài:
Viết một bức thư cho bạn ở một tỉnh miền Nam (hoặc miền Trung, miền Bắc) để làm quen và hẹn bạn cùng thi đua học tốt.
Kết quả thu được như sau:
Nội dung khảo sát
Số học sinh
Tỷ lệ%
1. Biết viết câu, dùng từ hợp lý.
22/26
84.6%
2. Biết nói - viết thành câu.
20/26
76.9%
3. Biết dùng từ ngữ, câu văn có hình ảnh.
18/26
69,2%
4. Biết trình bày đoạn văn.
19/26
73.1%
Bài viết học sinh đạt từ trung bình trở lên
23/26
88.5%
Tuy kết quả vẫn còn khiêm tốn, nhưng phần nào cũng đã khích lệ rất lớn tôi trong việc tìm tòi đổi mới phương pháp dạy học. Với những kết quả ban đầu đã đạt được đó, tôi sẽ cố gắng phát huy để thành công hơn trong thời gian tới.
II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Với việc vận dụng những kinh nghiệm của đề tài vào thực tế đã đem lại những kết quả khả quan như trên, tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm về phương pháp dạy học như sau:
1. Dạy Tập làm văn theo phương pháp “tích hợp - lồng ghép” các phân môn trong môn Tiếng Việt.
2. Chú trọng phương pháp dạy học theo quan điểm giao tiếp, rèn kỹ năng nghe - nói - đọc - viết cho học sinh.
3. Giáo viên biết tổ chức tốt cho học sinh cách quan sát tranh, cách dùng từ, giọng kể, lời nhân vật, nói viết thành câu.
4. Động viên khuyến khích học sinh tự học, học theo phương pháp tự tìm tòi. Giáo viên tổ chức, phối hợp linh hoạt các hình thức và phương pháp dạy học theo hướng đổi mới. Dạy học hướng tập trung vào học sinh, coi học sinh là chủ thể của hoạt động, tổ chức các hoạt động giúp các em chiếm lĩnh tri thức và rút ra kết luận phù hợp với bài học.
5. Giáo viên biết cách phối hợp hoạt động học tập với các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Trên đây là một số kinh nghiệm tôi đã rút ra trong quá trình dạy học phân môn Tập làm văn lớp 3. Trong quá trình thực hiện đề tài, chắc chắn sẽ không tránh khỏi những hạn chế. Rất mong nhận được sự góp ý của Hội đồng Khoa học các cấp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Đak Pơ, ngày 20 tháng 02 năm 2011
Người thực hiện
File đính kèm:
- SKKN Giup HS lop 3 hoc tot phan mon.doc