Một số kinh nghiệm của giáo viên chủ nhiệm trong công tác giáo dục kĩ năng sống cho học sinh

Một trong những nguyên lí giáo dục cơ bản của đất nước chúng ta là giáo dục con người toàn diện. Nhiệm vụ của hệ thống giáo dục Việt Nam là đào tạo, bồi dưỡng học sinh cả đức lẫn tài. Học sinh đến trường không chỉ để học chữ, hay chỉ để trang bị cho mình vốn tri thức cần thiết cho hành trang nghề nghiệp mai sau mà còn để rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, lối sống, và hình thành nên những phẩm chất tốt đẹp, tiêu biểu cho con người Việt Nam. Hiểu theo nghĩa truyền thống, học trước tiên là để làm người hay như câu nói “Tiên học lễ, hậu học văn”. Như vậy, nhà trường phải thực hiện nhiệm vụ kép vừa dạy chữ vừa dạy cách làm người cho học sinh, nghĩa là vừa trang bị cho các em kiến thức để hòa nhập, để mưu sinh, đề tiếp tục học lên bậc cao hơn vừa hình thành nhân cách, đạo đức để các em trở thành người tốt, có ích cho xã hội, cho đất nước.

doc14 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 5165 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số kinh nghiệm của giáo viên chủ nhiệm trong công tác giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ường. -Tháng 10: Chăm ngoan học giỏi: Rèn luyện kĩ năng điều khiển, tự quản hoạt động học tập và kĩ năng trình bày, trao đổi ý kiến trước tập thể. -Tháng 11: Tôn sư trọng đạo: Rèn luyện kĩ năng giao tiếp, ứng xử với thầy cô giáo, phát huy truyền thống tôn sư trọng đạo. -Tháng 12: Uống nước nhớ nguồn: Giúp học sinh biết giữ gìn và phát huy truyền thống cha anh bằng hành động: kỉ luật tốt, học tập tốt. -Tháng 1 & tháng 2: Mừng Đảng, đón xuân: Giáo dục học sinh tự giác học tập tốt, rèn luyện tốt để đền đáp công ơn của Đảng. Biết tôn trọng, giữ gìn bảo vệ và phát huy những phong tục tập quán, truyền thống tốt đẹp và bản sắc văn hóa của dân tộc mình. -Tháng 3: Tiến bước lên Đoàn: Học tập và rèn luyện theo các gương tốt đoàn viên, có ý thức phấn đấu trở thành đoàn viên. -Tháng 4: Hòa bình và hữu nghị: Biết tỏ thái độ đồng tình với những cách ứng xử có văn hóa trong đời sống hằng ngày; biết phê phán những thái độ và cách ứng xử thiếu văn hóa, không thân thiện. -Tháng 5: Kính yêu Bác Hồ: Có thói quen rèn luyện thường xuyên theo 5 điều Bác Hồ dạy. Trong các tiết giáo dục ngoài giờ lên lớp theo các chủ điểm nêu trên, GVCN phải có sự phân công rõ ràng từng nhiệm vụ cho học sinh sao cho em nào cũng có trách nhiệm, cũng tham gia hoạt động, tránh để các em thụ động thì sẽ không phát huy hết các kĩ năng của các em. Vì vậy, khi tổ chức tiết sinh hoạt ngoài giờ lên lớp, GVCN cần lưu ý các vấn đề sau: Thứ nhất, chú ý đến sự đa dạng của các hình thức hoạt động nhằm lôi cuốn học sinh tham gia hoạt động, kích thích tính tích cực hoạt động của các em. Muốn vậy, người giáo viên cần phải thay đổi các hình thức hoạt động trong từng chủ điểm giáo dục, tránh chỉ lặp đi lặp lại một vài dạng hoạt động mà học sinh đã quá quen thuộc. Thứ hai, tăng cường vai trò chủ thể của học sinh trong hoạt động. Điều này có hai tác dụng: một là, tạo ra cơ hội để học sinh được rèn luyện và tự khẳng định mình; hai là, với vai trò chủ thể, học sinh sẽ tự thể hiện những khả năng của mình trong hoạt động và giúp giáo viên thể hiện ý tưởng của mình trong tiết ngoài giờ lên lớp. Thứ ba, cần khai thác tiềm năng của các lực lượng xã hội trong việc tổ chức cho học sinh. Thứ tư, khi tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh GVCN cần phối hợp chặt chẽ với Tổng phụ trách đội để nắm bắt kế hoạch hoạt động đội thiếu niên, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của tổ chức đội để thực hiện các hoạt động có hiệu quả. Phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp đạt hiệu quả nhất là tạo tình huống sinh động và vui nhộn cho học sinh, cho các em sắm vai trong chuyên đề. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua tiết sinh hoạt dưới cờ: Tiết sinh hoạt dưới cờ đầu tuần được tổ chức theo quy mô toàn trường với sự tham gia và điều khiển của giáo viên và học sinh. GVCN cần quán xuyến, quản lí và động viên học sinh lớp mình tham gia vào hoạt động chung của nhà trường, qua đó giáo dục được các kĩ năng như kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng hợp tác, Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua tiết sinh hoạt cuối tuần: Trong tiết sinh hoạt chủ nhiệm, GVCN sẽ cung cấp các kĩ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động chuyên đề sinh động và vui nhộn. Sự sinh động và vui nhộn này sẽ mang lại niềm vui, sự hứng thú cho các em trong giờ học. Đồng thời, tiết sinh hoạt cuối tuần là một dịp thuận lợi để học sinh được rèn luyện khả năng tự quản. Các em tự nhận xét, đánh giá các mặt hoạt động trong tuần vừa qua, tự đưa ra các biện pháp phù hợp cho hoạt động tuần đến, và tất cả học sinh đều được quyền có ý kiến của mình, như vậy sẽ rèn được kĩ năng thể hiện sự tự tin, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng kiên định, . Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua 15 phút đầu giờ: Trong các buổi học, 15 phút đầu giờ cũng rất quan trọng nếu thầy cô làm công tác chủ nhiệm nhiệt tình, quan tâm đến lớp. GVCN nên tạo ra cho học sinh một thói quen tự quản, nề nếp học tập, biết tự kiểm tra, đánh giá lẫn nhau, truy bài đầu giờ sẽ giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Như vậy sẽ rèn luyện cho các em kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng hợp tác, Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua tiết dạy bộ môn: Là GVCN cũng là GV bộ môn trong lớp học, thông qua các tiết học, giáo viên thường xuyên lồng ghép các kĩ năng sống cho học sinh qua từng bài học, tăng cường kĩ năng thực hành sẽ giúp học sinh rèn luyện được nhiều kĩ năng sống trong học tập. Qua đó sẽ gây hứng thú học tập, yêu thích bộ môn và nâng cao chất lượng. Khi học sinh đã nhận thức đầy đủ các kĩ năng sống, các em sẽ vận dụng tốt trong đời sống của mình. 6. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: Từ việc nhận thức đúng đắn về cơ sở lý luận và thực tế trong quá trình làm công tác chủ nhiệm, với những giải pháp nêu trên mà chúng tôi đã thực hiện trong những năm học vừa qua. Sau những năm học tập và rèn luyện ở trường THCS, học sinh đã biết cách tổ chức và điều khiển một số hoạt động phù hợp với lứa tuổi. Các em hiểu được phải làm gì và làm như thế nào để thực hiện hoạt động có hiệu quả. Thực tế đã cho thấy, các em học sinh từ chỗ nhút nhát, ít tham gia vào các hoạt động của lớp, của trường nay đã mạnh dạn hơn. Các kỹ năng sống của các em như: kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng thể hiện sự tự tin, kĩ năng hợp tác, kĩ năng kiên định, , đã dần được hình thành và phát triển một cách rõ rệt. Đầu năm các em còn lúng túng, ít tham gia các hoạt động nhưng đến cuối năm thì hầu hết đều tham gia một cách hào hứng. Từ đó, chất lượng học lực và hạnh kiểm tăng lên đáng kể, cụ thể là: * Kết quả học lực và hạnh kiểm cuối năm của các lớp tôi đã chủ nhiệm trong các năm gần đây như sau: Năm học Lớp Học lực TB trở lên % Hạnh kiểm khá tốt % 2010 - 2011 9/3 98% 91% 2011 - 2012 9/1 100% 97% 2012 - 2013 9/2 100% 100% Trong năm học 2013-2014, lớp 7/3 mà tôi đang chủ nhiệm cũng đạt nhiều thành tích đáng kể. Tuy chưa có kết quả cuối năm nhưng qua kết quả học kì I là học lực 100% trung bình trở lên, hạnh kiểm hầu như các em đều tốt. Ý thức các em được nâng cao ví dụ như việc tham gia bảo hiểm y tế và bảo hiểm tai nạn đạt 100% . 7. KẾT LUẬN: Việc giáo dục kĩ năng sống góp phần vào việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh một cách hợp lý, thiết thực và hiệu quả. Để giúp học sinh có những kĩ năng sống cần thiết trong cuộc sống thì người thầy giáo làm công tác chủ nhiệm phải có một số kinh nghiệm trong việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, cung cấp cho các em những hiểu biết đó thông qua các hoạt động sinh hoạt chuyên đề sinh động và vui nhộn. Sự sinh động và hứng thú của việc được tham gia vào các hoạt động có liên quan sẽ giúp học sinh nâng cao ý thức một cách tự nhiên và dễ dàng. Và cũng nhờ vào các hoạt động này cùng với sự tin tưởng và sẻ chia của thầy cô mà các em sẽ có được niềm tin, định hướng và nghị lực để phát triển nhân cách. Có câu “Gieo hành vi gặt thói quen, gieo thói quen gặt tính cách, gieo tính cách gặt số phận”. Hành vi tích cực xuất phát từ sự hiểu biết và ý thức của mỗi con người. Học sinh cần sự hiểu biết và tự ý thức để phát triển nhân cách theo hướng tích cực. Muốn như vậy, việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh cần được xem trọng, cần được thực hiện trước tiên trong quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh. Nội dung giáo dục KNS cần được vận dụng linh hoạt tùy theo từng lứa tuổi, cấp học, môn học, hoạt động giáo dục và điều kiện cụ thể. Ngoài các KNS cơ bản trên, tùy theo đặc điểm vùng, miền, địa phương. GV có thể lựa chọn thêm một số KNS khác để giáo dục cho HS của trường, lớp mình cho phù hợp. Tuy nhiên, việc hình thành kỹ năng sống cho học sinh không thể có được trong một sớm một chiều mà cần có thời gian, quá trình để rèn luyện. Nếu chúng ta giáo dục, rèn luyện các em tốt trong trường học phổ thông thì sau này nhất định các em sẽ là người công dân tốt cho xã hội. 8. ĐỀ NGHỊ: Trong quá trình thực hiện để có được kết quả như trên tôi rút ra một số ý kiến sau: 1. Người thầy, cô, cha, mẹ , người lớn tuổi phải là tấm gương sáng cho các em noi theo. 2. Có thể xây dựng lồng ghép những bài học kỹ năng sống, lịch sử, đạo đức ngay trong tiết chào cờ bằng hình thức phong phú như: hoạt cảnh, văn nghệ, thi vấn đáp, diễn đàn trao đổi... thu hút đông đảo các em tham gia sẽ để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng mỗi học sinh. Giáo dục đạo đức, nhân cách, kỹ năng sống thông qua hoạt động này sẽ giúp học sinh trưởng thành nhanh chóng so với hình thức khác. 3. Luôn có sự phối kết hợp đồng bộ giữa nhà trường, gia đình, địa phương. Trong các hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho các em. *Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của bản thân trong việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Tuy đã đạt được một số kết quả nhất định song không thể tránh khỏi những thiếu sót và những biện pháp tối ưu. Tôi rất mong được sự quan tâm giúp đỡ, ý kiến đóng góp của Hội đồng khoa học nhà trường bổ sung thiếu sót để kinh nghiệm này đạt kết quả cao hơn. Đại Đồng, tháng 03/2014 Người viết HUỲNH THỊ KIM MAI 10. TÀI LIỆU THAM KHẢO: - Tập sách Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh phổ thông _ nxb Giáo dục. - Tài liệu tập huấn ngoài giờ lên lớp THCS - Sách hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 7 – Nhà xuất bản giáo dục năm 2003 11. MỤC LỤC STT Tiêu đề Trang 1. Tên đề tài .......................................... ........................1 2. Đặt vấn đề .................................................. ...............1 3. Cơ sở lí luận ...............................................................2 4. Cơ sở thực tiễn ...........................................................6 5. Nội dung nghiên cứu ................................................. 7 6. Kết quả nghiên cứu ...................................................10 7. Kết luận .....................................................................11 8. Đề nghị ......................................................................12 10. Tài liệu tham khảo..................................................... 13 11. Mục lục...................................................................... 18

File đính kèm:

  • docGiao duc mot so ki nang song cho hs.doc