Một số giải pháp nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh trong giờ dạy - Chuyên đề: “Phòng chống tệ nạn xã hội”

Bước sang thế kỉ XXI, đất nước ta đã có những thành tựu đổi mới không ngừng về kinh tế, đất nước chuyển mình bước sang một kỉ nguyên mới: công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế. Song, bên cạnh những thành tựu đáng phấn khởi đó, chúng ta cũng đang đứng trước thử thách không nhỏ- đó là sự gia tăng của tệ nạn xã hội, đặc biệt là các tệ nạn cờ bạc, ma tuý, mại dâm.

- Đáng lo ngại hơn, tệ nạn xã hội đã xâm nhập từng bước vào thế giới học đường, lấy đi tuổi thơ trong sáng của các em học sinh. Đã không ít các em vì thiếu hiểu biết, ham chơi, đua đòi hoặc bị lôi kéo, dụ dỗ đã rơi vào vòng xoáy của tệ nạn xã hội lúc nào không hay.

- Thực hiện xây dựng một đất nước giàu mạnh, văn minh, một nhiệm vụ được đặt ra với mọi ngành, mọi cấp là phải đẩy lùi tệ nạn xã hội đặc biệt phải ngăn ngừa sự xâm nhập của tệ nạn xã hội vào môi trường học đường.

 

doc30 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1033 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số giải pháp nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh trong giờ dạy - Chuyên đề: “Phòng chống tệ nạn xã hội”, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phần công sức nhỏ bé để mái trường THCS Yên Hoà mãi là một vườn hoa rực rỡ, ngát hương; là một trong những lá cờ đầu của ngành Giáo dục và Đào tạo Quận và Thành phố . Góp phần giữ cho ngôi trường luôn trong sạch, xứng đáng với thành tích nhiều năm không có vụ việc vi phạm về tệ nạn xã hội. Góp phần đẩy lùi tệ nạn xã hội ra khỏi môi trường học đường của chúng ta. —– Kết luận Thành công mà tôi có được qua hội thi là nhờ sự đóng góp nhiệt tình, đầy tâm huyết của Ban giám hiệu nhà trường, của các đồng nghiệp trong tổ Văn- Sử- Công dân . Và góp phần làm nên thành công đó, không thể không kể đến các em học sinh lớp 7A. Trong khuôn khổ có hạn của đề tài, cho phép tôi được gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu nhà trường, những người đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong việc thực hiện giờ dạy và đề tài. Xin được cảm ơn các đồng nghiệp trong tổ Văn – Sử – Công dân, những người đã sát cánh bên tôi, chia sẻ với tôi những khó khăn, vất vả nhất. Xin được gửi lời cảm ơn đến các em học sinh lớp 7A thân yêu, các em đã thực sự chủ động, tích cực là nhân tố quan trọng đem lại thành công cho giờ dạy. Là một giáo viên không được đào tạo chính khoá về môn Giáo dục Công dân, với hiểu biết còn hạn hẹp, không thể tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình viết Sáng kiến kinh nghiệm, tôi rất mong nhận được sự đóng góp từ phía Tổ chuyên môn, Ban giám hiệu, Phòng Giáo dục Đào tạo Quận Cầu Giấy để đề tài “Một số giải pháp nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh trong giờ dạy chuyên đề Phòng, chống tệ nạn xã hôi” của tôi được hoàn chỉnh hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Hà Nội ngày 20 tháng 4 năm 2007 Người viết Hoàng Kim Chi TRANH ẢNH HỌC SINH VẼ ĐỂ TUYấN TRUYỀN VỀ PHềNG CHỐNG TỆ NẠN Xà HỘI Phụ lục Giáo án Giáo dục công dân Phòng, chống tệ nạn xã hội. Mục tiêu bài học: HS đạt được: 1.Về kiến thức: - Hiểu được tệ nạn xã hội là gì? - Nắm được tình hình tệ nạn xã hội ở nước ta hiện nay và tính chất nguy hiểm của nó. - Thấy được trách nhiệm của nhà trường, của học sinh trong việc phòng, chống tệ nạn xã hội. 2.Về kĩ năng: - Nhận biết được những biểu hiện của tệ nạn xã hội; - Biết phòng ngừa tệ nạn xã hội cho bản thân; - Tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội ở trường, ở địa phương. 3.Về thái độ: - Xa lánh các tệ nạn xã hội và căm ghét những kẻ lôi kéo trẻ em, thanh niên vào các tệ nạn xã hội; - ủng hộ những hoạt phòng, chống tệ nạn xã hội. B. Chuẩn bị: 1.Giáo viên: Soạn bài Tìm hiểu tư liệu Bảng phụ, bảng thảo luận nhóm. Máy chiếu đa năng 2.Học sinh: Chuẩn bị bài. Vẽ tranh tuyên truyền về tệ nạn xã hội Ra tập san tìm hiểu về tệ nạn xã hội hiện nay Tập sắm vai với tình huống kịch B Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học: 1. ổn định tổ chức : 2. Kiểm tra: sự chuẩn bị của học sinh. 3. Bài mới: Giới thiệu bài: Những năm gần đây, đất nước ta không ngừng đổi mới, đời sống của nhân dân được nâng cao rõ rệt. Song bên cạnh những thành tựu đáng mừng, chúng ta đang phải đối mặt với một thách thứclớn: đó là sự gia tăng của tệ nạn xã hội. (GV đưa 1 đoạn băng ngắn về tình hình tệ nạn xã hội hiện nay) Quả thật, tệ nạn xã hội đang là một vấn đề nhức nhối, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của đất nước. Để giúp các em hiểu về tệ nạn xã hội, tính chất nguy hiểm của nó và những biện pháp để phòng, chống các tệ nạn, chúng ta vào bài học hôm nay. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Kiến thức cần đạt Hoạt động 1: Tìm hiểu thế nào là tệ nạn xã hội? 1.Thế nào là tệ nạn xã hội? - GV đưa 4 bản tin + Nội dung những bản tin phản ánh điều gì? + Em có nhận xét gì về những hành vi đó? - GV nhấn mạnh: Những hành vi đó không những vi phạm về đạo đức mà còn vi phạm về pháp luật, gây ảnh hưởng xấu đến xã hội. Những hành vi đó đều là tệ nạn xã hội. Như vậy, em hiểu tệ nạn xã hội là gì? - GV chốt kiến thức (máy tính) + Hãy kể tên những tệ nạn xã hội mà em biết? + Trong các tệ nạn xã hội, theo em, những tệ nạn nào là nguy hiểm nhất? - 1 HS điểm tin - HS nêu ý kiến cá nhân Nội dung 4 bản tin phản ánh: + việc sản xuất, điều chế ma tuý + hiện tượng buôn bán ma tuý + hiện tượng đánh bạc trong sinh viên + hiện tượng mại dâm - HS trả lời cá nhân + những hành vi đó đáng lên án + những hành vi đó là vi phạm pháp luật + những hành vi đó vi phạm về đạo đức + những hành vi đó gây ảnh hưởng đến xã hội ... - HS trả lời cá nhân - HS trả lời cá nhân + Các tệ nạn xã hội: cờ bạc, ma tuý, mại dâm, đua xe trái phép, tham nhũng, trộm cắp, gian lận trong thi cử... + Những tệ nạn xã hội nguy hiểm nhất: cờ bạc, ma tuý, mại dâm. - Là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội - Vi phạm về đạo đức và pháp luật - Gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội. Hoạt động 2: Tìm hiểu tình hình tệ nạn xã hội ở nước ta 2. Tính chất nguy hiểm của tệ nạn xã hội: - Qua các phương tiện thông tin đại chúng, em biết đến vụ, việc nào vi phạm về tệ nạn xã hội? - GV đưa bảng thống kê số liệu + Quan sát bảng số liệu, em có nhận xét gì? - GV đưa 1 đoạn băng phóng sự. + Cảm nhận của em sau khi xem đoạn băng? - GV chốt lại (máy tính) - HS nêu ý kiến cá nhân - HS quan sát bảng thống kê số liệu (1’) - HS nhận xét cá nhân + Tệ nghiện ma tuý gia tăng - HS theo dõi - HS nêu ý kiến cá nhân a. Tình hình tệ nạn xã hội ở nước ta hiện nay: Tệ nạn xã hôi diễn ra ở mọi nơi Tệ nạn xã hội có thể lôi kéo mọi tầng lớp trong xã hội Mức độ của tệ nạn xã hội nguy hiểm, thủ đoạn ngày càng tinh vi Hoạt động 3: Tìm hiểu về tác hại của tệ nạn xã hội. - GV chia 6 nhóm thảo luận - GV nêu yêu cầu thảo luân: + Nhóm 1+2 (Câu hỏi 1): Tác hại của tệ nạn xã hội với bản thân người mắc? + Nhóm 3+4 (Câu hỏi 2): Tác hại của tệ nạn xã hội với gia đình họ? + Nhóm 5+6 (Câu hỏi 3): Tác hại của tệ nạn xã hội với toàn xã hội? - GV nhận xét và chốt lại (máy tính) - GV nhấn mạnh: Tác hại ghê gớm nhất của tệ nạn xã hội là sự huỷ hoại sức khoẻ con người. Trong đó, tệ ma tuý, mại dâm còn là con đường ngắn nhất để lan truyền căn bệnh thế kỉ HIV/ AIDS, một căn bệnh vô cùng nguy hiểm. - HS thảo luận nhóm (3’) - Đại diện 3 nhóm trình bày - 3 nhóm còn lại nhận xét, bổ sung b. Tác hại của tệ nạn xã hội: Với bản thân: suy sụp về sức khoẻ, tinh thần; sa sút về phẩm chất đạo đức con người. Với gia đình: phá hoại kinh tế, hạnh phúc gia đình; làm suy thoái giống nòi. Với xã hội: làm rối loạn trật tự an toàn xã hội; ảnh hưởng đến kinh tế đất nước. Hoạt động 4: Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội: - GV tổ chức trò chơi tiếp sức: Tìm những nguyên nhân dẫn con người sa vào tệ nạn xã hội? - GV nhận xét và chốt lại những nguyên nhân chủ yếu. - GV dẫn dắt: Để phòng, chống tệ nạn xã hội, Nhà nước đã ban hành những quy định của pháp luật: Bộ luật hình sự, Luật phòng chống ma tuý, Pháp lệnh phòng chống mại dâm... Để góp phần vào công cuộc phòng, chống tệ nạn xã hội, chúng ta cần làm gì? - HS chia 2 đội chơi. - Mỗi HS chuẩn bị một nguyên nhân viết vào giấy bìa đã chuẩn bị sẵn ở nhà - Khi có hiệu lệnh “Tiếp sức bắt đầu”, lần lượt từng người lên dán nguyên nhân mình tìm được không được trùng với người dán trước. - Thời gian chơi:1,5 phút c. Nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội: Lối sống không lành mạnh Thiếu hiểu biết, không tôn trọng pháp luật Do hoàn cảnh gia đình; hay do hoàn cảnh xung quanh tác động. Hoạt động 5: Tìm hiểu những biện pháp để phòng, chống tệ nạn xã hội. 3. Học sinh làm gì để phòng, chống tệ nạn xã hội: - GV cho HS diễn tiểu phẩm - GV nhận xét và chốt lại - GV cho HS liên hệ: + Để phòng, chống tệ nạn xã hội trong nhà trường, em thấy trường ta đã có những việc làm nào? + Tập thể lớp chúng ta đã làm được những công việc gì? + Em có những biện pháp gì để giữ mình không sa vào tệ nạn xã hội? - GV cho HS tổ chức thi tuyên truyền về phòng, chống tệ nạn xã hội trong nhà trường. - GV nhận xét và kết luận toàn bài: Trong công cuộc phòng chống tệ nạn xã hội đã có không ít những tấm gương sáng, đáng tự hào. Bên cạnh đó, có biết bao người đã đoạn tuyệt với tệ nạn xã hội trở về trong vòng tay của cộng đồng. Vinh dự thay, Cầu Giấy của chúng ta cũng là 1 trong những đơn vị đi đầu, có nhiều thành tích trong công tác phòng, chống tệ nạn xã hội. Qua giờ học này, các em hãy là những tuyên truyền viên tích cực để góp phần đem lại sự bình yên cho cuộc sống, để Yên Hoà mãi xứng danh là mảnh đất “tứ danh hương”! - 1 HS dẫn chương trình - 6 HS sắm vai với tiểu phẩm “Chuyện ở quán Game” - HS nêu câu hỏi: + Theo các bạn, 2 bạn HS đó có vi phạm pháp luật không? Vì sao? + Trong tình huống trên, chúng ta có thể khuyên 2 bạn điều gì? - HS nêu ý kiến - HS liên hệ: Nhà trường đã làm: + Kí cam kết: học sinh – gia đình – nhà trường về Phòng chống ma tuý và các tệ nạn xã hội. + Phát động làm tập san, vẽ tranh tuyên truyền +Tuyên truyền qua chương trình phát thanh măng non - Lớp trưởng đại diện lớp báo cáo Lớp đã làm: + 100% kí cam kết nói “không” với tệ nạn xã hội + Ra tập san tìm hiểu về tệ nạn xã hội + Vẽ tranh tuyên truyền + Tổ chức cuộc thi tuyên truyền viên giỏi về phòng, chống tệ nạn xã hội - HS tự liên hệ cá nhân Cá nhân đã làm: + Không chơi điện tử ăn tiền + Không cờ bạc + Không uống rượu, hút thuốc + Không xem tranh, ảnh, sách báo không lành mạnh... - Lớp trưởng điều hành cuộc thi tuyên truyền về tệ nạn xã hội qua tranh vẽ: + 3 HS đại diện 3 đội giới thiệu và thuyết minh về bức tranh của đội mình. + HS dưới lớp tham gia bằng hình thức : đặt vè, hát, đọc thơ... HS cần: - Sống giản dị, lành mạnh; biết giữ mình và cùng giúp nhau không sa vào tệ nạn xã hội. - Hiểu và tuân theo những quy định của pháp luật. - Tích cực tham gia những hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội trong nhà trường và ở địa phương. Hoạt động tiếp nối: - GV dặn dò và nhắc nhở: + Về nhà, các em tìm hiểu những quy định của pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội + Đẩy mạnh việc tuyên truyền, vận động người thân và những người xung quanh tránh xa tệ nạn xã hội. Nhận xét đánh giá của tổ chuyên môn: Nhận xét đánh giá của hội đồng xét duyệt đề tài trường THCS Yên Hoà:

File đính kèm:

  • docsang kien kinh nghiem.doc
Giáo án liên quan