Báo cáo chính trị Đại hội IX của Đảng (2001) đã chỉ rõ:"Phát triển giáo dục là nền tảng, nguồn nhân lực chất lượng cao, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nhgiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững".
Bước vào thế kỷ XXI, giáo dục Việt Nam đã trải qua hơn mười năm đổi mới và thu được nhiều thành quả tốt đẹp. Tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, từng bước thực hiện các mục tiêu của xã hội. Năm học 2003-2004 toàn ngành giáo dục cùng đẩy mạnh phong trào thi đua: Dạy tốt - học tốt, nâng cao chất lượng giáo dục tạo sự đột biến có tính đột phá đi lên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Ngày nay, đất nước đang trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nên rất cần những con người có tri thức, có khoa học kỹ thuật. Trước yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội đòi hỏi nền giáo dục phải thay đổi mục tiêu đào tạo, xét lại nội dung và phương pháp dạy học. Đó là việc làm rất bức xúc và cần thiết hiện nay.
11 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1391 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số giải pháp nhằm đổi mới phương pháp dạy phân môn Tập đọc Lớp 2A Trường Tiểu học An Thạnh Nam A, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
:
Ai mang nước ngọt, nước lành
Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa.
Trong câu thơ trên, từ nào được lặp lại nhiều lần? Tác giả sử dụng biện pháp tu từ đó để làm gì?
Học sinh sẽ tìm được từ "Ai" lặp lại 2 lần, "nước" được lặp lại 2 lần. Biện pháp tu từ này cho thấy: Quả dừa có sẵn ở trên cây, do quy luật của cây ra hoa, kết quả và cảm nhận được phần nào về hương vị của nước dừa cũng như tác dụng của nước dừa.
Em có nhận xét gì về cách gieo vần trong các dòng thơ? Tiếng cuối của dòng thơ 6 tiếng cùng vần với tiếng thứ 6 của dòng thơ 8 tiếng. Đây là cách gieo vần của thể thơ lục bát.
Lá dừa, thân, ngọn, quả dừa được so sánh với những gì? Biện pháp tu từ này có tác dụng gì?
Học sinh tìm được những hình ảnh được so sánh: lá như bàn tay, chiếc lược; Ngọn như đầu của người; Thân : mặc áo bạc phếch, đứng canh trời đất; Quả: Như đàn lợn con, như những hũ rượu. Với cách nhìn và so sánh, mô tả tài tình mà thú vị của nhà thơ nhỏ tuổi Trần Đăng Khoa đã cho chúng ta thấy cây dừa giống như một con người.
4.5: Giải nghĩa từ phù hợp với văn cảnh:
Đối với các từ ngữ khó cần giải thích, giáo viên không áp đặt, không mớm sẵn, không đưa ra kết luận sẵn có để bắt buộc học sinh bị động tiếp thu mà cần gợi mở, dẫn dắt học sinh để các em tìm tòi, khám phá, tự tìm ra kết luận. Tùy theo từng từ mà giải nghĩa theo từ điển hoặc văn cảnh bài Tập đọc, hoặc dựa vào từ trái nghĩa, trực quan.
Ví dụ: Bài Bạn của Nai Nhỏ - Tiếng Việt 2 - Tập 1. Có từ "Hích vai": dùng vai đẩy. Giáo viên có thể thông qua việc làm mẫu. Giải thích thêm từ "húc": Bằng cách cho 2 học sinh lên thực hành: một em đứng thẳng, em kia hơi cúi xuống và cong người lấy đầu "húc" vào bụng bạn kia làm bạn chao đảo.
Tóm lại: Trong quá trình truyền thụ kiến thức mới để học sinh nắm được nội dung bài người giáo viên phải vận dụng linh hoạt nhiều phương pháp. Không có phương pháp nào là vạn năng, tuyệt đối. Cần lựa chọn các phương pháp sao cho phù hợp với từng bài nhưng vẫn đảm bảo tính khoa học và vừa sức.
4.6: Coi trọng việc rèn đọc cho học sinh:
Đọc có nhiều hình thức: Đọc trơn, đọc diễn cảm, đọc to, đọc nhỏ, đọc thầm, đọc cá nhân, đọc hiểu. Kĩ năng đọc của học sinh lớp 2 chưa thật hoàn thiện nên trong việc rèn đọc yêu cầu đọc đúng và tiến tới đọc hay là chủ yếu. Trong việc rèn đọc cần luôn gắn với yêu cầu cảm thụ văn học.
a. Muốn học sinh đọc tốt, trước hết cần rèn cho học sinh phát âm đúng, rõ ràng. Tôi thấy học sinh phát âm sai rất nhiều, chủ yếu là phát âm sai phụ âm đầu l/n, s/x nguyên nhân là do học sinh chưa phân biệt được cách phát âm và phát âm sai do theo thói quen địa phương.
Để khắc phục tình trạng trên, tôi đã tiến hành như sau:
- Điều tra phân loại lỗi ngay từ đầu năm cho từng em, từng nhóm để có kế hoạch uốn nắn.
- Có bảng theo dõi sự tiến bộ và tồn tại của học sinh qua từng tháng.
- Khi hướng dẫn phát âm, tôi phân tích cho các em thấy sự khác biệt của phát âm đúng với phát âm sai mà các em mắc phải. Đi sâu vào phân tích, có khi dùng hình vẽ để minh hoạ cho các em thấy được cấu tạo hệ thống môi, răng, lưỡi khi phát âm. Giáo viên dùng trực giác hay nghe nhìn để hướng dẫn cho các em nghe, nhìn khuôn miệng của cô giáo đánh vần( các bộ phận cấu âm) để học sinh theo đọc mẫu.
Ví dụ:
+ Âm N: Đầu lưỡi và mặt sau của răng cửa hàm trên tạo nên điểm cấu âm cho âm N, luồng hơi thoát ra dưới mũi tạo nên phụ âm mũi N.
Phát âm phụ âm N: Đầu lưỡi thẳng, luồng hơi đi ra nhẹ.
+ Âm L: Đẫu lưỡi và lợi của hàm trên là điểm cấu âm của L. Luồng hơi bị chặn ngay ở giữa miệng do đầu lưỡi hạ xuống, luồng hơi lách qua một hay hai bên lưỡi tạo nên âm L.
b. Kết hợp với việc rèn phát âm đúng, rõ ràng, cần rèn luyện cho học sinh đọc đúng và trôi chảy. Khi tập đọc lưu ý những dấu thanh mà các em hay bỏ quên hoặc đọc sai. Đọc rõ từng tiếng, không được kéo dài liền tiếng này sang tiếng khác (đọc ê a). Rèn học sinh biết ngừng, nghỉ đúng chỗ, biết phận biệt câu thơ, dòng thơ. Đối với câu văn dài, hướng dẫn học sinh biết đọc thành từng cụm từ, biết giữ hơi để khỏi phải bị ngắt quãng giữa các âm tiết.
c. Hướng dẫn đọc phân vai:
Đối với học sinh lớp 2, đọc phân vai được htực hiện sau khi học sinh đã nắm được nội dung bài đọc. Yêu cầu chính của khâu này là học sinh thể hiện được giọng đọc của bài, giọng điệu của từng nhân vật, thể hiện được tình cảm của người viết.
Thực tế giảng dạy, tôi thấy học sinh lớp tôi rất hào hứng tham gia đọc phần này và thể hiện giọng đọc tốt.
4.7: Nâng cao hiệu quả tập đọc qua những việc tổ chức các trò chơi luyện đọc:
Có thể tổ chức trò chơi vào cuối tiết học (nếu còn thời gian) để tạo không khí vui tươi, hồn nhiên, nhẹ nhàng. Các trò chơi được tổ chức dưới các hình thức sau:
- Thi đọc nhanh, thuộc giỏi.
- Thi đọc tiếp sức.
- Thả thơ.
- Đọc thơ truyền điện.
- Đóng kịch.
- Chọn người uyên bác.
- Kể lại cái đã đọc (áp dụng cho từng bài đọc) để giúp các em thể hiện bằng lời, bằng ngữ điệu và tỏ rõ thái độ của mình đối với điều đã học. Đây chính là dịp các em rèn cách sử dụng vốn từ, ngôn ngữ làm sống lại cách diễn đạt có hình ảnh theo cách suy nghĩ của riêng mình và phát triển ngôn ngữ cho học sinh. Sau khi học sinh kể xong giáo viên cần chú ý sửa từ, sửa câu và chính tả.
Ví dụ: Bài Bé Hoa - Tiếng Việt 2 - Tập 1.
Sau khi học xong bài tập đọc, giáo viên cho học sinh dựa vào những hiểu biết của mình kể lại cho cả lớp nghe về gia đình bạn Hoa.
4.8: Liên hệ thực tế:
Để giáo dục đạo đức, tư tưởng tình cảm, tạo vốn sống lành mạnh cho các em (có thể giáo dục dân số nếu phù hợp).
Ơ phần này giáo viên nên lưu ý bài Tập đọc đó thuộc chủ đề gì để giáo dục đạo đức cho học sinh theo chủ đề.
Tóm lại: Trong một giờ dạy Tập đọc, căn cứ vào nội dung từng phần và quỹ thời gian cho phép, tôi đã tổ chức cho các em được tự mình tham gia tìm hiểu bài, tìm ra cách đọc bài đúng, hay. Như vậy các em sẽ hoạt động tích cực hơn, sôi nổi hơn. Khi đó vai trò của giáo viên sẽ bị "mờ nhạt" đi vì học sinh là trung tâm, là chủ thể của giờ học. Làm như vậy không phải giáo viên được nhàn dỗi hơn mà thực ra vai trò của giáo viên càng quan trọng hơn vì giáo viên phải tinh nhạy trong việc bắt lỗi của học sinh, sửa lỗi cho học sinh. Coi trọng phần luyện đọc vì đây là nội dung chính của tiết học. Đặc biệt chú ý tới luyện đọc các nhân là chủ yếu, quan tâm tới mọi đối tượng học sinh. Luyện đọc bằng nhiều hình thức khác nhau, tuỳ theo từng đối tượng học sinh, không theo một quy trình cứng nhắc và phải được thực hiện trước bước tìm hiểu bài. Có thể dùng một số trò chơi có tác dụng luyện đọc để tạo không khí học tập vui tươi, sôi nổi, nhẹ nhàng sinh động trong giờ học.
*. KẾT QUẢ:
Học lực môn Tiếng Việt lớp 2A kết quả kiểm tra định kỳ giữa kỳ I so với đầu năm Năm học: 2011-2012 như sau:
Thời gian
Tổng số HS
Giỏi
Khá
Trung Bình
Yếu
Sl
%
Sl
%
Sl
%
Sl
%
Đầu năm
25
5
20
6
24
9
36
5
20
Giữa HKI
25
6
24
7
28
9
36
3
12
III/ KẾT LUẬN:
1. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Trong thực tế giảng dạy và trong quá trình nghiên cứu làm đề tài này tôi rút ra bài học kinh nghiệm, đó là:
1. Đối với giáo viên:
- Có lòng say mê nghề nghiệp, luôn có ý thức tìm tòi và sáng tạo trong dạy học.
- Luôn tự học hỏi, tự bồi dưỡng nâng cao nhận thức, mở rộng tầm nhìn, mở rộng giao lưu để làm giàu thêm kiến thức và tích luỹ kinh nghiệm giảng dạy.
- Nắm vững đặc trưng, phương pháp, yêu cầu, nhiệm vụ của phân môn Tập đọc, nghiên cứu kĩ bài dạy, từ đó có được phương pháp dạy phù hợp, có tác dụng phát triển tư duy và năng lực cảm thụ văn học cho học sinh.
- Hết sức coi trọng việc rèn luyện đọc, đặt nhiệm vụ này lên hàng đầu, phải giáo dục lòng ham đọc sách và thói quen làm việc với văn bản cho học sinh.
- Không nặng về giảng văn.
2. Đối với học sinh:
- Cần đọc trước bài, suy nghĩ về nội dung bài học, tự mình có thể nêu ra những câu hỏi để tự kiểm tra kiến thức, có cách đọc đúng, hay.
- Trong quá trình học tập cần thể hiện vai trò chủ thể tích cực trong các hoạt động để có được kĩ năng cần thiết, đó là kĩ năng nghe, nói, đọc, viết tốt.
- Cần phát huy tính chủ động, năng động sáng tạo trong hoạt động học, tự do phát biểu ý kiến để rèn luyện cho mình phương pháp học tập tích cực và bản lĩnh tự tin, biết ứng xử thông minh, đúng đắn với môi trường xung quanh.
2. ĐỀ XUẤT Ý KIẾN:
1. Với các cấp quản lý:
- Bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm và lý luận về đổi mới phương pháp dạy học cho giáo viên Tiểu học. Tạo điều kiện cho giáo viên học tập và thực hiện đổi mới phương pháp dạy học có hiệu quả.
- Cần đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động dạy - học.
- Các nhà quản lý giáo dục và những giáo viên trực tiếp giảng dạy cần mạnh dạn hơn trong việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy.
2. Đối với giáo viên:
- Từng bước giáo viên Tiểu học phấn đấu đạt trình độ trên chuẩn để đáp ứng mục tiêu cấp học.
- Giáo viên không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ học vấn. Cần luyện đọc thường xuyên để có giọng đọc thật chuẩn có sức thuyết phục.
- Cần sớm tiếp thu kết quả nghiên cứu của các nhà giáo dục về đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học.
- Giảng dạy nhiệt tình, tạo lên không khí học tập sôi nổi để giúp mọi đối tượng học sinh nắm bắt được kiến thức, rèn luyện kĩ năng. Đặc biệt chú trọng việc rèn thói quen có nề nếp học tập tốt cho học sinh. Hướng dẫn các em biết phương pháp tự học ở nhà để đến lớp các em dễ hiểu bài hơn.
- Ngay từ đầu năm học cần phân loại học sinh để có hướng bồi dưỡng học sinh giỏi, kèm cặp học sinh yếu kém, tích cực kiểm tra, theo dõi thường xuyên kết quả, sự tiến bộ về việc đọc của học sinh.
Trên đây là một số giải pháp nhằm đổi mới phương pháp dạy Tập đọc cho học sinh lớp 2A Trường Tiểu học An Thạnh Nam A, nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy môn Tập đọc của tôi đã được đúc, rút qua nghiên cứu và thực tế áp dụng. Trong quá trình viết đề tài này hẳn không tránh khỏi những sai sót. Tôi rất mong được sự góp ý của Hội đồng khoa học các cấp và các đồng nghiệp để ý kiến tôi đưa ra được hoàn thiện hơn nữa.
An Thạnh Nam, ngày 25 tháng 10 năm 2011
Người viết sáng kiến
Nguyễn Thị Nga
File đính kèm:
- skkn 2 nga.doc