Một số giải pháp – biện pháp trong dạy – học toán giải có lời văn về “Gấp một số lên nhiều lần, giảm đi một số lần” Cho học sinh lớp 3

Môn toán là môn khoa học không thể thiếu được ở bậc học phổ thông. Các kiến thức và phương pháp toán học là công cụ thiết yếu giúp học sinh học tập tốt. Dạy toán góp phần quan trọng trong việc rèn luyện giáo dục phẩm chất nhân cách cho học sinh. Dạy học“ Giải toán có lời văn” giúp học sinh:

 Biết giải và trình bày bài giải các bài toán đơn về cộng trừ trong đó có bài toán về “ Gấp một số lên nhiều lần, giảm đi một số lần” về nhân chia.

 Bước đầu làm quen với giải toán có nội dung hình học. Rèn luyện phương pháp giải toán và khả năng diễn đạt.

 Giải toán là một hoạt động trí tuệ, tích cực của bản thân nhằm tìm ra cách giải quyết những yêu cầu đòi hỏi của bài toán và trình bày được lời giải bài toán một cách phù hợp với cấp học.

 Để rèn luyện năng lực và tạo hứng thú trong giải toán. Học sinh nên tự mình tìm ra lời giải bài toán hoặc nhờ thầy gợi ý để tự giải quyết, đừng bao giờ xem trước lời giải có sẵn. Còn người thầy muốn có được sự chủ động vững tin trong dạy học toán, người thầy phải tham gia vào quá trình giải toán và hiểu được sâu sắc lời giải của bài toán.

 Giải toán có lời văn là mảng kiến thức lớn xuyên suốt hầu hết các lớp, các bậc học. Nên dạy học giải toán loại này đang là vấn đề cực kỳ khó khăn đối với giáo viên và học sinh ở bậc tiều học. Người thầy phải có biện pháp nào đấy để giúp các em tự tìm ra cách giải và hứng thú học tập. Còn trò thì phải tích cực tiếp nhận được những thông tin từ người thầy để giải toán có hiệu quả,

 

doc12 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 712 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số giải pháp – biện pháp trong dạy – học toán giải có lời văn về “Gấp một số lên nhiều lần, giảm đi một số lần” Cho học sinh lớp 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
toán một cách tường minh, ngắn gọn nhất. Tóm tắt bài toán là khâu cần thiết, có tính chất bắt buộc khi dạy học giải toán có lời văn lớp 3. ( nhất là đối với bài toán gấp một số lên nhiều lần, giảm đi một số lần). Trong giải toán có lời văn lớp 3 thường có hai hình thức tóm tắt: tóm tắt bằng lời, tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng. Tuỳ theo yêu cầu của bài mà tóm tắt sao cho hợp lý ngắn gọn dễ hiểu. Chặng hạn với bài toán sau: Con gà cân nặng 2kg, con ngỗng nặng hơn con gà 6 lần. Hỏi con ngỗng cân nặng bao nhiêu kg? Bài 5 trang 33 SGK toán lớp 3 Giáo viên hướng dẫn cho các em cách tóm tắt như sau: Hoặc: Gà 2kg Gà : 2 kg Ngỗng nặng hơn gà : 6 lần Ngỗng 6 lần Ngỗng : kg? ?kg Giáo viên cần nhắc nhở học sinh khi tóm tắt bằng sơ đồ doạn thẳng như: không được kẻ tay, nhớ ghi dữ kiện cho biết của bài toán vào sơ đồ còn cái cần tìm thì dùng dấu chấm hỏi ( ? ), phân chia đoạn của dữ kiện cho biết phải thích hợp. Tránh tình trạng các em vẽ sơ đồ đoạn thẳng chia tỉ lệ không phù hợp như sau: Gà 2kg Ngỗng 6 lần ?kg Giáo viên cần nhắc nhở các em khi tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng: đầu bên trái của sơ đồ đoạn thẳng phải bằng nhau, tránh tình trạng học sinh vẽ: Gà 2kg Ngỗng 6lần ?kg Đối với tóm tắt bằng lời thì sau mỗi dữ kiện bài toán cho cần dùng dấu hai chấm ( : ) sau đó mới ghi số liệu, tên đơn vị bài toán hỏi gì ? theo quy ước ta nên ghi dấu ba chấm ( ), tên đơn vị rồi mới đánh dấu chấm hỏi ( ? ) mỗi hình thức tóm tắt đều có ưu điểm của nó, tuỳ từng bài mà vận dụng cho thích hợp. Chẳng hạn: tóm tắt bằng lời giúp học sinh thấy rõ được “ Giả thiết, kết luận” của bài toán, các con số viết tương ứng như là đặt “ tính dọc” giúp học sinh dễ nhẩm ra đáp số vv còn tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng giúp học sinh thấy rõ mối quan hệ “ Gấp một số lên nhiều lần, giảm đi một số lần” từ đó lựa chọn phép tình giải dễ dàng và không nhần lẫm giữa cộng và trừ Những trường hợp học sinh tóm tắt sai giáo viên phải hướng dẫn và cho các em tự sửa lại */ Hướng dẫn phân tích tổng hợp để lập kế hoạch giải: Xu hướng tích cực trong dạy học giải toán là dạy cho học sinh tự tìm được lời giải bài toán Giáo viên có thể sử dụng các câu hỏi phân tích đi lên tổng hợp hoặc các phép suy luận..vv để giúp học sinh tự tìm ra lời giải của bài toán. Phân tích bài toán đã cho phải huy động kiến thức có liên quan đến những khái niệm, những quan hệ trong đề toán. Có thể dùng phương pháp thăm dò, loại trừ, gạt bỏ, dự đoán. Khi các em đã tìm ra hướng giải quyết của bài toán. Giáo viên nên hướng dẫn các em biết lựa chọn một lời giải dễ hiểu, phù hợp. Hằng ngày khi học toán, có những quy tắc tính chất gì liên quan đến chương trình, bài tậpvv phải cho các em ghi vào quyển sổ tay ( sổ ghi chép riêng ) và cho các em học thuộc ngay tại lớp. Chẳng hạn: muốn tính diện tích hình chữ nhật ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng. Muốn làm được loại toán về “giảm đi một số lần ” thì ta lấy dữ kiện lớn hơn cho chia cho dữ kiện ít hơn ( hoặc ngắn hơn, thấp hơn ) Muốn là được loại toán về “ gấp một số lên nhiều lần” thì ta lấy số đó nhân với số lần ( hoặc dài hơn, cao hơn, to hơn .) Để củng cố và giúp các em vận dụng tốt hệ thống lý thuyết đó. Ngoài việc yêu cầu các em nhắc lại mỗi khi lập kế hoạch giải, tôi còn kiểm tra bằng hình thức “ Gắp thăm trả lời” vào một số buổi học phụ đạo. Giáo viên có thể tổ chức trò chơi, thảo luận nhóm trong bước lập kế hoạch giải để tạo hứng thú học tập cho các em Giáo viên phải động viên, tuyên dương, khen ngợi khi học sinh làm đúng, trả lời đúng hoặc khi các em tìm ra được câu lời giải hay, tìm ra được cách giải độc đáo.vv chẳng hạn: Đối với bài toán sau: Thùng thứ nhất có 16 lít dầu, thùng thứ hai kém thùng thứ nhất 4 lần. Hỏi thùng thứ hai có bao nhiêu lít dầu? ( Bài 3 trang 37 SGK toán 3) Giáo viên hướng dẫn các em lập kế hoạch giải như sau: -Bài toán cho biết gì? -Bài toán hỏi gì? So với thùng thứ nhất thì thùng thứ hai có số lít dầu như thế nào? Vậy bài toán này thuộc loại toán gì các em đã học? Để tìm số lít dầu ở thùng thứ hai chúng ta làm như thế nào? Làm thế nào để biết được 16:4 bằng bao nhiêu? Đặt lời giải cho bài toán như thế nào? Sau khi làm lời giải bước tiếp theo các em làm gì? -Thùng thứ nhất có 16 lít dầu. Thùng thứ hai kém thùng thứ nhất 4 lần -Thùng thứ hai có bao nhiêu lít dầu? kém thùng thứ nhất 4 lần. loại toán về “giảm đi một số lần” Lấy 16: 4 Học sinh làm nháp hoặc đọc bảng chia 4. 16 : 4 = 4 Thùng thứ hai có số lít dầu là: Thực hiện phép tính ,ghi kết quả, tên đơn vị và đáp số */ Hướng dẫn các em việc trình bày bài giải: Để có được một bài giải trình bày sạch đẹp và khoa học thì đối với học sinh lớp tôi là tương đối khó. Chính vì vậy mà ngay từ bài toán giải có lời văn đầu tiên giáo viên nên hướng dẫn kỹ về cách trình bày như sau: Bài giải nên trình bày ở giữa trang vở, chữ dầu của câu bài giải phải viết hoa, chữ sau cùng của câu bài giải phải là chữ “ là” và dùng dấu hai chấm “ :”. Tiếp đến là viết phép tính là viết khi viết phép tính phải lùi vào 2 ô so với chữ đầu của lời giải, tên đơn vị phải đóng, mở ngoặc đơn Phấn viết dáp số phải lùi vào 2 ô so với phép tính và sau đáp số phải có dấu hai chấm “ :” rồi mới ghi kết quả và tên đơn vị. Để trình bày được một bài giải sạch đẹp và khoa học thì ngay từ bài đầu tiên giáo viên lên làm mẫu ( trình bày kết hợp hướng dẫn học sinh ) một bài giải có lời văn. VD: Giải Thùng thứ hai có số lít dầu là: 16 :4 = 4 ( lít dầu ) Đáp số : 4 lít dầu Đối với bước này giáo viên có thể tổ chức cho các em học dưới hình thức chơi trò chơi “ Thi làm nhanh” hoặc “ Đố bạn” để tạo hứng thú học tập hơn. Sau khi các em trình bày bài giải xong. Để giúp các em biết được bài làm của mình đúng hay sai thì cần hướng dẫn cho các em cách thử lại bài giải. Cách thử lại bài giải như sau: Đây là bước làm ở ngoài nháp nhưng không kém phần quan trọng so với các bước trên. Bởi khi làm bài sự nhầm lẫn sai sót là không thể tránh khỏi. Và nếu không kiểm tra thì có thể bài giải của các em sẽ trở nên vô nghĩa ( Nếu không may nhầm lẫn một chỗ nào đó). Tuy nhiên đối với bước này thì mỗi bài, mỗi dạng bài lại có một cách thử khác nhau. Tôi đã hướng dẫn các em thử lại ngay trên sơ đồ tóm tắt: Chẳng hạn: Hướng dẫn các em thử lại kết quả bài 3 trang 37 SGK lớp 3 ( như đã giải ở trên ) Lấy số lít dầu ở thùng thứ hai là 4 lít nhân với 4 lần ( Số lít dầu kém ở thùng thứ nhất ) nếu kết quả bằng 16 lít thì bài toán đó giải đúng. Với các biện pháp như trên tôi đã áp dụng trong dạy học toán có lời văn cho đến thời điểm này thì chất lượng giải toán của các em tiến bộ nhiều lên. Cụ thể gần cuối kỳ 1 tôi có ra một đề khảo sát cho học sinh như sau: Thúng cam có 56 quả. Thúng quýt có ít hơn thùng cam 7 lần. Hỏi thúng quýt có bao nhiêu quả? Kết quả chất lượng như sau: TSHS Số học sinh làm tóm tắt và bài giải đúng Số học sinh thự hiện sai: Sai tóm tắt Sai lời giải Sai phép tính và tên đơn vị 31 27 = 87% 0 2 = 6,5% 2 = 6,5% KẾT QUẢ, KẾT LUẬN 1/ Kết quả : Giáo viên tuy vất vả thời gian đầu nhưng dần dần các em tiến bộ hơn nhiều về cách làm loại toán này nên một phần nào đó cũng tạo hứng thú cho công tác giảng dạy. Đa số các em đã hiểu được dạng toán này và không thấy ngại khi gặp dạng toán này. Thay vào đó các em tích cực chủ động hơn. Kỹ năng giải toán dạng toán này được nâng nên rõ rệt cụ thể như sau: Tỷ lệ % Thời điểm 2/ Kết luận: Việc giải toán có lời văn là một trong những dạng toán có vai trò quan trọng trong dạy – học toán. Vì vậy mỗi giáo viên chúng ta cần quan tâm và đầu tư hơn nữa để hình thành cho các em một trong những kỹ năng quan trọng. Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn của tổ tôi đã đưa ra những biện pháp trên để trao đổi cùng các đồng nghiệp và được mọi người rất quan tâm. Để hoàn thành giải pháp hữu ích này tôi đã nhận được rất nhiều sự đóng góp, giúp đỡ của BGH và các đồng nghiệp, nhất là các đồng chí trong tổ khối 2+3. Tuy nhiên trong bản sáng kiến này không tránh khỏi những thiếu sót khi trình bày. Rất mong được sự đóng góp ý kiến, xây dựng của các bạn đồng nghiệp để bản sáng kiến này được hoàn thiện hơn Tôi xin chân thành cảm ơn. ĐaRSal, ngày 16 tháng 12 năm 2006 Người thực hiện Lê Thị Hồng Thanh TÀI LIỆU THAM KHẢO 1/ Tạp chí giáo dục tiểu học: Bộ giáo dục đào tạo 2/ Sách phương pháp toán dùng cho các trường Sư phạm 3/ Một số vấn đề dạy học toán Tiểu học 4/ Những vấn đề dạy học theo chương trình SGK môn toán lớp 3 5/ 10 chuyên đề giải toán có lời văn 6/ Sách giáo kho toán lớp 3 7/ Tại liệu hướng dẫn giáo viên môn toán lớp 3 8/ Vở bài tập toán 3

File đính kèm:

  • docSKKN thanh.doc
Giáo án liên quan