Giáo án Lớp 3 Tuần 32 - Phan Thị Kiều Hoa

I/ Mục đích yêu cầu:

 A. Tập đọc:

 1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:

 - Chú ý các từ ngữ: xách nỏ, lông xám, loang, nghiến răng, bẻ gãy nỏ.

 - Biết đọc bài với giọng cảm xúc, thay đổi giọng đọc phù hợp với nội dung.

 2. Rèn kỹ năng đọc - hiểu:

 - Hiểu các từ ngữ được chú giải cuối bài: tận số, nỏ, bùi nhùi.

 - Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Giết hại thú rừng là tội ác, từ đó có ý thức bảo vệ môi trường.

 B. Kể chuyện :

 1. rèn kỹ năng nói :

 - Dựa vào trí nhớ, tranh minh họa, kể đúng nội dung câu chuyện theo lời nhân vật. Kể tự nhiên với giọng diễn cảm.

 2. Rèn kỹ năng nghe.

 

doc16 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1131 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 32 - Phan Thị Kiều Hoa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. 3, Củng cố - Dặn dò: - Nêu nội dung kiến thức của tiết học. - Nhận xét giờ. ________________________________ Luyện từ và câu Đ 32 Đặt và trả lời câu hỏi bằng gì ? Dấu chấm, dấu hai chấm. I/ Mục đích yêu cầu: 1. Ôn luyện về dấu chấm, bước đầu học cách dùng dấu hai chấm. 2. Đặt và trả lời câu hỏi bằng gì ? II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ chép nội dung bài tập1. III. Các hoạt động dạy học: A. Bài cũ( 4’) : HS lên bảng làm bài tập 1, 3 tuần 31. B. Bài mới( 31’): 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 2 . Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài tập 1: - GV nêu yêu cầu của bài và đoạn văn trong bài tập. - Cho HS quan sát, Tìm những dấu hai chấm và cho biết mỗi dấu hai chấm đó dùng để làm gì ? - Gọi đại diện các nhóm trình bày, lớp nhận xét. - GV Nhận xét chốt nội dung - Gọi HS đọc ghi nhớ SGK: Dấu hai chấm dùng để báo hiệu cho người đọc biết các câu tiếp sau là lời nói, lời kể của một nhân vật hoặc lời giải thích cho một ý nào đó. Bài tập 2. - GV gọi HS yêu cầu của bài. - Gọi HS nối tiếp nhau lên bảng viết theo nhóm tiếp sức. - GV cùng cả lớp nhận xét chốt lại bài làm đúng: Bài tập 3. - 1 HS đọc yêu cầu của bài, 1 HS khác đọc các câu cần phân tích - HS làm bài cá nhân. - 3 HS lên bảng trình bày, mỗi em gạch dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi “ Bằng gì” ở 1 câu. - Nhận xét, chốt lại nội dung của bài. - Gọi HS nêu lại nội dung. Ví dụ: Bằng gỗ xoan, bằng đôi bàn tay, bằng trí tuệ. 3, Củng cố - Dặn dò: (1') - Nêu nội dung kiến thức của tiết học. - Nhận xét giờ. - Dặn: Ghi nhớ cách đặt và trả lời câu hỏi bằng gì, cách sử dụng dấu chấm, dấu hai chấm. __________________________________ Thủ công Làm quạt giấy tròn ( tiết 2) I. Mục tiêu: - HS biết cách làm quạt giấy tròn bằng giấy thủ công. - HS làm quạt giấy tròn đúng quy trình kĩ thuật. - Hứng thú với giờ học làm đồ chơi. II. Chuẩn bị: Kéo, giấy thủ công, hồ dán. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ( 2/): Kiểm tra đồ dùng học tập của HS. B. Dạy bài mới: (33/) 1. GTB: GV nêu mục tiêu giờ học. 2. Hướng dẫn HS thực hành làm quạt giấy tròn: - GV gọi 1-2 HS nhắc lại các bước làm quạt giấy tròn. - GV nhận xét và hệ thống lại các bước làm quạt giấy tròn: + Bước 1: Cắt giấy. + Bước 2: Gấp, dán quạt + Bước 3: Làm cán quạt giấy tròn. - HS nhắc lại các bước làm quạt giấy tròn. - HS thực hành cắt, gấp và dán quạt giấy tròn. - GV quan sát, giúp đỡ HS còn lúng túng. - GV nhận xét, đánh giá sản phẩm của HS. 3. Củng cố,dặn dò:(1 phút) - GV hệ thống kiến thức. - Nhận xét giờ. Dặn dò HS. ____________________________________ Chính tả Đ 64 Nghe - viết: Hạt mưa. I/ Mục đích yêu cầu: - Nghe và viết đúng chính tả bài thơ “Hạt mưa”. - Làm đúng bài tập phân biệt các âm rễ lẫn : l/ n ; v/d. II/ Đồ dùng dạy học: Bảng lớp chép ( 3 lần) BT2a. III/ Các hoạt động dạy học: A. Bài cũ: HS viết bảng: Cái lọ lục bình lóng lánh nước men nâu. B. Bài mới: 1, Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của bài. 2, Hướng dẫn HS nghe - viết. a. Hướng dẫn HS chuẩn bị: - GV đọc đoạn thơ cần viết chính tả trong bài. - 2 HS đọc lại, lớp theo dõi trong SGK. - GV hỏi: + Những câu thơ nào nói lên tác dụng của hạt mưa? + Những câu thơ nào nói lên tính cách tinh nghịch của hạt mưa? - Giúp HS nhận xét: chữ dễ viết sai. - Hướng dẫn cách trình bày. b. GV đọc từng câu cho HS viết vào vở. c. GV chấm chữa bài. Nhận xét từng bài về nội dung, chữ viết, cách trình bày. 3, Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài 2: - GV chọn bài tập 2a. - HS đọc bài, nêu yêu cầu của bài tập. - HS làm bài cá nhân. - 3 HS lên bảng làm bài, đọc kết quả. - Nhận xét, GV sửa lỗi phát âm cho HS. - Cả lớp chữa bài trong vở. a. Lào - Nam Cực - Thái Lan. b. Màu vàng - cây dừa - con voi. 4, Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét giờ. - Về hoàn chỉnh bài, ghi nhớ phần chính tả. _________________________________________________________________ Thứ sáu ngày 25 tháng 4 năm 2008 Toán Đ160 Luyện tập chung. I. Mục tiêu: Giúp HS: - Rèn luyện kĩ năng tính giá trị của biểu thức số. - Rèn luyện kĩ năng giải toán liên quan đến rút về đơn vị. II. Đồ dùng dạy học: III. Các hoạt động dạy học: A. kiểm tra bài cũ: (4')1 HS lên bảng làm bài tập 3. Nhận xét. B . Dạy bài mới: (31') 1, Giới thiệu bài. 2, Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài 1: - 1 HS đọc yêu cầu của bài tập, nêu yêu cầu của bài. - 4 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở. - Nhận xét, chữa bài và chốt lại kết quả đúng. Vài HS nhắc lại cách tính giá trị của biểu thức. Bài 2 - 1 HS đọc bài toán, lớp đọc thầm theo. - 1 HS lên bảng tóm tắt và giảI, lớp giảI vào vở. - Nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Số tuần lễ Hường học trong năm học là: 175 : 5 = 35 ( tuần ) Đáp số: 35 tuần. Bài 3: - 1HS đọc bài toán, lớp đọc thầm theo. - 1 HS lên bảng tóm tắt và giải, lớp giải vào vở. - Nhận xét, chữa bài. GV củng cố về dạng toán rút về đơn vị. Bài 4: - GV cho HS tự đọc bài tập, tự tóm tắt bài toán và làm bài cá nhân - GV chữa bài chốt lời giải đúng. GV củng cố cách tính cạnh của hình vuông khi biết chu vi của nó, củng cố cách tính diện tích hình vuông 2dm 4cm = 24 cm Cạnh hình vuông dài là: 24 : 4 = 6 ( cm ) Diện tích hình vuông là: 6 x 6 = 36 ( cm2 ) Đáp số : 36 cm2 3, Củng cố - Dặn dò: - Nêu nội dung kiến thức của tiết học. - Nhận xét giờ. Dặn dò HS. __________________________________ Tự nhiên xã hộiĐ 64 Năm, tháng và mùa. I. Mục tiêu: Sau bài học HS biết : - Thời gian để Trái Đất chuyển động được một vòng quanh Mặt Trời là một năm. - Một năm thường có 365 ngày và được chia thành 12 tháng. - Một năm thường có bốn mùa. II. Đồ dùng dạy học: - Các hình trong sách giáo khoa trang 122, 123. III. Các hoạt động dạy học: A. Bài cũ(3’): 1 HS lên bảng giảI thích hiện tượng ngày và đêm trên TráI Đất. Nhận xét. B. Dạy bài mới: (32') 1, Giới thiệu bài. 2, Hoạt động 1: Thảo luận theo nhóm: - GV nêu yêu cầu giao nhiệm vụ cho nhóm, nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo các gợi ý sau: + Một năm có bao nhiêu ngày ? Bao nhiêu tháng ? + Số ngày trong các tháng có bằng nhau không? + Những tháng nào có 31 ngày, 30 ngày và 28 hoặc 29 ngày? - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. - Nhận xét chốt lại nội dung: 3, Hoạt động 2: Làm việc với SGK theo cặp. - GV nêu yêu cầu giao nhiệm vụ cho nhóm. - GV hướng dẫn HS quan sát hình 2 SGK trang 123, thảo luận: + Vị trí củaTrái Đất thể hiện bắc bán cầu là mùa xuân, mùa hạ, mùa thu và mùa đông ? + Khi Việt Nam là mùa hạ thì Ô-xtrây-li-a là mùa gì ? tại sao ? - Gọi đại diện nhóm trả lời trước lớp. - GV nhận xét chốt lại nội dung: Có một số nơi trên Trái Đất một năm có bốn mùa: mùa xuân, mùa hạ, mùa thu và mùa đông. 4, Hoạt động 3: Chơi trò chơi mùa xuân, mùa hạ, mùa thu , đông. - GV chia nhóm nêu nội dung yêu cầu. - GV hướng dẫn luật chơi. - Gọi hai nhóm HS lên chơi trò chơi theo hướng dẫn của GV. - Một vài nhóm HS lên biểu diễn trước lớp. - Các nhóm khác quan sát theo dõi. - GV tổ chức đánh giá chốt lại nội dung. 5, Củng cố - Dặn dò: - Nêu nội dung kiến thức của tiết học. - Nhận xét giờ. - Dặn: Ghi nhớ số ngày trong một năm và số tháng trong một năm. ____________________________________ Tập làm văn Đ 32 Nói, viết về bảo vệ môi trường. I. Mục đích yêu cầu: 1. Rèn kĩ năng nói: Biết kể lại một việc làm về bảo vệ môi trường theo trình tự hợp lí. Lời kể tự nhiên. 2. Rèn kĩ năng viết: Viết một đoạn văn ngắn ( từ 5 đến 10 câu ) kể lại việc làm trên. Bài viết hợp lí, diễn đạt rõ ràng. II. Đồ dùng dạy học: Bảng lớp viết các gợi ý về cách kể chuyện. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: (4') Gọi HS trả lời câu hỏi:"Em cần làm gì để bảo vệ môi trường?" B. Dạy bài mới: (31') 1, Giới thiệu bài: GV nêu mục dích, yêu cầu của bài. 2. Hướng dẫn học sinh làm bài . Bài tập 1: ( kể miệng ) - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập, các gợi ý a,b. - GV giới thiệu tranh ảnh về bảo vệ môi trường. - HS nói tên đề tài mình chọn kể, tự viết ra giấy nháp. - HS trao đổi theo nhóm kể cho nhau nghe những việc tốt có ý nghĩa bảo vệ môi trường. - HS trình bày theo từng nhóm. - Bình chọn nhóm có nội dung phong phú. Bài tập 2 : - Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài tập. - GV nhắc học sinh chú ý viết vào vở những gì vừa kể. - Học sinh viết bài. - Gọi HS đọc lại những gì mình vừa viết. - Nhận xét bài viết của học sinh. - Khen ngợi học sinh có bài làm tốt. 3, Củng cố dặn dò: - Gọi vài học sinh có bài làm tốt đọc bài. - Nhận xét giờ. - Dặn: Về hoàn chỉnh bài nếu chưa xong. ______________________________________ Thể dục Đ 64 Tung và bắt bóng theo nhóm 3 người. trò chơi " chuyển đồ vật " I. Mục Tiêu: - Tung và bắt bóng theo nhóm 3 người . Yêu cầu thực hiện được động tác ở mức cơ bản đúng. Riêng em giang thực hiện với yêu cầu thấp hơn. - Trò chơi " Chuyển đồ vật ". Yêu cầu nắm được cách chơi và biết tham gia chơi ở mức tương đối chủ động. Em Giang chỉ cần biết cách chơi. II. Địa điểm phương tiện: Sân trường vệ sinh sạch sẽ. Chuẩn bị bóng, đồ vật cho trò chơi. III. Nội dung phương pháp: 1, Phần mở đầu (5'): - GV nhận lớp,phổ biến nội dung ,yêu cầu của giờ học - Chạy chậm thành một hàng dọc quanh sân. - Tập bài thể dục phát triển chung. - Trò chơi " Tìm người chỉ huy ". 2, Phần cơ bản (25'): a. Tung và bắt bóng theo nhóm ba người: - GV hô cho HS tập. - GV gọi HS nhắc lại các bước tiến hành. - Chia tổ tập luyện. - Biểu diễn thi đua giữa các tổ. - Quan sát nhận xét đánh giá. b. Trò chơi" Chuyển đồ vật " - GV cho học sinh khởi động. - GV nêu tên trò chơi, phổ biến luật chơI và hướng dẫn HS chơi. - Cả lớp chơi thử một lượt. - HS chơi theo nhóm. - GV tổ chức cho HS thi giữa các nhóm. 3, Phần kết thúc(5'): - GV cùng học sinh hệ thống bài. - Vỗ tay hát theo vòng tròn hít thở sâu. - GV nhận xét , đánh giá kết quả giờ học và giao bài về nhà. ********************************************************************** Phần kí duyệt của giám hiệu

File đính kèm:

  • docldfahojweopkadihfiouaƯPFJAKSLDA (21).doc
Giáo án liên quan