Tập đọc là một phân môn có vị trí hàng đầu trong môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học. Mục tiêu của dạy Tập đọc là hình thành và rèn luyện kĩ năng đọc cho học sinh - là bước đầu cho học sinh tiếp xúc với ngôn ngữ văn học, ngôn ngữ nghệ thuật và hình thành ở học sinh năng lực cảm thụ. Đọc trở thành một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với mỗi người đi học. Đầu tiên, trẻ em phải học đọc, sau đó các em phải đọc để học. Đọc giúp các em chiếm lĩnh được ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp và học tập. Đọc không chỉ là sự “đánh vần” theo đúng kí hiệu các chữ viết mà quan trọng hơn, đọc còn là một quá trình nhận thức để có khả năng thông hiểu những gì được đọc. Chỉ khi biết cách hiểu, hiểu sâu sắc, thấu đáo các văn bản được đọc thì các em mới có công cụ hữu hiệu để lĩnh hội những tri thức, tư tưởng, tình cảm của người khác chứa đựng trong văn bản, có công cụ để lĩnh hội tri thức khi học các môn học khác của nhà trường. Mặt khác, chính việc biết cách đọc hiểu văn bản mà học sinh dần dần có khả năng đọc rộng để tự học, tự bồi dưỡng kiến thức về cuộc sống từ đó hình thành thói quen, hứng thú với việc đọc sách, với việc tự học thường xuyên.
24 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 18350 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc - Hiểu cho học sinh lớp 4A của trường Tiểu học Vạn Thạnh 2 qua phân môn Tập đọc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
" có nghĩa như thế nào?
+ HS trả lời: Đỏ rực: đỏ thắm, màu đỏ tươi và sáng.
+ Trong đoạn văn trên tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để mieu tả số lượng hoa phượng? Dùng như vậy có gì hay?
+ Tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh để tả số lượng hoa phượng. So sánh hoa phượng với muon ngàn con bướm thắm để ta cảm nhận được hoa phượng nở nhiều và đẹp.
- GV nêu: Đoạn 1 cho chúng ta cảm nhận được số lượng hoa phượng rất lớn.
- GV ghi ý chính đoạn 1 lên bảng.
- 2 HS nhắc lại nội dung của đoạn 1
- Yêu cầu HS đọc thầm 2 đoạn còn lại trao đổi theo cặp trả lời câu hỏi trong sgk.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- GV lần lượt hỏi:
+ Tại sao tác giả gọi hoa phượng là hoa học trò?
+ Tác giả gọi hoa phượng là hoa học trò vì: phượng được trồng nhiều ở sân trường, gần gũi và gắn bó với học trò. Hoa phượng nở vào mùa hè, mùa thi.
- GV: Đã từ lâu, phượng là loài hoa gắn liền với tuổi học trò, với nhũng kỉ niệm của thuở cắp sách đến trường. Phượng báo hiệu mùa thi, phượng nở đỏ rực báo hiệu những ngày hè. Bởi thế hoa phượng được gọi cái tên thân thiết: Hoa học trò.
- Lắng nghe.
+Em hiểu " Tin thắm" nghĩa là gì?
+ Hoa phượng nở gợi cho mỗi người học trò cảm giác gì? vì sao?
+" tin thắm" nghĩa là tin vui.
+ Hoa phượng nở gợi mỗi người học trò cảm giác vừa buồn lại vừa vui. Buồn vì sắp kết thúc năm học, sắp xa mái trường, thầy, cô và các bạn. Vui vì sắp được nghỉ hè, hứa hẹn những ngày hè lí thú.
+ Hoa phượng còn có gì đặc biệt làm ta náo nức?
+ Hoa phượng nở nhanh đến bất ngờ, màu phượng mạnh mẽ làm khắp thành phố rực lên.
+ Ở đoạn 2 tác giả dùng những giác quan nào đẻ cảm nhận vẻ đẹp của lá phượng?
+ Tác giả đã dùng thị giác, vị giác, xúc giác để cảm nhận vẻ đẹp của lá phượng.
+ Màu hoa phượng thay đổi như thế nào theo thời gian?
+ GV Treo tranh (ảnh) cây phượng lúc ra hoa cho học sinh quan sát.
+ Bình minh, màu hoa phượng là màu đỏ còn non, có mưa hoa càng tươi dịu. Dần dần số hoa tăng, màu cũng đậm dần, rồi hoà với mặt trời chói lọi, màu phượng rực lên.
- HS quan sát.
+ Em cảm nhận được gì qua 2 đoạn văn trên?
+ 2 đoạn cho ta thấy vẻ đẹp đặc sắc của hoa phượng.
- Gv ghi ý chính lên bảng.
- HS nhắc lại ý chính của đoạn.
- GV hỏi: Khi học bài hoa học trò em cảm nhận được điều gì?
- HS nêu theo ý hiểu của mình.
GV kết luận: Bài văn đầy chất thơ của Xuân Diệu giúp ta cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo, rất riêng của hoa phượng, loài hoa gần gũi, thân thiết với tuổi học trò và đó cũng là nội dung chính của bài hoa học trò.
- Lắng nghe.
- GV gắn nội dung của bài lên bảng.
- 2 -3 HS đọc.
* Đọc diễn cảm: (10 phút)
- Yêu cầu 3 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài.
- 3 HS đọc nối tiếp nhau. Cả lớp theo dõi tìm giọng đọc.
- GV hỏi: theo em, để giúp người nghe cảm nhận được vẻ đẹp đặc biệt của hoa phượng , chúng ta nên đọc bài với giọng như thế nào?
- HS trao đổi và đưa ra kết luận: Đọc bài với giọng nhẹ nhàng, suy tư nhấn giọng ở các từ gợi tả.
- GV yêu cầu: Tìm các từ tả vẻ đẹp đặc biệt của hoa phượng, tả sự thay đổi của màu hoa theo thời gian.
- HS tìm và gạch chân các từ này để chú ý nhấn giọng khi đọc.
- Treo bảng phụ có đoạn hướng dẫn luyện đoc:
- HS chú ý.
+ Phượng không phải là một đoá/ không phải vài cành/ phượng đây là cả một loạt/ cả một vùng/ cả một góc trời đỏ rực// Mỗi hoa chỉ là một phần tử của cả xã hội thắm tươi/ người ta quên đoá hoa/ chỉ nghĩ đến cây/ đến hàng/ đến những tán hoa lớn xoè ra như muôn ngàn con bướm thắm / đậu khít nhau//
- GV đọc mẫu.
- Chú ý lắng nghe.
- Gọi HS đọc cá nhân.
- 2 HS khá đọc.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- HS luyện đọc thep cặp.
- GV tổ chức cho HS đọc thi trước lớp.
- 4 HS đọc.
- GV nhận xét và cho điểm, tuyên dương.
- HS nhận xét bạn đọc.
3. Củng cố - Dặn dò: ( 3-5 phút)
- GV hỏi: Em có cảm giác như thế nào khi nhìn thấy hoa phượng?
- Hãy nói cảm xúc của mình khi nhìn cây phượng trước cửa lớp học.
- GV nêu: Hoa phượng không những làm đẹp cho ngôi trường, đường phố mà nó còn cho bóng mát, làm sạch môi trường, là người bạn thân thiết của học trò, nên chúng ta cần bảo vệ và chăm sóc cây phượng.
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn dò: Về đọc bài và chuẩn bị bài cho giờ sau, bài: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.
Tôi đã sử dụng phiếu bài tập để kiểm tra việc đọc hiểu của học sinh lớp tôi, kết quả thực nghiệm được thể hiện qua bảng tổng kết sau:
Điểm
Lớp
Sĩ số HS
9 – 10
7 - 8
5 – 6
3 – 4
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
Kết quả lớp 4A
22
9
41%
7
32%
6
27%
0
0%
Sau khi kiểm tra học sinh, tôi thấy việc áp dụng rèn kỹ năng đọc hiểu đã mang lại hiệu quả cao cho tiết Tập đọc.
Học sinh học tập rất sôi nổi, tích cực, các em có hứng thú học tập. Đặc biệt là các em chủ động trong việc chiếm lĩnh tri thức.
Những kết quả thực nghiệm trên đây bước đầu cho thấy các biện pháp được đề xuất trong sáng kiến này tỏ ra có tính khả thi. Nếu được thực nghiệm trong một phạm vi rộng lớn vẫn cho kết quả tương tự và có thể áp dụng một cách phổ biến cho học sinh.
4. Hiệu quả của đề tài
Qua quá trình dạy học môn Tập đọc theo các phương pháp trên, bản thân tôi đã thu được những kết quả nhất định, bước đầu tạo điều kiện để tôi yên tâm phấn đấu giảng dạy, thực hiện tốt chương trình theo SGK góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Tập đọc nói riêng và phân môn Tiếng Việt nói chung.
III. KẾT LUẬN
Nội dung, ý nghĩa, hiệu quả của đề tài
Qua tiết dạy có áp dụng các biện pháp trên, tôi nhận thấy rằng việc áp dụng những biện pháp dạy học nói trên thực sự mang lại hiệu quả cao cho tiết Tập đọc.
Tiết học sôi nổi học sinh đọc bài rất tốt, hiểu được nội dung, ý nghĩa của bài Tập đọc dưới sự dẫn dắt gợi ý của giáo viên qua việc tìm từ, giải nghĩa, khai thác về nội dung nghệ thuật của bài Tập đọc. Đặt câu hỏi có tính vừa sức, giúp học sinh hiểu bài sâu hơn.
Giáo viên sử dụng linh hoạt các phương pháp trực quan, vấn đáp, so sánh, đặt câu … và các hình thức dạy khác. Hầu hết các em hiểu bài, thực hiện tốt những yêu cầu của tiết học đề ra. Qua bài tập các em hiểu và cảm nhận được nội dung của bài đọc.
Dạy tập đọc theo phương pháp này sẽ khai thác hết những nét nghĩa, chiều sâu của bài, đã mang lại những hiệu quả tích cực của giờ dạy để kịp thời uốn nắn việc học tập của các em và điều chỉnh phương pháp dạy học của giáo viên cho phù hợp. Áp dụng phương pháp này sẽ nâng cao kỹ năng hiểu biết và phát huy tối đa, tích cực, tư duy của học sinh góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
2. Bài học kinh nghiệm
Qua quá trình dạy phân môn Tập đọc với các biện pháp nói trên và kết quả thu được, bản thân tôi thấy để dạy Tập đọc có hiệu quả cao, người dạy cần chú ý các điểm sau:
Phương pháp giảng dạy của người giáo viên có ý nghĩa quan trọng quyết định tới chất lượng giờ dạy, việc đọc hiểu đạt được kết quả cao hay thấp phụ thuộc vào cách khai thác bài dạy, vốn hiểu biết sâu sắc nội dung bài tập đọc của người giáo viên.
Muốn rèn đọc hiểu cho học sinh lớp 4 được tốt, tôi xin có một số đề xuất như sau:
- Giáo viên phải chuẩn bị kĩ bài soạn trước khi lên lớp. Cần chú ý luyện tập để có ngôn ngữ chuẩn, trong sáng, giọng đọc truyền cảm. Giáo viên phải thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng nâng cao tay nghề để theo kịp và cập nhật cái mới, trau dồi và nắm chắc nội dung, phương pháp dạy học, đồng thời nắm chắc kiến thức, kĩ năng Tập đọc cần trang bị cho học sinh. Đặc biệt là rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh.
- Biết tổ chức lớp học một cách khoa học và hợp lí, tạo cảm giác thoải mái thân thiện cho các em học tập hiệu quả.
- Thông qua các trò chơi hoặc hệ thống các dạng bài tập để rèn kĩ năng đọc đúng đọc hiểu cho học sinh, bởi vì có đọc đúng thì mới hiểu đúng.
- Nghiên cứu kĩ bài giảng, xác định trọng tâm nội dung bài để xây dựng hệ thống câu hỏi phù hợp với từng đối tượng học sinh.
- Chú ý đổi mới phương pháp dạy học, tuỳ vào đặc trưng riêng từng bài mà lựa chọn hình thức dạy học phù hợp nhằm lôi cuốn học sinh yêu thích môn học.
- Phải biết phối kết hợp với hội cha mẹ học sinh để góp phần tăng thêm hiệu quả tự học ở nhà.
3. Kiến nghị - Đề xuất
a. Về phía Phòng giáo dục và đào tạo
- Cần trang bị đầy đủ cơ sở, vật chất kĩ thuật để cho việc giảng dạy hiệu quả hơn;
- Thường xuyên mở các chuyên đề về môn Tiếng Việt, đặt biệt là môn tập đọc.
b. Về phía nhà trường
c. Về phía giáo viên
- Nâng cao tinh thần học hỏi, trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp.
- Tăng cường dự giờ đồng nghiệp, học hỏi thường xuyên, tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.
4. Hướng phát triển của đề tài
Trên đây là một số kinh nghiệm mà tôi đã thực hiện trong khi rèn đọc hiểu cho học sinh đọc trong phân môn Tập đọc lớp 4. Tôi đã mạnh dạn áp dụng và thu được những thành công nhất định. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện đề tài sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của BGH nhà trường, bạn bè đồng nghiệp để những kinh nghiệm này sẽ được áp dụng và đạt được hiệu quả cao trong phạm vi toàn trường và rộng hơn thế nữa.
Tôi xin chân thành cảm ơn./.
Vạn Thạnh, ngày 15 tháng 02 năm 2014
HIỆU TRƯỞNG Người viết
Lưu Thị Hồng Ngân
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu: Dạy học tập đọc ở tiểu học - NXB Giáo dục - 2003.
PGS - TS Lê Phương Nga.
2. Tài liệu: Phương pháp dạy học Tiếng Việt 4 - NXB Giáo dục.
PGS - TS Lê Phương Nga.
3. Tài liệu: tâm lí học Tiểu học - NXB Giáo dục - 1997.
PGS - TS Bùi Văn Huệ.
4. Tạp chí Giáo dục Tiểu học Tập 20, 24 - NXB Giáo dục - 2007.
5. Tài liệu hướng dẫn bài soạn Tiếng Việt 4.
6. Sách giáo khoa, vở bài tập Tiếng Việt lớp 4.
MỤC LỤC
Nội dung Trang
Đặt vấn đề …………………………………………………………….1
Lí do chọn đề tài…………………………………………………….....1
Lịch sử của đề tài………………………………………………………1
Mục đích nghiên cứu…………………………………………………...2
Nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu…………………………………...2
Phạm vi nghiên cứu……………………………………………………3
Giải quyết vấn đề………………………………………………………4
Cơ sở lí luận……………………………………………………………4
Thực trạng…………………………………………………………….. 5
Biện pháp………………………………………………………………6
Hiệu quả của đề tài……………………………………………………20
Kết luận………………………………………………………………20
Danh mục tài liệu tham khảo………………………………………....23
File đính kèm:
- Mot so bien phap ren ky nang doc hieu cho hoc sinh lop 4A Truong tieu hoc Van Thanh 2.doc