Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 2

 Tập viết là phân môn có tầm quan trọng đặc biệt ở bậc tiểu học. Ở phân môn tập đọc giúp học sinh đọc thông, thì phân môn tập viết giúp các em viết thạo. Đọc thông viết thạo có quan hệ mật thiết với nhau, cũng như dạy tập viết, tập đọc không thể tách rời nhau. Viết đúng mẫu, rõ ràng và nhanh, học sinh sẽ có điều kiện ghi chép bài học của tất cả các môn học tốt hơn.

 Ngoài ra, tập viết còn góp phần quan trọng vào việc rèn luyện cho học sinh những phẩm chất đạo đức tốt như cẩn thận, tinh thần kỷ luật và óc thẩm mỹ. Như cố vấn Phạm Văn Đồng đã nói "chữ viết cũng là một biểu hiện của người viết. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, tính kỷ luật, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy, cô và bạn đọc bài vở của mình".

 

doc18 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 8870 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ịch vở sang bên trái để mắt nhìn thẳng nét chữ, tránh nhoài người về bên phải để viết tiếp. - Cách trình bày bài: Học sinh nhìn và viết theo đúng mẫu trong vở Tập viết lớp 2, viết theo yêu cầu giáo viên hướng dẫn, số chữ viết, số lần viết trên dòng kẻ và trên trang vở tập viết, tránh viết dở dang chữ ghi tiếng hoặc viết chòi ra mép vở không có dòng kẻ li. Khi viết sai chữ không không được tẩy xoá mà cần để cách ra một khoảng ngắn rồi viết lại. 3.3. Quy trình dạy tập viết lớp 2 Các hoạt động dạy học trong tiết Tập viết lớp 2 được tổ chức theo quy trình cơ bản thể hiện trong một bài soạn cụ thể sau: Tập viết: Tuần 4 -  Chữ hoa C I. Mục đích yêu cầu: - Rèn kỹ năng viết đúng chữ  hoa C theo cỡ vừa và nhỏ. - Tập viết chữ và ứng dụng câu: Chia - Chia ngọt sẻ bùi theo cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định. II. Đồ dùng: Mẫu chữ hoa C ( Sử dụng bộ thiết bị dạy học. Bộ chữ dạy tập viết). Chữ mẫu câu ứng dụng theo cỡ nhỏ:  Chia - dòng 1, Chia ngọt sẻ bùi - dòng 2, trên bảng phụ. Vở Tập viết lớp 2 tập 1. III/ Các hoạt động dạy học: Ổn định tổ chức:            HS hát, kiểm tra sĩ số.      2. Kiểm tra bài cũ: Giáo viên yêu cầu học sinh viết trên bảng lớp: B Bảng con: Bạn Nhận xét, củng cố kỹ năng đã học ở bài trước. Ghi điểm cho học sinh. 3. Dạy bài mới: a/ Giới thiệu bài: Giáo viên nêu yêu cầu của tiết học. b/ Hướng dẫn viết chữ hoa: b.1. Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét chữ C: - GV giới thiệu khung chữ và đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh nhận xét về cấu tạo của chữ mẫu ( trên bìa ) + Chữ  hoa C cỡ vừa cao mấy li? ( Cao 5 li, 6 đường kẻ ngang). + Chữ  hoa C gồm mấy nét? ( Gồm 1 nét ). + GV miêu tả các nét: Nét viết chữ C là kết hợp của hai nét cơ bản: cong dưới và cong trái nối liền với nhau, tạo một vòng xoắn to ở đầu chữ. - GV dùng que chỉ chỉ dẫn cách viết trên bìa chữ mẫu. + Đặt bút trên ĐK 6, viết nét cong dưới rồi chuyển hướng viết tiếp nét cong trái, tạo thành một vòng xoắn to ở đầu chữ, phần cuối nét cong trái lượn vào trong, dừng bút trên ĐK 2. Chú ý nét cong trái lượn đều, không cong quá về bên trái. - GV viết mẫu chữ hoa C cỡ vừa ( 5 dòng kẻ li) trên bảng lớp; kết hợp nhắc lại vắn tắt về cách viết. b.2. Hướng dẫn học sinh viết trên bảng con: Học sinh tập viết chữ hoa C 2 - 3 lượt ( không xoá bảng ). Sau mỗi lượt GV nhận xét, uốn nắn và khen ngợi những học sinh viết đúng hình dạng chữ mẫu. Ở những lần tập viết ban đầu, học sinh còn lúng túng trong việc điều khiển nét  bút. GV cần giúp các em ghi nhớ biểu tượng về chữ hoa, viết đúng hình dạng chữ mẫu ( không sai quy trình và biến dạng nét chữ) để dần tới viết đẹp.      c/ Hướng dẫn viết câu ứng dụng: c.1. Giới thiệu câu ứng dụng. Cho 1-2 học sinh đọc cụm từ ứng dụng sẽ viết, gợi ý học sinh trao đổi về cụm từ ứng dụng: Em hiểu thế nào là Chia ngọt sẻ bùi ? Học sinh trả lời, sau đó GV chốt lại. Câu này có nghĩa là: Yêu thương đùm bọc lẫn nhau, sung sướng cùng hưởng, cực khổ cùng chịu. c.2. Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét cách viết câu ứng dụng ( cỡ nhỏ ). - GV chỉ vào dòng chữ mẫu trên bảng, gợi ý học sinh nhận biết độ cao của các chữ cái, cách đặt dấu thanh, khoảng cách giữa các chữ cái trong một tiếng, khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng. + Các chữ C, h ,b, g cao mấy li ? ( 2,5 li). + Chữ t cao mấy li? ( 1,5 li). + Chữ i, a, u, o, e cao mấy li? ( 1 li ). Cách đặt dấu thanh trên các chữ như thế nào? ( Dấu nặng đặt dưới chữ o trong chữ ngọt, dấu hỏi đặt trên chữ e trong chữ sẻ, dấu huyền đặt trên chữ u trong chữ bùi ). GV viết mẫu chữ Chia trên dòng kẻ ( tiếp theo chữ mẫu trên bảng ), kết hợp nhắc học sinh lưu ý khoảng cách giữa các con chữ, giữa các chữ với nhau.      c.3. Hướng dẫn học sinh viết chữ “ Chia ” vào bảng con. HS viết chữ Chia vào bảng con 1-2 lượt. Sau mỗi lượt GV nhận xét, uốn nắn thêm về cách viết. d/ Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết. - GV nêu yêu cầu viết: + 1 dòng chữ C cỡ vừa ( cao 5 li ), 1 dòng chữ C cỡ nhỏ (cao 2,5 li). + 1 dòng chữ Chia cỡ vừa, 1 dòng chữ Chia cỡ nhỏ. + 2 dòng câu ứng dụng cỡ nhỏ Chia ngọt sẻ bùi. * HS khá giỏi viết thêm 1 dòng chữ C cỡ nhỏ, 1 dòng câu ứng dụng cỡ nhỏ. - GV theo dõi giúp đỡ HS viết yếu. Hướng dẫn các em cách trình bày bài viết trong vở tập viết: Tư thế ngồi, cách cầm bút, đặt vở, điểm đặt bút,… Khi học sinh viết bài, giáo viên quan sát nhắc nhở học sinh viết từng dòng thong thả, cẩn thận, ngay ngắn. Không quên độ chính xác của các con chữ, chữ. Viết hết dòng thì chuyển sang viết dòng tiếp theo cho đến hết bài. Lúc này giáo viên cần chú ý nhắc nhở các em viết xấu, viết chậm, khuyến khích các em viết đúng, viết đẹp. e/ Chấm , chữa bài. GV chấm 5-7 bài, sau đó nêu nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm. 4. Củng cố: Cho học sinh thi viết chữ hoa C. GV nhận xét chung về tiết học, khen ngợi những học sinh viết đẹp. 5. Dặn dò: Dặn HS luyện viết thêm ở vở Tập viết 2 ( khuyến khích HS tập viết nghiêng theo phần tự chọn để rèn chữ viết đẹp ). 3.4. Rèn chữ  viết cho học sinh thông qua các môn học khác Ngoài các giờ học Tập viết giáo viên còn phải luôn nhắc nhở học sinh rèn luyện chữ viết trong các môn học khác. Có như vậy việc luyện tập viết chữ mới được củng cố đồng bộ thường xuyên, chất lượng chữ viết của học sinh cũng được nâng lên và những phẩm chất tốt như: tính kiên trì, cẩn thận, khiếu thẩm mĩ của học sinh cũng được hình thành. Việc làm này đòi hỏi người giáo viên ngoài trình độ về chuyên môn nghiệp vụ còn cần phải có sự kiên trì, cẩn thận và lòng yêu nghề mến trẻ. 4. KẾT QUẢ THỰC HIỆN     Qua quá trình áp dụng dạy theo phương pháp mới nêu trên. Cùng với sự nỗ lực không ngừng của thầy và trò chữ viết của lớp tôi đã tiến bộ rõ rệt. Kết quả của phân môn Tập viết lớp tôi như sau:  Tổng số Điểm 9, 10 Đ iểm 7, 8 Điểm 5, 6 Điểm dưới 5        28 8 = 28.6% 14= 50 % 6 = 21.4%           0  Như vậy, sau gần một năm học, chất lượng chữ viết của HS đã nâng lên đáng kể. PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN Trong suốt thời gian giảng dạy lớp 2 buổi chiều , qua việc nghiên cứu lí luận , tìm hiểu thực tế và tiến hành các biện pháp rèn luyện chữ viết cho học sinh lớp 2.bản thân tôi đã rút ra được nhiều bài học bổ ích Để trở thành giáo viên giỏi không phải là dễ nhưng như vậy không có nghĩa là không làm được .Mỗi một giáo viên muốn thực hiện điều mong muốn của mình trong nghề nghiệp trước hết phải có lòng yêu nghề , ý chí quyết tâm và có năng lực sư phạm vững chắc Trong việc đầu tiên mà người giáo viên phải hoàn thành đó là cần tìm hiểu , gần gũi học sinh , phải nâng cao ý thức tinh thần tìm hiểu , xâm nhập thực tế . Trước hết một giờ lên lớp người giáo viên phải chuẩn bị hết sức chu đáo về mọi nặt như là đồ dùng dạy học , kế hoạch dạy học và xâm nhập kỹ bài dạy của mình một tâm thêt chủ động Khi lên lớp giáo viên phải giữ cho mình một phong thái tự tin và bình tĩnh . Có như vậy bài dạy mới có “ hồn” mới khơi dậy tính tò mò của học sinh . Đồng thời người giáo viên phải có nghệ thuật vận dụng kiến thức , phương pháp , kỹ năng sư phạm để dẫn dắt học sinh vào quá trình học tập và rèn luyện. Đó là yêu cầu đặt ra với bất kỳ giáo viên nào. 2. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ     Tôi thấy việc tổ chức thi “ Vở sạch chữ đẹp” và “ Viết chữ đẹp” ở các cấp như Sở GD& ĐT tổ chức đã kích thích phong trào thi đua của học sinh. Đối với các nhà trường nên tổ chức các hình thức ngoại khoá thi viết: thi viết nhanh trong lớp, khối để động viên khuyến khích học sinh tập viết. Đẩy mạnh phong trào giữ “ Vở sạch chữ đẹp”. Kết thúc mỗi năm học, các trường nên giữ lại những bộ vở đẹp để lưu lại phòng Truyền thống của nhà trường làm chuẩn để kích thích phong trào “ Vở sạch chữ đẹp” cho năm học tiếp theo. Xác nhận của thủ trưởng đơn vị      Hà Nội, ngày 25 tháng 4 năm 2014 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Tác giả Nguyễn Thị Khỏe                                                       MỤC LỤC Nội dung    Trang Trang bìa phụ                                                                                               Phần một : Đặt vấn đề           1             I. Lý do chọn đề tài        1             II. Mục đích nghiên cứu        2            III. Phạm vi nghiên cứu                                                                       2            IV. Phương Pháp nghiên cứu        3 Phần hai : Nội dung nghiên cứu                                                                        4            I. Cơ sở lý luận                                             4 II. Tìm hiểu thực trạng học môn Tập viết        6 III. Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 2                 7 IV. Tính khả thi của đề tài        20 Phần ba : Kết luận        21 I. Kết luận chung về vấn đề nghiên cứu                                             21 II. Một số kiến nghị                                                                            22 Tài liệu tham khảo        23  MỤC LỤC Nội dung    Trang Trang bìa phụ                                                                                               Phần I : Đặt vấn đề          1             1. Lý do chọn đề tài        1             2. Mục đích nghiên cứu        2            III. Phạm vi nghiên cứu                                                                       2            IV. Phương Pháp nghiên cứu        3 PhầnII: Nội dung nghiên cứu                                                                        4            I. Cơ sở lý luận                                             4 II. Tìm hiểu thực trạng học môn Tập viết        6 III. Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 2                 7 IV. Tính khả thi của đề tài        20 Phần ba : Kết luận        21 I. Kết luận chung về vấn đề nghiên cứu                                             21 II. Một số kiến nghị                                                                            22 Tài liệu tham khảo        23  ….                                                                                   Người chấm

File đính kèm:

  • docskkn lop 2.doc
Giáo án liên quan