Một số biện pháp "Rèn chữ - Giữ vở" cho học sinh lớp 1A Trường Tiểu học An Thạnh Nam A

Trong các môn học ở bậc Tiểu học thì môn Tiếng Việt có vị trí rất quan trọng. Đây là môn học làm nền tảng cho tất cả các môn học khác. Bởi phân môn Tiếng Việt coi trọng và rèn cho học sinh đồng thời cả bốn kỹ năng: Nghe, nói, đọc, viết. Con người Việt Nam sử dụng Tiếng Việt là công cụ giao tiếp chính. Như LêNin đã từng nói: "ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của loài người". Giao tiếp ngôn ngữ là một nhu cầu tất yếu của xã hội. sự giao tiếp này có thể diễn ra ở dạng nói hay dạng viết. Ở dạng nói người ta dùng tiếng nói, ở dạng viết người ta dùng chữ viết. Chữ viết có đúng và đẹp hay không cũng có ảnh hưởng đến tư duy và tính cách của người viết. Song thực tế hiện nay còn có một bộ phận học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 1 nói riêng còn viết sai nhiều lỗi và chữ chưa đẹp. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng trên và làm thế nào để khắc phục tình trạng này? Đó là một câu hỏi thiết thực cần sớm có lời giải đáp và giải quyết là mối quan tâm của các nhà làm công tác giáo dục và những ai có tâm huyết với sự nghiệp giáo dục. Chính vì vậy mà tôi chọn đề tài " Một số biện pháp "Rèn chữ - giữ vở" cho học sinh lớp 1A Trường Tiểu học An Thạnh Nam A".

doc10 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 4703 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số biện pháp "Rèn chữ - Giữ vở" cho học sinh lớp 1A Trường Tiểu học An Thạnh Nam A, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
viên phải nghiên cứu kỹ nội dung chương trình, lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng thì mới đạt được kết quả cao trong việc rèn cho học sinh viết đúng chính tả. Luật chính tả được đưa vào lớp 1 theo nguyên tắc chỗ nào có nhu cầu về luật chính tả thì chỗ đó luật chính tả được đưa ra giải quyết. Tôi đã cung cấp cho học sinh những luật chính tả như sau: - Luật e, ê, i: âm c đứng trước e, ê, i phải viết bằng chữ k. + Âm g đứng trước e, ê, i viết bằng gh. + Âm ng đứng trước e, ê, i viết bằng ngh. - Viết hoa: Viết hoa đầu câu và viết hoa tên riêng. - Luật ghi nguyên âm đôi Ghi dấu thanh : Dấu thanh quy định đánh ở âm chính trên cơ sở dạy học sinh năng lực phân tích ngữ âm như xác định âm chính. Một số luật bổ sung như: Hai chữ i đi liền nhau khi viết bỏ một chữ i. VD: gì, giêng...Việc rèn cho học sinh viết đúng, viết đẹp tôi đã chú trọng từ những buổi đầu tới trường, từ những nét chữ ban đầu của các em tôi luôn quan tâm theo dõi thường xuyên. Đối với những em chữ viết chưa đúng, chưa đẹp tôi uốn nắn kịp thời. Khi chấm chữa bài cho các em tôi đều sửa tay đôi cùng các em. Thời gian đầu tôi trực tiếp viết mẫu yêu cầu học sinh viết theo đúng mẫu chữ của cô. Ở mỗi buổi học tôi thường giao thêm bài cho các em viết chưa đúng, chưa đẹp. Đầu buổi học tôi kiểm tra xem chữ viết của các em đó thế nào?. Từ đó tôi nắm bắt được rõ hơn sự tiến bộ hay không của học sinh mà có thêm những biện pháp điều chỉnh. Khi thấy học sinh có sự tiến bộ tôi luôn khuyến khích động viên kịp thời sẽ giúp các em có hứng thú học tập . Cuối mỗi giờ viết tôi đều chấm điểm, chữa lỗi, tuyên dương những em biết giữ vở sạch viết chữ đẹp, nhắc nhở uốn nắn sửa lỗi cho những em viết chưa đẹp. Khi học sinh viết bài, giáo viên cần đến tận nơi từng em quan sát. Đây là việc làm rất quan trọng và quan sát như vậy giúp giáo viên biết được tình hình cũng như nguyên nhân dẫn đến học sinh viết xấu từ đó tìm được cách sửa chữa giúp các em tiến bộ. Những em viết chữ chưa đẹp tôi cho ngỗi xen kẽ với những em viết đẹp. Hình thành những đôi bạn thân giúp đỡ nhau học tập, bởi tục ngữ có câu "Học thày không tày học bạn". Chính vì vậy mà mỗi người giáo viên phải biết xây dựng cho học sinh mối quan hệ thân thiết giữa học sinh này với học sinh khác. Tạo điều kiện cho những học sinh viết chữ đẹp giúp đỡ học sinh viết chữ chưa đẹp. Tôi giúp các em thành lập câu lạc bộ: "Giữ vở sạch - Viết chữ đẹp", giúp các em phấn đấu tự rèn luyện thường xuyên. Với học sinh khá giỏi, viết chữ đẹp việc hình thành câu lạc bộ này là vô cùng quan trọng. Nó là động cơ thúc đẩy giúp các em thi đua học tập, từ việc thi đua đó khích lệ các em chăm chỉ tìm tòi, rèn luyện. Như vậy càng ngày các em càng học giỏi-chữ viết đẹp lên. Để viết đẹp học sinh không chỉ rèn luyện trên lớp mà còn phải luyện tập ở nhà. Vì thế tôi thường xuyên chấm điểm kiểm tra bài viết ở nhà của học sinh. Mỗi tháng tôi tổ chức cho các em thi vở sạch viết chữ đẹp một lần và những em giữ vở sạch chữ đẹp thì được trưng bày vở của mình để cả lớp quan sát học tập. Kết quả chấm vở sạch chữ đẹp tôi đều ghi rõ của từng em vào sổ chủ nhiệm của từng tháng và ghi kết quả về gia đình các em để gia đình các em biết được sự tiến bộ của con em mình. Trên cơ sở đó: - Kịp thời động viên khích lệ các em thực hiện việc giữ vở sạch viết chữ đẹp, có kế hoạch rèn thêm cho những em viết chưa đẹp. Giáo viên thường xuyên kể những tấm gương viết chữ đẹp (như: Cao Bá Quát....) để các em học tập. Ngoài việc rèn cho học sinh có kỹ năng và thói quen giữ vở sạch viết chữ đẹp, còn một yếu tố không kém phần quan trọng nữa, theo tôi đó là chữ viết của thầy. Chữ thầy viết đẹp, đúng quy định có tác dụng trực tiếp đối với việc rèn chữ cho HS. Đối với giáo viên ngoài việc rèn chữ cho học sinh chủ yếu ở hai phân môn chính tả và tập viết, tôi còn quan tâm tới việc rèn chữ cho HS trong tất cả các môn học khác. VD: Để giúp các em viết đúng trong giờ học vần tôi luôn quan tâm sửa cách phát âm cho học sinh, giải nghĩa các từ mới trong phần từ ứng dụng bởi các em phát âm sai, hiểu nghĩa từ sai dẫn đến viết sai. - Khi đọc chính tả cho học sinh viết đến những từ học sinh hay viết sai, dễ nhầm lẫn tôi thường đọc chậm hơn và phát âm chuẩn để học sinh viết cho đúng. Bằng sự kiên trì và tận tụy, kết hợp tìm tòi, nghiên cứu lựa chọn nội dung, hình thức, phương pháp giảng dạy phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi phù hợp với tình hình nhận thức của các em. Tôi đã áp dụng các phương pháp trên vào lớp mình trực tiếp giảng dạy. 3/ Kết quả đạt được sau khi áp dụng các biện pháp trên: Sau một thời gian tiến hành nghiên cứu và thực nghiệm tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng chữ viết của học sinh lần 2: Tôi cho học sinh viết 2 bài chính tả sau: Bài 27 - sách TV1- Tập 1 Quê bé Hà có nghề xẻ gỗ Phố bé Hà có nghề giã giò Bài 37 - TV1- Tập 1: Gió từ tay mẹ Ru bé ngủ say. Thay cho gió trời Giữa trưa oi ả. Số liệu thống kê như sau: Năm học: 2011 - 2012 Kiểm tra Số lượng học sinh Số lượng học sinh viết đúng, đẹp Sai phụ âm Sai vần Sai dấu thanh lần 1 ( 6 tuần ) 19 HS 3 = 15,8% 9 = 47,4% 4 = 21,0% 3 = 15,8% lần 2 ( 4 tuần ) 19HS 6 = 31,6% 8 = 42,1% 3 = 15,8% 2 = 10,5% * Nhận xét: Sau một thời gian áp dụng những biện pháp trên và sau khi khảo sát vòng 2, tôi nhận thấy chất lượng chữ viết của học sinh có chiều hướng tiến bộ rõ rệt . Nhìn vào kết quả đạt được tôi rất mừng và phấn khởi, tự tin vào những biện pháp mà tôi đã thực hiện. Đặc biệt tôi đã chấm vở sạch chữ đẹp cho học sinh kết quả là: Có 19 học sinh lớp 1A Giữa học kỳ I năm học: 2011 - 2012. Loại Loại A Loại B Loại C Vở sạch 10 HS 7 em 2 Chữ đẹp 9 em 8 em 2 Và hơn nữa lớp 1A do tôi chủ nhiệm và giảng dạy có học sinh được đi thi viết chữ đẹp cấp Trường, đội tuyển thi cấp Huyện. Căn cứ vào kết quả khảo sát trên, tôi thấy thói quen "Giữ vở sạch-Viết chữ đẹp" của HS tăng lên rõ rệt. So sánh với lớp 1B không được áp dụng các biện pháp trên tôi thấy có sự chênh lệch rõ ràng chất lượng chữ viết của học sinh lớp 1B không có gì thay đổi. Điều đó chứng tỏ các biện pháp mà tôi đã thực hiện có kết quả hữu hiệu. Không những thế qua việc rèn chữ này còn rèn luyện cho các em những đức tính như cẩn thận, tỷ mỷ, óc thẩm mỹ, luôn hướng tới cái đẹp. Bên cạnh đó còn rèn cho các em cách làm việc khoa học, chính xác, biết tôn trọng mọi người và tôn trọng chính bản thân mình. Kết quả thu được như trên là rất cao, song đó mới chỉ là bước đầu. Để việc "Rèn chữ- Giữ vở" cho học sinh thật hiệu quả cần phải trải qua một quá trình lâu dài, có sự kết hợp nhịp nhàng giữa thầy và trò, cùng sự hợp tác của gia đình, xã hội thì mới làm được. III/ PHẦN KẾT LUẬN 1/Bài học kinh nghiệm: Qua quá trình giảng dạy và thời gian trực tiếp rèn luyện chữ viết cho học sinh, tôi thấy dạy học là một nghệ thuật. Quá trình đó diễn ra hết sức khó khăn bởi vì muốn đạt kết quả thì người giáo viên phải giữ đúng vai trò của mình, đồng thời hướng cho học sinh phải chủ động học tập, lĩnh hội tri thức, kỹ năng. Do đó phương pháp dạy học của người thày rất quan trọng. Mọi cử chỉ, lời nói của giáo viên phải sử lý linh hoạt, phối hợp các thủ pháp dạy học một cách sáng tạo và có hiệu quả. Kĩ năng viết chữ đẹp, giữ vở sạch của học sinh tiểu học còn chưa cao cần có biện pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng chữ viết cho các em. Chính vì thế mà việc nghiên cứu tìm ra những biện pháp để rèn chữ viết cho học sinh là rất cần thiết. Kinh nghiệm này tôi đã áp dụng vào lớp mình giảng dạy và thấy có hiệu quả trong việc "Rèn chữ - Giữ vở" góp phần thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đào tạo học sinh tiểu học. Trên đây là những bài học cần thiết của bản thân tôi về rèn chữ cho học sinh. Tuy nhiên muốn nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh thì người giáo viên phải thực sự yêu nghề mến trẻ, luôn có ý thức nâng cao chất lượng chữ viết cho các em trong tất cả các môn học, tiết học. Giáo viên phải thường xuyên hướng dẫn học sinh tự rèn luyện các biện pháp khoa học chỉ có hiệu quả khi nó được áp dụng một cách có ý thức, phù hợp với thực tế. Để rèn cho học sinh biết giữ vở sạch - viết chữ đẹp đòi hỏi người giáo viên phải gương mẫu, kiên trì, luôn sát xao tỷ mỷ kết hợp các phương pháp giảng dạy, phù hợp tâm lý lứa tuổi và trình độ nhận thức của học sinh cùng với sự phối hợp của thày và trò, của gia đình và toàn xã hội. Vấn đề còn tồn tại: Trong khoảng thời gian nghiên cứu các biện pháp nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh. Tôi thấy chất lượng chữ viết của học sinh đã được nâng cao. Đó là kết quả đáng mừng song mức độ đó chưa ổn định . Bởi vì một số em chưa có thói quen tự rèn chữ viết đúng, đẹp. Bên cạnh đó còn do yếu tố khách quan, chủ quan khác phần nào tác động đến các em. Chẳng hạn khi học sinh viết sai lỗi bài chính tả giáo viên bỏ qua không sửa ngay cho học sinh. Ở nhà gia đình thấy em viết sai nhưng không sửa cho các em. Điều quan trọng là việc rèn chữ viết cho học sinh là một quá trình lâu dài, đòi hỏi người giáo viên phải thường xuyên uốn nắn giúp đỡ học sinh kịp thời nhất là với học sinh yếu kém. Có như vậy mới thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục thế hệ trẻ, đặc biệt học sinh Tiểu học. 2 /Ý kiến đề xuất: Mỗi giáo viên cần tự học hỏi để nâng cao kỹ năng nghiệp vụ sư phạm và cần phải tâm huyết với nghề. Mỗi giáo viên khi tuyển vào trường sư phạm cần có thêm một phần thi điều kiện nữa là thi đọc (đọc đúng, phát âm chuẩn, không ngọng...) Qua thực tế giảng dạy một số năm tôi đã tích lũy được một số kinh nghiệm trong việc rèn chữ cho học sinh. Tuy nhiên đây mới là kinh nghiệm của bản thân tôi. Tôi rất mong các đồng chí, đồng nghiệp góp ý xây dựng để sáng kiến kinh nghiệm của tôi đạt kết quả cao hơn nữa. Đối với Đảng uỷ, UBND xã cần quan tâm hơn nữa và tạo điều kiện giúp nhà trường trong việc xây dựng cơ sở vật chất, ánh sáng trang thiết bị trường lớp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Đối với Phòng GD&ĐT thường xuyên tổ chức chuyên đề hội thảo về viết chữ đẹp ở các cấp nhằm bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho giáo viên. An Thạnh Nam, ngày 25 tháng 10 năm 2011 Người viết Đỗ Thị Hợp

File đính kèm:

  • docSKKN mon tap viet lop 1 hop.doc
Giáo án liên quan