Một số biện pháp quản lý chỉ đạo chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy – học ở trường tiểu học

- Hoạt động dạy và học ở trường phổ thông nó chiếm hầu hết thời gian và khối lượng công việc của thầy và trò trong một năm học. Nó chi phối các hoạt động giáo dục khác. Đồng thời cũng quyết định kết quả đào tạo của nhà trường, được quy định bởi tính đặc thù lao động sư phạm của người giáo viên. Vì vậy nó cũng được quy định tính đặc thù của công tác quản lý nhà trường nói chung và quản lý hoạt động dạy và học nói riêng.

- Người cán bộ quản lí chuyên môn phải nhận thức đúng đắn vị trí quan trọng và tính đặc thù của hoạt động dạy - học. Để có những biện pháp quản lý khoa học, sáng tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Người cán bộ quản lý phải dành nhiều thời gian và công sức của mình cho công tác quản lý hoạt động dạy - học có như thế chất lượng đào tạo của nhà trường mới được nâng cao, đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao của xã hội.

 

doc14 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 33763 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số biện pháp quản lý chỉ đạo chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy – học ở trường tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
năm đều tổ chức đêm văn nghệ gây quỹ vì học sinh nghèo. Qua đó giúp đỡ các em có hoàn cảnh khó khăn có món quà “Vui xuân đón tết” như bao bạn bè cùng trang lứa. Vừa động viên các em cố gắng vươn lên trong học tập, vừa hạn chế việc bỏ học giữa chừng vì hoàn cảnh nghèo. 9. Công tác kiểm tra: - Kiểm tra là công việc không thể thiếu đối với người cán bộ quản lý. Kiểm tra để tìm ra những ưu điểm để khen ngợi, đồng thời cũng phát hiện những hạn chế yếu kém để uốn nắn sửa chữa chứ không phải kiểm tra để hành sách, vạch lá tìm sâu, tiêu diệt lẫn nhau. Có nhiều nội dung để kiểm tra: + Kiểm tra hồ sơ sổ sách. + Kiểm tra giờ giấc. + Kiểm tra việc chấm chữa bài. + Kiểm tra công tác chủ nhiệm. + Kiểm tra các chuyên đề trong kiểm tra nội bộ,… - Qua một tháng làm việc không thể thiếu phần kiểm điểm các hoạt động tháng qua và đề ra phương hướng tháng tới, nên tôi cùng các tổ trưởng tổ chuyên môn và chủ tịch công đoàn ngồi lại đánh giá tình hình hoạt động trong tháng. Qua đó đề nghị biểu dương, khen thưởng kịp những giáo viên làm tốt, đồng thời cũng nhắc nhở một cách nhẹ nhàng những giáo viên còn hạn chế để họ phấn đấu hơn. Đề ra phương hướng cho tháng tiếp theo sát với tình hình thực tế phù họp với từng chủ điểm. PHẦN 3: KẾT QUẢ I/ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: 1. Nề nếp dạy – học: - Nền nếp kĩ cương trong tổ khối chuyên môn, trong đơn vị luôn được giữ vững, xây dựng được một tập thể đoàn kết cao luôn có ý thức phấn đấu trong công việc, thương yêu, chăm sóc hết mình vì học sinh thân yêu, được phụ huynh và địa phương tín nhiệm cao. - Học sinh biết kính trên nhường dưới, lễ phép, yêu thương, giúp đỡ nhau trong học tập và chia sẽ khi bạn bè gặp khó khăn. Chất lượng học sinh được tiến bộ thực chất theo từng năm học 2. Chất lượng dạy - học: a) Đối với giáo viên : Nắm được việc giảng dạy theo chương trình đổi mới, dạy học đúng đặt trưng của bộ môn môn phát huy được tính tính cực học tập của học sinh, xây dựng được nền nếp học tập của học sinh, quan tâm bồi dưỡng học sinh yếu. Khai thác và sử dụng trang thiết bị dạy học khoa học đạt hiệu quả cao. Tay nghề dược nâng lên rất rõ rệt Tổng số giáo viên Giỏi Khá Trung bình Yếu SL TL SL TL SL TL SL TL 27 12 44,44% 10 37,04% 5 18,52% 0 0% Thống kê số liệu các phong trào: Tên phong trào 2011 - 2012 2012 - 2013 Học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp huyện 2 5 Học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh 0 3 Giáo viên dạy giỏi cấp huyện 5 Học sinh đạt giải viết chữ đẹp cấp huyện 0 9 Giáo viên đạt giải viết chữ đẹp cấp huyện 2 5 Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở 4 8 b) Đối với học sinh : Nắm được phương pháp học theo chương trình mới, phát huy được tính tích cực trong học tập, nề nếp lớp tốt đảm bảo cho việc tổ chức học tập theo nhóm. Học sinh có ý thức trong học tập và trong thi cử. Biết xây dựng được tính tự quản trong lớp. Chất lượng ngày được nâng lên, học sinh giỏi năm sau cao hơn năm trước, học sinh yếu giảm dần qua từng năm. Thống kê số liệu năm học : 2011 - 2012 Khối Tổng Giỏi Khá T.bình yếu lớp số SL TL% SL TL% SL TL SL TL% Một 260 93 35,77 96 36,92 50 19,23 21 8,08 Hai 245 84 34,29 70 28,57 76 31,02 15 6,12 Ba 219 51 23,29 66 30,14 84 38,36 18 8,22 Bốn 171 46 26,90 53 30,99 58 33,92 14 8,19 Năm 190 39 20,53 83 43,68 59 31,05 9 4,74 Cộng: 1,085 313 28,85 368 33,92 327 30,14 77 7,10 Thống kê số liệu năm học: 2012 - 2013 Khối Tổng Giỏi Khá T.bình yếu lớp số SL TL% SL TL% SL TL SL TL% Một 246 117 47,56 86 34,96 37 15,04 6 2,44 Hai 240 78 32,50 56 23,33 89 37,08 17 7,08 Ba 173 57 32,95 42 24,28 73 42,20 1 0,58 Bốn 202 48 23,76 54 26,73 96 47,52 4 1,98 Năm 203 57 28,08 54 26,60 92 45,32 0 0,00 Cộng: 1,064 357 33,55 292 27,44 387 36,37 28 2,63 II/ PHẠM VI TÁC DỤNG: 1. Đối với nhà trường: - Tập thể nhà trường được đoàn kết thành một khối thống nhất cao, các tổ chuyên môn hoạt động đồng bộ nhịp nhàng đạt hiệu quả. Chấp hành tốt tính kỉ luật lao động, quy chế, quy định của ngành, phát huy cao tính dân chủ, tranh thủ được các ý kiến hay trong đơn vị. Đặc biệt luôn quan tâm đến chất lượng giáo dục trong nhà trường cũng như hiệu quả đào tạo, có lòng hăng say trong công việc. - Qua kết quả nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm cho thấy các biện pháp này tác động tích cực vào quá trình dạy – học của nhà trường, mang lại hiệu quả thiết thực, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở Trường Tiểu học nói chung, Trường Tiểu học A Long Bình nói riêng. - Uy tín của nhà trường được nâng lên. 2. Đối với bản thân Bản thân tôi dần thích nghi với công việc, vừa làm vừa học hỏi, thu thập thêm thông tin, số liệu, tìm hiểu từng nguyên nhân. Đề ra phương hướng và biện pháp phù hợp để giải quyết những khó khăn khi gặp phải. Tôi được mở rộng thêm vốn hiểu biết cũng như nghiệp vụ quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy – học ở trường tiểu học. - Hình thành và củng cố nề nếp chuyên môn của giáo viên và nề nếp cũng như chất lượng của học sinh. 3. Đối với giáo viên: Trong quá trình giảng dạy tay nghề giáo viên được nâng lên không còn giáo viên có tay nghề yếu kém, hiệu quả giảng dạy cũng được nâng lên rõ rệt. Số giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi các cấp tăng dần theo từng năm. Giáo viên có lòng tự tin về thủ thuật khi lên lớp. Kịp thời giúp đỡ lẫn nhau về chuyên môn nghiệp vụ, về phương pháp soạn giảng cũng như thủ thuật lên lớp. Từ nay việc bồi dưỡng, nâng cao tay nghề trở nên tự giác, thiết thực và thường xuyên hơn. 4. Đối với học sinh : - Từ sự quan tâm chăm sóc, dạy dỗ của giáo viên, các em có được niềm tin vào thầy (cô) . Các em có những suy nghĩ đúng đắn, ngày càng có ý thức vươn lên trong học tập để trở thành con ngoan, trò giỏi. - Các em hiểu được vai trò lớn lao của người thầy, trong quá trình học tập ở trường tiểu học. Từ đó các em yêu thầy hơn, kính trọng thầy vì người có công dạy dỗ ta thành người. III/ NGUYÊN NHÂN THÀNH CÔNG – HẠN CHẾ TỒN TẠI: 1. Nguyên nhân thành công: - Tìm tòi các giải pháp hợp lý để đầu tư vào chuyên môn, làm chuyển biến chất lượng dạy – học là vấn đề tập trung hàng đầu của tôi ngay từ đầu năm học cho đến nay. - Quản lí chặt chẽ việc phân loại học sinh ngay từ đầu năm. Thường xuyên dự giờ thăm lớp đặc biệt là các lớp có nhiều học sinh yếu, công tác thư viện - thiết bị ở trường cũng được tôi qua tâm quản lý chặt chẽ các trang thiết bị dạy - học và các loại sách tham khảo. - Công tác kiểm tra thực hiện thường xuyên, và đi sâu vào chuyên môn, Có giải pháp giúp đỡ kịp thời khi giáo viên gặp khó khăn. 2. Hạn chế tồn tại: - Tuy đã qua nhiều năm làm công tác quản lý chuyên môn nhưng tôi vẫn gặp rất nhiều khó khăn. Qua một thời gian trong công việc tôi gặp phải những khó khăn, những tình huống rất lúng túng không biết giải quyết như thế nào. Nhưng bản thân tôi rất cố gắng tìm tòi học hỏi từ các đồng nghiệp, những người từng là cán bộ quản lý trước kia và các đơn vị bạn. - Trang thiết bị dạy học chưa đảm bảo cho công tác dạy và học. - Tỷ lệ học sinh bỏ học còn khá cao ( gần 2 % ) - Tỷ lệ học sinh yếu có giảm nhiều những vẫn còn cao so với mặt bằng chung của toàn huyện (2,63 %) 3. Nguyên nhân hạn chế: - Do chưa qua lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý, kinh nghiệm quản lý chưa nhiều. không có nghệ thuật quản lý. - Ý thức của một số phụ huynh về việc học của con em mình chưa cao thường cho con em nghỉ học sớm để phụ giúp gia đình hoặc phải đem con theo đi làm ăn xa. - Thiết bị dạy học ngành cung cấp không đủ theo danh mục. - Trang thiết bị dạy học đã qua nhiều năm sử dụng bị hư hỏng mà chưa cấp bổ sung thiết bị mới. IV/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM: - Năng lực quản lý chuyên môn giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong mọi hoạt động của nhà trường. Hiệu quả quản lý quyết định chất lượng dạy và học. - Việc nâng cao chất lượng trong giai đoạn hiện nay càng đòi hỏi bản thân tôi không ngừng học tập để nâng cao trình độ nghiệp vụ, phải thể hiện vai trò “đầu tàu” của mình trong mọi hoạt động. Phải có phong cách làm việc nghiêm túc, năng nổ, hăng say trong công tác, bám trường, bám lớp xem trường là ngôi nhà thứ hai của mình và xác định công tác chuyên môn là nhiệm vụ then chất trong nhà trường. Biết khai thác các ý tưởng tích cực và tranh thủ sự ủng hộ của các thành viên. - Người phó hiệu trưởng phải tổ chức sắp xế bộ máy nhà trường hoạt động đồng bộ, gọn nhẹ, khoa học. Bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên có tay nghề vững vàng để phối hợp nhịp nhàng mang tính hiệu quả. Tạo được bầu không khí sư phạm lành mạnh để cùng chung tay sức đóng góp cho sự nghiệp giáo dục. Xây dựng chu đáo các kế hoạch hoạt động cho năm học, học kỳ, hàng tháng, hàng tuần và chế độ hội họp trong nhà trường. Điều hành quản lý khoa học đúng theo chức năng, quy chế, quy định của trường và của ngành. Luôn tăng cường công tác kiểm tra để kịp thời điều chỉnh, uốn nắn những thiếu sót. Tóm lại: Công tác quản lý và chỉ đạo chuyên môn trong nhà trường vô cùng quan trọng và cần thiết. Nó là một trong những yếu tố quyết định chất lượng đào tạo của nhà trường. Đặc biệt trong giai đoạn phát triển giáo dục từ nay cho đến 2020. Muốn quản lý, chỉ đạo chuyên môn được tốt, người cán bộ quản lý chuyên môn cần phải nhận thức đúng đắn về vị trí và vai trò của tổ chuyên môn trong nhà trường. Hướng dẫn tổ chuyên môn lập kế hoạch hoạt động một cách đầy đủ về nội dung hoạt động, phương pháp và chỉ tiêu phấn đấu cụ thể. Ngoài ra, tôi cũng cần theo dõi kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, vì đây là yếu tố có mối quan hệ mật thiết với nhau. Để thực hiện tốt công tác kiểm tra, tôi phải xây dựng hệ thống các biện pháp kiểm tra cho từng hoạt động và thường xuyên theo dõi, cập nhật các chỉ tiêu đã đạt được để kịp thời uốn nắn, tác động, thúc đẩy các hoạt động để đưa nhà trường đến trạng thái mong muốn. Do thời gian có hạn nên bản thân chưa thể hiện hết các vấn đề trong việc chỉ đạo chuyên môn của mình nhưng với những gì mà tôi đã nghiên cứu cũng góp phần xây dựng lại chất lượng chuyên môn trong nhà trường./. Người viêt Nguyễn Ngọc Điệp

File đính kèm:

  • docMột số biện pháp quản lý chỉ đạo chuyên môn nhằm nâng cao chat luong day - hoc o truong tieu hoc (Nguyen Ngoc Diep).doc