Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học bài “ Bài toán giải bằng hai phép tính” ở lớp 3

Bước vào thế kỷ XXI, thế kỷ mở đầu cho một thiên niên kỷ mới, đất nước chúng ta bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đây là một quá trình gian khổ, kéo dài nhiều năm, dẫn đến những sự thay đổi quan trọng trong cơ cấu kinh tế, trình độ phát triển sản xuất khoa học kĩ thụât, cơ cấu xã hội, thu nhập quốc dân. Gần đây trên thế giới nói chung cũng như ở nước ta nói riêng bắt đầu đặt ra nhiều vấn đề mới như : nền kinh tế tri thức, sự phát triển của công nghệ thông tin, xu hướng quốc tế hoá, toàn cầu hoá trong nền kinh tế, vấn đề hội nhập, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.

 

doc25 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1169 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học bài “ Bài toán giải bằng hai phép tính” ở lớp 3, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
viết câu lời giải : Số kẹo của Minh là : - Nhìn vào “ Lan + Minh ”, ta tính : 8 + 24 = 32 ( cái kẹo ). - Nhìn vào bên trái dấu “ bằng ” , thấy chữ “ Hai bạn ”, ta viết câu lời giải : Số kẹo của hai bạn là : Vậy ta có bài giải : Số kẹo của Minh là : 8 x 3 = 24 ( cái kẹo ) Số kẹo của hai bạn là : 8 + 24 = 32 ( cái kẹo ) Đáp số : 32 cái kẹo Chú ý : HS chỉ phải làm vào vở bài tập ( hoặc bài kiểm tra ) bước 4 . Còn các bước 1, 2, 3 thì nghĩ trong đầu hoặc làm vào vở nháp. V. Khảo sát và thực nghiệm 1. Đối tượng : Để thu thập được những số liệu này, chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm trên các đối tượng như sau : Chọn 2 lớp của trường Tiểu học Đức Lạng huyện Đức Thọ tỉnh Hà Tĩnh là: ( Lớp 3A và Lớp 3B ) +Lớp 3A : Sĩ số : 17 học sinh +Lớp 3B : Sĩ số : 18 học sinh. Trình độ ban đầu của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm nói chung là tương đương nhau ( qua khảo sát ). 2. Khảo sát học sinh: Để tìm hiểu về việc học và giải các bài toán bằng hai phép tính ở lớp 3 chúng tôi đã tiến hành khảo sát các học sinh bằng cách xem vở bài tập, cho học sinh làm bài kiểm tra, dạy thực nghiệm một số tiết. Nội dung tiến hành : + Bước 1 : Cho học sinh làm bài kiểm tra để đánh giá kiến thức của học sinh trước khi tiến hành thực nghiệm . Bài kiểm tra phô tô sẵn cho từng học sinh làm bài, cần đánh giá nghiêm túc để các em tự làm, không trao đổi. + Bước 2 : Chấm bài theo đáp án cho trước. + Bước 3 : Đánh giá phân loại bài làm cho học sinh theo các mức độ : Giỏi ( điểm 9 – 10 ); Khá ( điểm 7 - 8 ); Trung bình ( điểm 5 – 6 ); Yếu ( điểm dưới 5 ). 3. Kết quả thực nghiệm : Sau các tiết dạy học thực nghiệm, đối chứng và bài kiểm tra của học sinh, chúng tôi tổ chức kiểm tra để kiểm chứng hiệu quả của phương pháp dạy giải bài toán bằng hai phép tính ở lớp 3. Chúng tôi đánh giá hiệu quả các bài kiểm tra ở hai hệ thống thực nghiệm và đối chứng đảm bảo sự khách quan và công bằng. Dưới đây là bảng tổng hợp kết quả thực nghiệm: Lớp TN và ĐC Số bài kiểm tra Điểm Giỏi Khá Trung bình Số lượng Tỉ lệ% Số lượng Tỉ lệ% Số lượng Tỉ lệ% 3A TN 17 9 54 4 23 4 23 ĐC 17 5 29 3 18 9 53 3B TN 18 9 50 5 28 4 22 ĐC 18 7 39 3 17 8 44 Cộng ĐC 35 12 34 6 17 17 49 TN 35 18 51 9 26 8 23 Qua kết quả điều tra ta thấy: Hứng thú học tập , nhận thức của học sinh giữa hai lớp thực nghiệm và đối chứng không giống nhau. ở lớp thực nghiệm học sinh rất thích giờ học . Qua quá trình phân tích kết quả thực nghiệm cho ta thấy: - Kết quả học tập của học sinh nói chung ở lớp thực nghiệm cao hơn so với lớp đối chứng. Tỉ lệ học sinh khá, giỏi cao hơn so với lớp đối chứng. - Kết quả thực nghiệm cho thấy giáo viên bước đầu hiểu và biết vận dụng phương pháp dạy học vào các tiết dạy nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. c. kết luận Qua việc nghiên cứu đề tài này chúng tôi rút ra được những kết luận như sau : Trong giai đoạn đổi mới như hiện nay, nhiệm vụ của giáo viên đòi hỏi ngày càng cao, nếu chỉ trông chờ vào những gì có sẵn để yêu cầu học sinh làm việc là chỉ giáo dục một cách đơn thuần. Dạy học bất cứ môn nào chúng ta cũng cần phải rèn kĩ năng vận dụng thực hiện và coi trọng sự sáng tạo của học sinh. Đặc biệt trong dạy học môn Toán ở Tiểu học nói chung và dạy học môn Toán lớp 3 nói riêng, người giáo viên cần phải chú ý đến những vấn đề sau : Nắm được đặc điểm tâm lí lứa tuổi của học sinh Tiểu học: Tư duy cụ thể chiếm ưu thế, các em thích tò mò ham hiểu biết, từ đó lựa chọn những nội dung, phương pháp phù hợp, khơi dậy tính tò mò ham hiểu biết của học sinh cũng như tạo hứng thú cho học sinh học tập . Nắm được nội dung, chương trình, bản chất của từng dạng toán, huy động được những hiểu biết, tri thức vốn có của học sinh để học sinh tự mình có thể chiếm lĩnh được kiến thức của bài dạy một cách độc lập, sáng tạo, lấy học sinh làm trung tâm, làm nhân vật chính của giờ dạy. Giáo viên cần lựa chọn bài tập phù hợp với đối tượng học sinh của lớp , đối với học sinh yếu cần có sự giúp đỡ riêng để đạt yêu cầu .Đối với học sinh khá, giỏi cần phải rèn luyện kỹ năng giải toán nhanh hơn, có cách ngắn gọn hơn đồng thời để các em bộc lộ hết năng lực của mình. Tổ chức tiết học sao cho mọi học sinh đều được hoạt động một cách chủ động trong mọi khâu để đạt kết quả cao nhất. Vận dụng kiến thức giải hết các bài tập trong sách giáo khoa và một số bài toán trong đời sống thực tiễn. Sử dụng nhiều hình thức linh hoạt để thu hút học sinh vào giải toán. Việc dạy học môn Toán nhằm bảo đảm tính khoa học, tính chính xác, tính sư phạm, giáo viên cần phát huy tính chủ động sáng tạo, tư duy lôgíc của học sinh và không ngừng nâng cao trình độ về toán học và phương pháp dạy học qua nghiên cứu dạy học, học tập các tài liệu có liên quan đến chương trình, nội dung giảng dạy. Do năng lực và trình độ, thời gian có hạn nên sáng kiến kinh nghiệm này không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong sự góp ý của các thầy cô, bạn bè đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Giáo án 1 – Lớp 3 môn Toán Bài: Bài toán giải bằng 2 phép tính (tiếp). I.Yêu cầu cần đạt: Bước đầu biết giải và trình bày bài giải bài toán giải bằng 2 phép tính. II. Đồ dùng dạy học. Các tranh vẽ tương tự như trong sách Toán 3. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu. 1. Bài mới: 1.1. Giới thiệu bài: 1.2. Tìm hiểu bài toán. - GV tóm tắt bài toán lên bảng. - Gọi HS nhìn tóm tắt đọc lại đề toán. + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì? - Các bứơc giải: + Bước 1: Tìm số xe đạp bán trong ngày chủ nhật. 6 x 2 = 12 (xe). + Bước 1: Tìm số xe đạp bán trong cả 2 ngày. 6 + 12= 18 (xe). - GV giới thiệu: Đây là bài toán giải bằng 2 phép tính. 2. Thực hành: - HS đọc BT 1, 3. GV vẽ sơ đồ lên bảng, hướng dẫn rõ hơn cho HS. - HS làm BT vào vở. GV theo dõi động viên những em làm xong sớm làm thêm bài tập 2. - GV hướng dẫn hs giải BT2 qua hai bước: Bước 1: Tìm số lít mật ong lấy ra từ thùng mật ong ( 24 : 3 = 8). Bước 2: Tìm số lít mật ong còn lại trong thùng mật ong ( 24 – 8 = 16) 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Hôm nay chúng ta học bài gì ? - HS trình bày bài giải. - Học sinh nhắc lại các bước giải bài toán trên. - Học sinh chữa bài 1. Bài giải: Quãng đường từ chợ huyện đến bưu điện tỉnh dài là: 5 x 3 = 15 (km) Quãng đường từ nhà đến bưu điện tỉnh dài là: 5 + 15 = 20 (km) Đáp số: 20 km. - HS chữa BT 3. - HS giải: Số lít mật ong lấy ra là: 24 : 3 = 8 (lít). Số lít mật ong còn lại là: 24 – 8 = 16 (lít) Đáp số: 16 lít mật ong. Hs trả lời. Giáo án 2 – Lớp 3 môn Toán Bài: Bài toán giải bằng 2 phép tính (tiếp). I.Yêu cầu cần đạt: Bước đầu biết giải và trình bày bài giải bài toán giải bằng 2 phép tính. II. Đồ dùng dạy học. Các tranh vẽ tương tự như trong sách Toán 3. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu. 1. Bài cũ: - Kiểm tra các bài tập đã giao về nhà của Tiết 50. - Nhận xét, chữa bài và cho điểm. 2. Bài mới: 2.1. Giới thiệu bài: - Nêu mục tiêu giờ học và ghi tên bài lên bảng. 2.2. Hướng dẫn giải bài toán bằng hai phép tính. - Nêu bài toán: (sgk) - Hướng dẫn hs vẽ sơ đồ bài toán và phân tích. - Ngày thứ 7 cửa hàng đó bán được bao nhiêu chiếc xe đạp ? - Số xe đạp bán được của ngày chủ nhật như thế nào so với ngày thứ bảy ? - Bài toán yêu cầu ta tính gì ? - Muốn tìm số xe đạp bán được trong cả hai ngày ta phải biết những gì ? - Đã biết số xe của ngày nào ? Chưa biết số xe của ngày nào ? - Vậy ta phải đi tìm số xe của ngày chủ nhật. 3. Thực hành: - HS đọc đề bài BT 1. GV vẽ sơ đồ lên bảng, hướng dẫn rõ hơn cho HS. - Bài toán yêu cầu ta tìm gì? - Quãng đường từ nhà đến bưu điện tỉnh có quan hệ như thế nào với quãng đường từ nhà đến chợ huyện và từ chợ huyện đến bưu điện tỉnh? - Vậy muốn tính quãng đường từ nhà đến bưu điện tỉnh ta phải làm thế nào ? - Quãng đường từ chợ huyện đến bưu điện tỉnh đã biết chưa? - HS làm BT vào vở. GV theo dõi động viên những em làm xong sớm làm thêm bài tập 2. - GV hướng dẫn hs giải BT2 qua hai bước: Bước 1: Tìm số lít mật ong lấy ra từ thùng mật ong ( 24 : 3 = 8). Bước 2: Tìm số lít mật ong còn lại trong thùng mật ong ( 24 – 8 = 16) -BT3: Yêu cầu hs làm bài. -Chữa bài và cho điểm HS. 4. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Hôm nay chúng ta học bài gì ? - 2 hs làm bài trên bảng. - Một hs đọc lại đề bài. - Ngày thứ bảy cửa hàng bán được 6 chiếc xe đạp. - Ngày chủ nhật bán được số xe đạp gấp đôi số xe đạp của ngày thứ bảy. - Bài toán yêu cầu tính số xe đạp của 2 ngày. - Phải biết số xe đạp bán được mỗi ngày. Bài giải: Ngày chủ nhật cửa hàng bán được số xe đạp là: 6 x 2 = 12 (xe đạp) Cả 2 ngày cửa hàng bán được số xe đạp là: 6 + 12 = 18 (xe đạp) Đáp số: 18 chiếc xe đạp. - Tìm quãng đường từ nhà đến bưu điện tỉnh. - Quãng đường từ nhà đến bưu điện tỉnh bằng tổng quãng đường từ nhà đến chợ huyện và từ chợ huyện đến bưu điện tỉnh - Ta phải lấy quãng đường từ nhà đến chợ huyện cộng với quãng đường từ chợ huyện đến bưu điện tỉnh - Chưa biết và phải tính ? - Học sinh chữa bài 1. Bài giải: Quãng đường từ chợ huyện đến bưu điện tỉnh dài là: 5 x 3 = 15 (km) Quãng đường từ nhà đến bưu điện tỉnh dài là: 5 + 15 = 20 (km) Đáp số: 20 km. - HS giải: Số lít mật ong lấy ra là: 24 : 3 = 8 (lít). Số lít mật ong còn lại là: 24 – 8 = 16 (lít) Đáp số: 16 lít mật ong. - HS làm BT3. - HS trả lời. Bài kiểm tra Bài 1: Trong vườn có ... cây chanh và một số cây cam ít hơn cây chanh là .... cây. Hãy điền vào chỗ chấm số thích hợp và đặt câu hỏi để được bài toán giải bằng hai phép tính, rồi giải. Bài 2: Người ta chở dưa đến chợ bán, cả 3 chuyến được tất cả là 834 quả dưa. Chuyến thứ nhất chở đựoc 268 quả. Chuyến thứ hai chở được 284 quả. Hỏi chuyến thứ 3 chở được bao nhiêu quả dưa ? Bài 3: Giải bài toán theo cách tóm tắt sau: Ba gói chè nặng: 150 gam Bảy gói chè như thế nặng ... gam ? Bài 4: Một thùng đựng 20 lít dầu. Ba chiếc can như nhau đựng tất cả 15 lít dầu. Hỏi số dầu đựng trong thùng gấp mấy lần số dầu đựng trong một chiếc can ?

File đính kèm:

  • docSKKN. Btoan giai bang hai phep tinh.doc
Giáo án liên quan