Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi học môn khám phá khoa học môi trường xung quanh đạt kết quả cao

Những nghiên cứu về đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi trẻ mầm non cho thấy: Tâm hồn trẻ rất ngây thơ và trong sáng, trẻ “Chơi mà học và học bằng chơi” thế giới xung quanh qua “lăng kính chủ quan” của trẻ, tất cả đều mới lạ “với biết bao điều kỳ diệu!” và “Vì sao lại thế?” hay “Vì sao thế nhỉ?” luôn là những câu hỏi thắc mắc, là những điều trẻ luôn khao khát muốn biết, muốn tìm hiểu và khám phá!.

Có lẽ ngay từ lúc cất tiếng khóc chào đời cho tới khi biết cầm nắm các vật trên tay, hay khi trẻ biết bước những bước đi chập chững đầu tiên của cuộc đời, trẻ đã muốn tìm hiểu và khám phá về thế giới xung quanh?

 

doc17 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 43841 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi học môn khám phá khoa học môi trường xung quanh đạt kết quả cao, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ẽ sảy ra trước, trong và sau khi làm thí nghiệm. Như thế sẽ phát huy được tính mò, chủ động, khả năng tích cực hoạt động và lòng ham hiểu biết của trẻ. Chẳng hạn: Cho trẻ làm thí nghiệm “ không khí quanh chúng ta”tổ chức dưới dạng trò chơi. Trò chơi bịt mũi: Cho trẻ bịt mũi, hỏi trẻ có thở được không? Vậy làm thế nào để thở được ? Cho trẻ đứng vào chỗ cô quy định, hỏi trẻ: con có thở được không? Cho trẻ đứng góc khác cùng với vài bạn nữa, hỏi trẻ: con có thở được không? Cho trẻ đứng tự do trong lớp, hỏi trẻ:con có thở được không? Lúc này tôi mới đặt vấn đề: chúng ta thở được là nhờ là nhờ có không khí, vậy không khí có ở đâu?( không khí có ở xung quanh chúng ta) Tôi kết luận: Như vậy không khí có ở quang chúng ta. Tôi tiếp tục đặt tình hình huống: thế không khí có bắt được không ( Có trẻ nói được, có trẻ nói không) Tôi hỏi tiếp: Làm thế nào để bắt được không khí ( lúc này các trẻ đưa ra rất nhiều ý kiến lấy ly, lấy chai, lấy hộp, để bắt không khí ) - Tôi lấy cho mỗi trẻ một cái túi ni lon và yêu cầu “ Hãy lấy và bắt không khí vào túi ” mỗi trẻ có thể thực hiện một cách khác nhau : nắm bắt không khí xung quanh bỏ vào túi, vời không khí cho vào túi … nhưng các trẻ vẫn chưa thấy gì trong túi.Tôi tiếp tục gợi ý “ Các con hãy làm cách nào để túi phồng lên đi” trẻ phát hiện là mình phải thổi hơi vào túi và muốn giữ hơi trong túi thì phải xoắn hay cột túi lại ) Sau đó tôi giải thích: Không khí đang ở trong túi các con đấy!.. Tiếp theo tôi cho các trẻ chơi với túi không khí.lấy kéo cắt túi để thấy không khí xì ra, lấy kim nhọn đâm nhẹ sẽ thấy hơi thoát ra đó là không khí. Tiết học sôi động và vui vẻ hẳn lên các cháu hiểu biết thêm là: không khí luôn luôn ở bên cạnh con người, con người phải có không khí thì mới sống , mới thở được. Qua đó tôi thấy nếu cho trẻ tự khám phá trẻ sẽ rất hứng thú, kiến thức đến với trẻ nhẹ nhàng mà khắc sâu phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, để trẻ tự đừng đánh mất cái tôi của trẻ. Trong tiết học khám phá khoa học tôi lồng ghép tích hợp các môn học khác như toán, âm nhạc, tạo hình văn học để trẻ thêm hứng thú , ghi nhớ tốt hơn vấn đề sâu rộng hơn. Ví dụ:Với đề tài “ Tìm hiểu các con vật sống trong gia đình ”theo chủ đề thế giới động vật tôi hướng dẫn phụ huynh cho trẻ quan sát và trò chuyện bằng cách đặt câu hỏi: Đây là con gì? Con vật này có mấy chân? Được nuôi ở đâu? Ví dụ: Trong tiết dạy làm quen với động vật sống dưới nước tôi cho trẻ thi đố vui hai đội ra câu đố cho nhau và giải câu đố của đội bạn “ Nhà hình xoắn, ở dưới ao Chỉ có một cửa ra vào mà thôi Mang nhà đi khắp mọi nơi Không đóng cửa nghỉ ngơi một mình”( Con ốc) “ Con gì đầu bẹp Hai ngạnh hai bên Râu ngắn vểnh lên Mình trơn bóng nhờn” ( con cá trê) Như vậy trẻ đọc câu đố rất vui vẻ hào hứng kích thích tư duy và làm phong phú vốn từ cho trẻ. Trong các tiết học khám phá môi trường xung quanh tôi luôn thay đổi các thủ thuật để đưa các đối tượng ra cho trẻ quan sát và mối bài tuỳ thuộc vào đối tượng cho trẻ làm quen, tôi tìm cách vào bài khác nhau cũng có bài cho trẻ quan sát tri giác bằng vật thật, cũng có bài dùng tranh ảnh, băng hình, hoặc dùng câu đố để đưa ra giúp trẻ không bị nhàm chán lại dễ tiếp thu để trẻ ghi nhớ và chính xác hoá các biểu tượng của mình. Hình ảnh: Cô đóng vai nữ cảnh sát giao thông trong giờ học Hình ảnh: Cô và trẻ trong giờ học Thông qua việc thay đổi các hình thức tổ chức tiết học tôi thấy tiết học có hiệu quả hơn tiết học trở nên sôi nổi và trẻ hứng thú học bài hơn. Cùng với việc linh hoạt, sáng tạo trong hình thức tổ chức, đổi mới và nâng cao chất lượng trong phương pháp giảng dạy,tôi nhận thấy cần tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc nhiều hơn với môi trường xung quanh, vì vậy tôi đã: 4. Phối kết hợp với phụ huynh. Để nâng cao chất lượng hoạt động của trẻ trong trường mầm non để có sự giáo dục toàn bộ giữa gia đình và nhà trường là một việc làm hết sức cần thiết tôi thấy rằng tất cả mọi khó khăn trong học tập không thể thiếu được vai trò giải quyết khó khăn của phụ huynh vì thế ngay từ đầu năm học để phụ huynh hiểu thêm về các hoạt động của trẻ trong trường mầm non trường tôi đã tổ chức họp phụ huynh và tuyên truyền đến các bậc phụ huynh. Bản thân tôi là một cộng tác viên tuyên truyền của nhà trường ngoài việc tuyên truyền các chuyên đề của nhà trường giao về lớp tôi đã làm tốt công tác tuyên truyền tới các bậc phụ huynh như thường xuyên trao đổi về tình hình sức khoẻ của trẻ, tình hình học tập của trẻ đặc biệt qua các buổi đón trả trẻ tôi đã trao đổi với các bậc phụ huynh về trang thiết bị đồ dùng đồ chơi mà nhà trường đã cấp nhu cầu lớp còn thiếu những gì từ đó vân động các bậc phụ huynh cùng tham gia đóng góp thêm các loại đồ dùng như có phụ huynh đã sưu tầm các loại tranh ảnh về các con vật hoa quả, một số lanh lan thắng cảnh để ủng hộ, có bậc phụ huynh đã ủng hộ các cây cảnh, cây hoa và một số loại cây ăn quả để trồng ở vườn trường và góc thiên nhiên. Qua tìm hiểu về nghề nghiệp của bố mẹ trẻ tôi đã nắm được nghề của bố mẹ trẻ từ đó tôi có kế hoạch gặp gỡ và trao đổi nhờ các bậc phụ huynh sưu tầm những vật liệu hỏng bỏ đi để gom lại mang về làm đồ chơi như bố cháu Thắng làm nghề sửa chữa điện tử nhờ bác sưu tầm những cục mam châm những hòn bi sắt để cho trẻ làm thí nghiệm, bác Nam làm thợ mộc nhờ bác sưu tầm các khối gỗ để làm đồ chơi xếp nhà, xếp ô tô...Hàng ngày trước khi dạy một bài tìm hiểu nào tôi thường xuyên trao đổi với các bậc phụ huynh về bài học ngày hôm nay về nhà các bậc phụ huynh cùng trò chuyện với trẻ về bài học hoặc có thể cung cấp cho trẻ một số kiến thức để cho trẻ học tập tốt hơn. Hình ảnh các bậc phụ huynh và giáo viên Như vậy với biện pháp trên tôi đã giúp phụ huynh nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của môn học từ đó tôi đã khuyến khích phụ huynh mua thêm một số tranh ảnh, sách, bút vẽ cho trẻ học ở nhà. Nhắc nhở phụ huynh động viên khuyến khích trẻ kịp thời khi trẻ có sự cố gắng IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Qua thực hiện một số biện pháp trên tôi đã đạt được kết quả như sau. Bản thân tôi linh hoạt, tự tin hơn khi tiến hành hoạt động, bên cạnh đó tôi được trau dồi kiến thức, kỹ năng, nghệ thuật chăm sóc và giảng dạy trẻ. - Tạo được môi trường học phong phú với nội dung của từng chủ đề, đồ dùng đồ chơi và trang thiết bị cũng đã được trang bị đầy đủ hấp dẫn trẻ. - Các hoạt động khám phá khoa học không còn tẻ nhạt, khô khan đối với trẻ mà trẻ tích cực tham gia hoạt động phát huy tính sáng tạo và khả năng tư duy khi khám phá khoa học cụ thể trẻ có tiến bộ rõ rệt trong từng hoạt động. Trẻ có kỹ năng quan sát, so sánh, phân loại tốt, hiểu biét rộng về tự nhiên cũng như xã hội … - Các bậc phụ huynh đã nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc dạy trẻ làm quen với môi trường xung quanh, cùng phối kết hợp với cô giáo tạo điều kiện cho trẻ được làm quen với môi trường xung quanh đạt kết quả cao nhất, điều đó cũng đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ. III. HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI DỰ KIẾN ĐẠT ĐƯỢC Qua thực hiện một số biện pháp trên tôi đã đạt được kết quả như sau. - Hiệu quả kinh tế: Hiện nay việc giáo viên linh hoạt tạo ra môi trường hoạt động và sáng tạo ra những nghệ thuật sư phạm cung cấp kiến thức kỹ năng khoa học và xã hội cho trẻ làm quen, khám phá môi trường xung quanh đạt hiệu quả mà không cần dùng đến các đồ chơi, đồ dùng bằng nhựa nhàm chán. Mặt khác lại tạo ra khuôn viên trường lớp với “hệ sinh thái” môi trường học tập đẹp, xanh, sạch thoáng mát ...Thu hút được nhiều sự quan tâm và ủng hộ của các bậc phụ huynh. - Hiệu quả xã hội: Làm tăng vốn hiểu biết cho trẻ, các cháu hứng thú tham gia các hoạt động, sáng tạo trong mọi công việc. Bản thân tôi linh hoạt, tự tin hơn khi tiến hành hoạt động, bên cạnh đó tôi được trau dồi kiến thức, kỹ năng, nghệ thuật chăm sóc và giảng dạy trẻ. - Tạo được môi trường học phong phú với nội dung của từng chủ đề, đồ dùng đồ chơi và trang thiết bị cũng đã được trang bị đầy đủ hấp dẫn trẻ. - Các hoạt động khám phá khoa học không còn tẻ nhạt, khô khan đối với trẻ mà trẻ tích cực tham gia hoạt động phát huy tính sáng tạo và khả năng tư duy khi khám phá khoa học cụ thể trẻ có tiến bộ rõ rệt trong từng hoạt động. Trẻ có kỹ năng quan sát, so sánh, phân loại tốt, hiểu biét rộng về tự nhiên cũng như xã hội … - Các bậc phụ huynh đã nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc dạy trẻ làm quen với môi trường xung quanh, cùng phối kết hợp với cô giáo tạo điều kiện cho trẻ được làm quen với môi trường xung quanh đạt kết quả cao nhất, điều đó cũng đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ. IV. ĐIỀU KIỆN VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG 1.Điều kiện Cô giáo cần có lòng say mê khám phá khoa học, mong muốn tìm hiểu về các sự vật hiện tượng lòng ham hiểu biết của cô giáo phải được thể hiện trong mọi hoạt động để làm gương cho trẻ lôi cuốn trẻ vào các hoạt động khám phá, tìm hiểu về môi trường xung quanh. Giáo viên có những kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội , nắm vững nội dung chương trình và có kỹ năng sử dụng linh hoạt các phương pháp, luôn có ý thức trong việc đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức cho trẻ khám phá khoa học theo hướng tích cực các hoạt động của trẻ và lấy trẻ làm trung tâm. Cô luôn tạo cho trẻ môi trường học tập “ Học bằng chơi, chơi mà học” Luôn động viên kịp thời và giúp trẻ tập luyện thường xuyên cho trẻ được trải nghiệm khám phá và tạo các điều kiện tốt nhất để trẻ có khả năng tư duy và phát triển tốt. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa cô giáo và gia đình trong việc tổ chức cho trẻ thực hiện các hoạt động trong trường mầm non. 2. Khả năng áp dụng Áp dụng cho các lớp học ở trường mầm non V. KẾT LUẬN Trên đây là một số kinh nghiệm được rút ra trong quá trình học tập và công tác của bản thân tôi. Tôi xin mạnh dạn trình bày vớ các bạn đồng nghiệp mong được sự đóng góp của các cấp lãnh đạo. Để từ đó bản thân tôi rút ra được những bài học kinh nghiệm sâu sắc hơn khi tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ đạt kết quả tốt. Tôi xin chân thành cảm ơn! ……………….., ngày 15 tháng 04 năm 2014 Tác giả sáng kiến ………………….

File đính kèm:

  • docsang kien kinh nghiem kham pha moi truong xung quanh 2014.doc