Chủ đề: Gia đình thân yêu

1. Phát triển thể chất:

- Rèn các cơ nhỏ của đôi bàn tay thông qua hoạt động tạo hình: Vẽ, cắt dán, nặn người thân trong gia đình, đồ dùng trong gia đình, tô viết chữ cái a, ă, â, qua các hoạt động tự phục vụ, hoạt động lao động.

- Rèn luyện sự phối hợp nhịp nhàng các giác quan khi đi trên ghế thể dục, ném xa bằng 1 tay, bò zích zắc bằng bàn tay, bàn chân.

- Rèn luyện các giác quan thông qua việc sử dụng và tìm hiểu về gia đình, đồ dùng trong gia đình. Dạo chơi tắm nắng tăng cường thể lực.

- Chơi các trò chơi vận động: Thi ai nhanh nhất, tìm đúng nhà, ô tô và chim sẻ, cáo và thỏ, mèo đuổi chuột.

- Hình thành một số thói quen, kỹ năng kỹ xảo trong việc chăm sóc sức khỏe (Mặc áo quần phù hợp với thời tiết, chơi các đồ chơi an toàn). Vệ sinh thân thể (Giữ gìn đầu tóc, áo quần, mặt mũi, chân tay sạch sẻ, rữa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, đánh răng sau khi ăn, trước khi đi ngủ)

- Ăn phối hợp nhiều loại thực phẩm, ăn chín uống sôi, không ăn quà bánh khi đến lớp.

- Tập chế biến một số món ăn, đồ uống. Tập làm nội trợ pha sữa.

 

doc30 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 4578 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chủ đề: Gia đình thân yêu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đếm, gắn số các nhóm đồ dùng có số lượng 6. - Cho trẻ chơi về đúng nhà. - Kiểm tra kết quả chơi. ĐÁNH GIÁ: Thứ 4 ngày 19 tháng 10 năm 2011 HOẠT ĐỘNG HỌC : Một số đồ dùng trong gia đình 1. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết đặc điểm, chất liệu, công dụng và phân loại một số đồ dùng trong gia đình theo công dụng. - Kỹ năng quan sát , nói mạch lạc, chơi trò chơi. - Giáo dục trẻ giữ gìn cẩn thận đồ dùng trong gia đình, biết sắp xếp đồ dùng gọn gàng.Ý thức học tập. 2. Chuẩn bị: - Đồ dùng để ăn: Bát, thìa, dĩa, tô. Đồ dùng để uống: Ca, ly, ấm, phích. Lô tô đồ dùng để ăn, uống. - bài đồng dao "Đi cầu đi quán". 3. Tiến hành: Hoạt động 1: Cho trẻ đọc đồng dao "Đi cầu đi quán". - Trẻ đọc đồng dao đi lấy đồ dùng và về đứng thành vòng tròn. - Cho trẻ phân nhóm ĐD để ăn đứng bên trái, ĐD để uống đứng bên phải của cô. - Cho trẻ kể tên các đồ dùng để ăn, uống mà trẻ mua được. Hoạt động 2: Tìm hiểu về các đồ dùng trong gia đình. - Cô đọc câu đố về cái bát cho trẻ nhận xét về cái bát sứ (Trẻ nêu đặc điểm cấu tạo. Chất liệu, công dụng, là đồ dùng để ăn.) cho trẻ kể ngoài ra còn có bát nhựa, thủy tinh, i nóc. Gõ cho trẻ nghe âm thanh được phát ra từ bát sứ và bát i nóc. - Tương tự cái dĩa nhựa, cái tô. - Cho trẻ kể ngoài ra còn đồ dùng để ăn nào nữa? (Song, đũa, môi...) - Chơi ăn cơm. - Cô đọc câu đố về cái ấm cho trẻ nhận xét về cái ấm (Trẻ nêu đặc điểm cấu tạo, chất liệu, công dụng) - Tương tự với cái ly, cái ca. - Hỏi trẻ ngoài ra còn có đồ dùng để uống nào nữa? - Hỏi trẻ vừa làm quen những đồ dùng gì? Trẻ kể tên cô để lên bàn. - Cho 1 trẻ lên phân nhóm đồ dùng theo công dụng. - Chơi cái gì biến mất. - So sánh cái tô, cái bát. - Khi sử dụng những đồ dùng này các cháu phải làm gì? Hoạt động 3: Chơi lô tô. - Cho trẻ đủ 3 thứ, phân nhóm đồ dùng theo công dụng. - Chơi thi đội nào nhanh 1 đội gắn đồ dùng để ăn, 1 đội gắn đồ dùng để uống. - Cho trẻ chơi và kiểm tra kết quả của 2 đội. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI: Quan sát đồ dùng để giải trí nhà cô Vân. 1. Mục đích yêu cầu: - Trẻ sử dụng các giác quan để sờ, ngửi, khám phá môi trường cảnh vật xung quanh. - Trẻ biết được đặc điểm cấu tạo, công dụng của các loại đồ dùng giải trí. - Trẻ chạy nhảy, đọc đồng dao, chơi các trò chơi. - Giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng cẩn thận. 2. Chuẩn bị: - Đồ dùng: Ô tô, xắc xô, phấn, sỏi, lá cây, bóng, dây kéo co, khăn bịt mắt... 3. Tiến hành: Hoạt động 1: Quan sát đồ dùng để giải trí nhà cô Vân. - Cho trẻ quan sát đồ dùng để giải trí. - Đàm thoại: + Con có biết đây là cái gì không?(Ti vi, máy cát séc) + Đặc điểm cấu tạo của nó như thế nào? + Người ta dùng để làm gì? + Những đồ dùng đó người ta gọi là đồ dùng gì? + Ngoài ra còn có đồ dùng giải trí nào nữa? + Khi sử dụng những đồ dùng đó các cháu phải làm gì? Hoạt động 2: CVĐ: Bịt mắt bắt dê, nu na nu nống. - Cho trẻ nhắc lại luật chơi, cách chơi (Nếu còn thiếu hoặc chưa chính xác thì cô bổ sung). Cho trẻ chơi. Hoạt động 3: Chơi tự do: Bao quát lớp - Gợi ý trẻ vẽ các loại đồ dùng trong gia đình, chơi ô ăn quan, chơi chuyền. - Nhận xét rút kinh nghiệm cho buổi hoạt động sau HOẠT ĐỘNG CHIỀU: - Học Kidsmart. - Làm quen BH: Ba ngọn nến lung linh. 1.Mục đích yêu cầu: - Trẻ nhớ tên, hiểu nội dung và hát diễn cảm bài hát” Ba ngọn nến lung linh ” - Trẻ biết cách làm bưu thiếp tặng mẹ, bạn gái, chị gái nhân ngày 20/10. 2.Chuẩn bị: - Đàn có bài hát ” Ba ngọn nến lung linh ” 3.Tiến hành: - Cô hướng dẫn cho trẻ cách làm bưu thiếp. - Cho trẻ thao tác trên máy. Hoạt động 2: LQBH: ” Ba ngọn nến lung linh ” - Cô giới thiệu tên bài hát ” Ba ngọn nến lung linh ” - Cô hát kết hợp mở đàn. - Giới thiệu nội dung bài hát ”Tình cảm yêu thương của các thành viên trong gia đình luôn dành cho nhau” - Cho trẻ hát cả lớp, tổ nhóm, cá nhân. Cô chú ý sửa sai cho trẻ. ĐÁNH GIÁ: Thứ 5 ngày 20 tháng 10 năm 2011 HOẠT ĐỘNG HỌC : Chia 6 đối tượng thành 2 phần. 1. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết chia nhóm đối tượng có số lượng 6 thành 2 phần bằng nhiều cách. - Rèn kỹ năng đếm, so sánh, tách, gộp, kỹ năng chơi trò chơi. - Giáo dục trẻ ý thức tổ chức kỹ luật. 2. Chuẩn bị: - Mỗi trẻ có 6 cái bát, thẻ số từ 1- 6. Tranh chơi trò chơi. 3. Tiến hành: Hoạt động 1: Chia nhóm đối tượng có số lượng 6 thành 2 phần bằng nhiều cách - Cho trẻ hát cả nhà thương nhau và lấy rổ đồ chơi rồi về chơi ngồi? - Đọc câu đố cái thìa "Thường làm bằng nhôm..." - Cô xếp tất cả số thìa lên bảng, cho trẻ đếm. (Tất cả có 6 cái thìa) - Cô chia mẫu cho trẻ đếm mỗi nhóm có bao nhiêu cái thìa? Cô đánh dấu cách chia. Hỏi trẻ 2 nhóm gộp lại có bao nhiêu cái thìa? - Cho trẻ xếp tất cả số thìa ra thành 1 hàng ngang từ trái sang phải. - Cho trẻ chia tự do. Cô kiểm tra cách chia và đánh dấu cách chia. - Hỏi trẻ chia 6 đối tượng thành 2 phần có mấy cách? Đó là những cách nào? Cô khái quát lại. - Chơi tập vồng vông chia theo yêu cầu của cô. Hoạt động 2: Hoạt động nhóm. - Chia thành 2 đội 1 bạn lên gắn số 1 bạn lên gắn đồ chơi. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI : Quan sát cây dừa cạn, cây cau cảnh. 1. Mục đích yêu cầu: - Trẻ sử dụng các giác quan để sờ, ngửi, khám phá môi trường cảnh vật XQ. - Trẻ biết được một số đặc điểm cấu tạo của cây cảnh. Biết được ích lợi của cây. - Trẻ chạy nhảy, đọc đồng dao, chơi các trò chơi. - Giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ cây. 2. Chuẩn bị: - Không gian tổ chức: Ngoài sân trường - Đồ dùng: Ô tô, phấn, sỏi, dây, xắc xô... 3. Tiến hành: Hoạt động 1: Quan sát cây dừa cạn, cây cau cảnh. - Cho trẻ quan sát cây dừa cạn, cây cau cảnh. - Hỏi trẻ đây là cây gì? Có đặc điểm cấu tạo như thế nào? Cây dừa cạn, cây cau cảnh trồng để làm gì? Muốn có nhiều cây phải làm gì? - Muốn cây chóng lớn các cháu phải làm gì? Hoạt động 2: CVĐ: Rồng rắn lên mây, gieo hạt. - Cho trẻ nhắc lại luật chơi, cách chơi (Nếu còn thiếu hoặc chưa chính xác thì cô bổ sung). Cho trẻ chơi Hoạt động 3: Chơi tự do: Bao quát lớp - Hướng trẻ chơi làm các con giống từ lá cây. - Nhận xét rút kinh nghiệm cho buổi hoạt động sau. HOẠT ĐỘNG CHIỀU: - Rèn kỹ năng rửa tay. - Chơi về đúng nhà a, ă, â. 1. Mục đích yêu cầu: - Trẻ nắm được quy trình rửa tay dưới vòi nước sạch. - Nhận biết và phát âm đúng chữ cái a, ă, â. 2.Chuẩn bị: - Các thẻ chữ cái a, ă, â. - Khăn lau tay. 3.Tiến hành: Hoạt động1: Chơi về đúng nhà a, ă, â. - Cho trẻ vừa đi vừa hát khi nghe cô rung xắc xô thì chạy về đúng nhà. Hoạt động 2 : : Rèn kỹ năng rữa tay. - Cho trẻ quan sát, thảo luận tranh minh họa - Cô nêu quy trình rữa tay. - Cô làm mẫu kết hợp miêu tả. Bước 1: Làm ướt tay, xoa xà phòng. Bước 2: Cuốn và xoay ngón tay. Bước 3: Rửa mu bàn tay. Bước 4: Rửa kẽ ngón tay. Bước 5: Rửa đầu ngón tay. Bước 6: Rửa sạch bằng xà phòng theo trình tự từ cổ tay xuống mu bàn tay và đầu ngón tay sau đó lau khô tay. - Cho trẻ nhắc lại quy trình rửa tay và thực hành. Cô chú ý hướng dẫn thêm cho trẻ chưa thực hiện được. ĐÁNH GIÁ: Thứ 6 ngày 21 tháng 10 năm 2011 HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐÍCH : Chuyện: Hai anh em 1.Mục đích yêu cầu: - Trẻ nhớ tên câu chuyện. Hiểu nội dung câu chuyện. - Kể chuyện diễn cảm, nói mạch lạc. - Giáo dục trẻ siêng năng lao động, mọi người trong gia đình biết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau, có ý thức tổ chức, kỷ luật. 2. Chuẩn bị: - Đồ dùng phương tiện: Tranh minh họa nội dung câu chuyện. Đàn có bài hát ”Cả nhà thương nhau" 3. Tiến hành: Hoạt động 1: Giới thiệu chuyện: Hai anh em. - Cô kể diễn cảm cho trẻ nghe 2 lần, lần 2 kết hợp xem tranh minh họa. - Đàm thoại: + Các cháu vừa nghe cô kể câu chuyện gì? + Trong câu chuyện có những nhân vật nào? + Người anh đã nói gì với người em? + Người anh đã làm gì giúp mọi người? Và mọi người đã trả công cho anh cái gì? + Còn người em có giúp đỡ mọi người không? Mọi người mắng người em như thế nào? + Vì sao người em suýt bị chết đói? + Người anh chờ mãi mà không thấy em trở về nên người anh đã làm gì? + Hai nhân vật người anh và người em con thích nhân vật nào? Vì sao? + Nếu các cháu là người em thì các cháu sẻ làm gì? + Vậy mọi người trong gia đình phải đối xử với nhau như thế nào? Hoạt động 2: - Cho trẻ kể chuyện cùng cô. - Cô dẫn chuyện cho 3 tổ đóng 3 vai cùng kể chuyện. Hoạt động 3: Chơi thi xem đội nào nhanh. - Ngồi thành 2 nhóm xem tranh và xếp tranh theo trình tự nội dung câu chuyện. - Cho trẻ thu dọn đồ dùng. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI: Quan sát bầu trời mùa thu. 1. Mục đích yêu cầu: -Trẻ sử dụng các giác quan để sờ, ngửi, khám phá môi trường cảnh vật XQ. Biết được tiết trời mùa thu mát mẻ. - Trẻ chạy nhảy, đọc đồng dao, chơi các trò chơi. - Giáo dục trẻ giữ gìn cảnh quan môi trường. 2. Chuẩn bị: - Không gian tổ chức: Ngoài sân trường. - Đồ dùng: Ô tô, phấn, sỏi, dây, mũ thỏ, cáo... 3. Tiến hành: Hoạt động 1: Quan sát bầu trời mùa thu. - Cho trẻ ra sân quan sát bầu trời, nhận xét về thời tiết (Mặt trời, mây, nhiệt độ, cách ăn mặc, hoạt động trong ngày...) - Giáo dục trẻ ăn mặc phù hợp với thời tiết. Hoạt động 2: CVĐ: Thỏ tìm chuồng, vuốt hột nổ. - Cho trẻ nhắc lại luật chơi, cách chơi (Nếu còn thiếu hoặc chưa chính xác thì cô bổ sung). - Cho trẻ chơi. Hoạt động 3: Chơi tự do: Bao quát lớp - Gợi ý trẻ chơi với lá cây làm con giống, xếp đồng hồ, chơi ô ăn quan, chơi chuyền. - Nhận xét rút kinh nghiệm cho buổi hoạt động sau. HOẠT ĐỘNG CHIỀU: - Ca múa tập thể. - Bình bầu bé ngoan. 1. Mục đích yêu cầu: -Trẻ đọc thuộc, hát hay và diễn cảm các bài hát, bài thơ về gia đình. - Biết hành vi đúng sai. - Biết cách đánh giá hành vi của mình và của bạn. - Giáo dục trẻ tính mạnh dạn trung thực. 2. Chuẩn bị: - Đồ dùng : Phiếu bé ngoan. Đàn, phách gõ. 3. Tiến hành: Hoạt động 1: - Ca múa tập thể - Hát: Cả nhà thương nhau, cháu yêu bà, múa cho mẹ xem, ba ngọn nến lung linh, nhà của tôi... - Đọc thơ : Làm anh, lời bé, thương ông. Hoạt động 2: - Bình bầu bé ngoan Cho trẻ tự nhận xét. Cô nhận xét hoạt động của cả lớp trong tuần, nhận xét từng cá nhân trẻ. Tuyên dương trẻ ngoan có cố gắng, nhắc nhỡ trẻ chưa ngoan - Dặn dò trẻ về nhà ngoan, vâng lời ông bà, bố mẹ, sưu tầm tranh ảnh về gia đình. ĐÁNH GIÁ:

File đính kèm:

  • docTÂM GIA ĐÌNH.doc