Một số biện pháp giúp học sinh lớp hai học tốt các dạng bài mở rộng vốn từ trong phân môn luyện từ và câu

Việc nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường là một việc làm hết sức quan trọng góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài cho đất nước. Chính vì vậy đã có nhiều giáo viên trăn trở, suy nghĩ, miệt mài nghiên cứu, tìm tòi những sáng kiến mới, những kinh nghiệm hay nhằm đổi mới phương pháp dạy học phù hợp đặc trưng bộ môn và khả năng nhận thức của học sinh làm cho giờ học nhẹ nhàng, học sinh hứng thú, tự giác, tích cực tham gia vào hoạt động học tập và nâng cao hiệu quả. Đây là một trong những yêu cầu cấp thiết của ngành Giáo dục và Đào tạo.

 Môn Tiếng Việt nói chung,Tiếng Việt lớp Hai nói riêng giúp học sinh hình thành 4 kĩ năng cơ bản : Nghe - nói - đọc - viết trong học tập, giao tiếp thông thường.

Đối với lớp Hai ,vốn từ của các em còn rất hạn chế, đặc biệt học sinh ở vùng nông thôn thì vốn từ lại càng nghèo nàn hơn. Việc hiểu nghĩa của từ đối với các em đã khó, việc dùng từ như thế nào cho hợp văn cảnh, đúng nghi thức lời nói, đúng ngữ pháp lại càng khó hơn, bởi vậy cần phải bổ sung , phát triển kịp thời vốn từ nhằm đáp ứng nhu cầu học tập và giao tiếp cho các em. Bởi từ là vật liệu để cấu thành ngôn ngữ. Muốn nói thành câu thì phải có từ. Nói được câu đúng phải biết dùng từ đúng. Muốn nói câu hay thì vốn từ phải thật phong phú. Chính lẽ đó việc dạy cho học sinh nắm vững Tiếng Việt không thể coi nhẹ việc dạy học phân môn Luyện từ và câu - phân môn đặt nền móng cho việc tiếp thu tốt các môn học khác ở các lớp trên.

Là một giáo viên trực tiếp dạy lớp Hai, tôi luôn băn khoăn, trăn trở, thử nghiệm nhiều cách và đã tìm ra : “Một số biện pháp giúp học sinh lớp Hai học tốt các dạng bài Mở rộng vốn từ trong phân môn Luyện từ và câu”.

 

doc13 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1605 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số biện pháp giúp học sinh lớp hai học tốt các dạng bài mở rộng vốn từ trong phân môn luyện từ và câu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ếng cho sẵn để tìm những từ có tiếng đó. Bài tập hệ thống hóa vốn từ theo đặc điểm cấu tạo từ có tác dụng lớn giúp học sinh mở rộng, phát triển vốn từ.Tôi thấy, một trong những đặc điểm của loại bài tập này là các yếu tố cấu tạo từ được nêu trong bài tập là những yếu tố có khả năng sản sinh tạo từ mạnh, nghĩa là từ những tiếng này có thể tạo ra được nhiều từ khác.Vì vậy khi dạy tôi luôn dựa vào đặc điểm này để gợi mở, hướng dẫn mẫu giúp học sinh hiểu chắc hơn, dễ dàng nhận ra cách làm ,từ đó các em tìm được từ phong phú. Ví dụ: Khi dạy bài tìm các từ: có tiếng “học”,tôi hướng dẫn học sinh tìm các tiếng khác ghép vào với tiếng học để tạo thành từ đúng nói về chủ đề học tập: Ví dụ: học hành, học sinh, học tập, học hỏi, học kì ,........ * Nhóm bài tập phân loại từ: Bài tập phân loại từ là những bài tập cho sẳn các từ, yêu cầu học sinh phân loại theo một căn cứ nào đó. Các căn cứ để phân loại cũng chính là những căn cứ để tìm từ trong nhóm bài tập tìm từ. Khi hướng dẫn làm những bài tập này tôi yêu cầu học sinh bám vào các bài tập đọc trong chủ điểm tích lũy vốn từ nhằm phân loại từ chính xác. Ví dụ: Khi hướng dẫn học sinh làm bài tập 3 trang 33: Trong các từ dưới đây,từ nào nói lên phẩm chất của nhân dân Việt Nam ta? (anh hùng, cao lớn, thông minh, gan dạ, rực rỡ, cần cù, đoàn kết, anh dũng). Tôi đã hướng dẫn học sinh đọc kĩ yêu cầu bài tập, thảo luận với các bạn trong nhóm để tìm đúng các từ nói lên phẩm chất của nhân dân Việt Nam. Tôi gợi mở cho những nhóm lúng túng bám vào nội dung của bài tập đọc “Lượm” với hình ảnh chú bé “vụt qua mặt trận khi đạn bay vèo vèo”, các em sẽ tìm ra được các từ anh hùng, anh dũng, gan dạ. Hay hình ảnh chị lao công “như sắt như đồng, những đêm hè,đêm đông quét rác”, học sinh sẽ tìm được từ cần cù... Với cách gợi mở như thế tôi thấy học sinh không những tìm đúng từ theo yêu cầu của bài tập mà còn biết tìm được các từ khác nói về phẩm chất của người Việt Nam như: kiên cường, bất khuất, đảm đang, siêng năng, chăm chỉ... Tôi luôn động viên khích lệ tinh thần học tập, khen ngợi kịp thời những nhóm, những H tìm từ đúng nên các em phấn chấn hẳn lên. c.3. Bài tập sử dụng từ (tích cực hóa vốn từ): Mục đích cuối cùng của việc dạy từ là để học sinh sử dụng được từ trong hoạt động nói , viết. Nhiệm vụ cơ bản của dạy từ là chuyển vốn từ tiêu cực của học sinh thành vốn từ tích cực. Để thực hiện được nhiệm vụ này, người ta đã xây dựng hệ thống bài tập sử dụng từ bao gồm nhiều dạng. *Dạng bài tập điền từ: Đây là kiểu bài tập tích cực hóa vốn từ yêu cầu tính độc lập và tính sáng tạo của học sinh ở mức độ thấp, vừa sức với lứa tuổi. Khi dạy tôi hướng dẫn học sinh nắm nghĩa của các từ đã cho( với bài tập cho sẵn các từ cần điền ) và xem xét kĩ đoạn văn có những chỗ trống nào.Tôi gọi học sinh đọc lần lượt từng câu của đoạn văn cho sẵn, đến những chỗ có chỗ trống thì dừng lai, cân nhắc xem có thể điền từ nào vào để câu văn đúng nghĩa, phù hợp với toàn đoạn. Khi đọc lại thấy nghĩa của câu văn thích hợp thì bài tập đã được giải quyết. Tuy nhiên cũng có một số bài không cho trước các từ mà để học sinh tự tìm từ trong vốn từ của mình để điền vào cho thích hợp. Ví dụ: Khi dạy bài mở rộng vốn từ: từ ngữ về tình cảm- Trang 99 , ở bài tập 2: Chọn từ ngữ nào điền vào chỗ trống để tạo thành một câu hoàn chỉnh. a) Cháu ... ông bà. b) Con .. . cha mẹ. c) Em ... anh chị. Để giúp học sinh tự huy động đúng vốn từ của mình, tìm từ phù hợp điền vào các câu trên, tôi hướng dẫn giúp học sinh hiểu ra các từ cần điền là những từ nói về tình cảm trong gia đình. Tình cảm của con cháu đối với ông bà là kính trọng, quý mến, kính yêu...Từ đó học sinh tìm được từ thích hợp để điền vào chỗ trống. *Bài tập dùng từ đặt câu: Dạng bài tập này không chỉ có mục đích làm giàu vốn từ mà còn có mục đích dạy mô hình câu. Dạy dạng bài tập này, tôi hướng dẫn học sinh hiểu nghĩa của những từ đã cho, xem xét từ đó được dùng như thế nào trong hoạt động nói năng hằng ngày. Sau đó hướng dẫn học sinh đặt được câu với những từ này( câu phải đúng nghĩa, đúng ngữ pháp) Ví dụ: Khi dạy bài tập 4 tuần 33: Đặt một câu với một từ tìm được trong bài tập 3. Tôi gọi học sinh nêu lại những từ nói lên phẩm chất của nhân dân Việt Nam( anh hùng, thông minh, gan dạ, cần cù, đoàn kết,...).Tôi giải thích: “cần cù” ý muốn nói là lao động chăm chỉ; hay “gan dạ” ý muốn nói là không ngại khó khăn, nguy hiểm, không sợ chết để từ đó học sinh biết đặt câu đúng nghĩa. Với cách gợi mở kịp thời, sát thực tế , dễ hiểu nên đa số các em đặt câu đúng và hay. 2.3.3. Điều kiện để thực hiện các biện pháp trên là: - Nhà trường tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đầy đủ. - Giáo viên phải nắm vững phương pháp giảng dạy và biết vận dụng linh hoạt các phương pháp; Có vốn từ phong phú, thuộc được nhiều thành ngữ , tục ngữ liên quan đến các chủ điểm của lớp Hai ; Hiểu thật đúng chính xác nghĩa của từ; Có đầy đủ đồ dùng trực quan. - Học sinh phải chăm học,tích cực chủ động khám phá tìm tòi, lĩnh hội kiến thức. - Phải có thời gian dài để nghiên cứu, tìm hiểu . 2.3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp : Các biện pháp có sự tác động qua lại lẫn nhau, hỗ trợ nhau.Có lựa chọn được phương pháp dạy học thì mình mới chọn được hình thức tổ chức dạy học cho phù hợp. Khi mình đã chọn được hình thức tổ chức dạy học thì mình sẽ xác định được những đồ dùng dạy học cần thiết cho bài học đó. Mà khi đã có đầy đủ đồ dùng học tập thì sẽ kích thích được hứng thú học tập của H. 2.3.5. Kết quả khảo nghiệm , giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu “Một số biện pháp giúp học sinh lớp Hai học tốt các dạng bài mở rộng vốn từ trong phân môn Luyện từ và câu” là chuyên đề mà tôi đã tổ chức triển khai ở tổ chuyên môn khối 2. Sau khi hoàn thành chuyên đề này, toàn thể giáo viên trong tổ đã có được bài học kinh nghiệm và vận dụng vào quá trình giảng dạy phân môn Luyện từ và câu lớp 2. Qua quá trình vận dụng kết luận sư phạm của chuyên đề vào dạy học phân môn Luyện từ và câu, tôi thấy đa số học sinh tự tin và hứng thú hơn trong học tập, các em tích cực, chủ động tham gia hợp tác với các bạn để khám phá tri thức, mở rộng vốn từ làm cho hiệu quả giờ học đạt cao hơn. Các em sử dụng từ đúng hơn khi nói, viết, và hơn thế nữa câu văn các em viết cũng có hình ảnh hơn, có sức thu hút hơn góp phần nâng cao chất lượng môn tiếng Việt lên rõ rệt. 2.4.Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu: Qua một năm học , áp dụng những biện pháp như tôi đã thực hiện ở trên đã mang lại kết quả như sau: Cuối năm học 2012- 2013 tôi đã tổ chức cho học sinh lớp 2A làm bài kiểm tra về phân môn Luyện từ và câu với các dạng bài tập giống như của lớp 2C đó là các dạng bài mà tôi đã đi sâu vào nghiên cứu thực nghiệm: - Dạng 1 : Nối các từ ở cột A với tranh tương ứng ở cột B. - Dạng 2: Điền từ thích hợp vào chỗ trống để tạo thành câu hoàn chỉnh. - Dạng 3: Phân loại từ ( Xếp các từ cho sẵn vào 2 nhóm thích hợp) - Dạng 4 : Dùng từ đặt câu. - Dạng 5: Tìm từ cùng nghĩa hoặc từ trái nghĩa với từ đã cho. Học sinh làm bài đạt kết quả như sau: Giỏi Khá Trung bình Yếu 10 /27 em = 37 % 12/27em = 44, 5 % 5/27em = 18,5 % 0 Nhìn vào bảng thống kê trên, ta thấy rõ ràng là chất lượng đạt rất cao. So với năm học 2011- 2012 khi tôi chưa áp dụng biện pháp mới thì chất lượng đã vượt bậc hẳn lên và tôi cảm thấy vô cùng vui sướng . 3. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ : 3.1. Kết luận: Có được kết quả trên là nhờ: Một là: Tôi đã nghiên cứu kĩ nội dung chương trình, phân nhóm bài tập mở rộng vốn từ để lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với từng nhóm, từng dạng bài. Hai là: Xác định đúng kiến thức trọng tâm cần truyền đạt của mỗi bài tập để lựa chọn hình thức tổ chức dạy học theo nhóm, lớp hay cá nhân phù hợp nhằm giúp học sinh chủ động chiếm lĩnh được kiến thức của bài tập đó. Ba là: Tùy từng dạng bài tập mở rộng vốn từ để sử dụng các đồ dùng dạy học cho phù hợp như kênh hình ở sách giáo khoa, hay sự hỗ trợ đắc lực của phương tiện dạy học khác như máy chiếu, tranh ảnh minh họa...v..v...để tăng tính hấp dẫn nhằm kích thích hứng thú học tập của học sinh. Bốn là: Trong dạy học cần chú ý đến hướng dẫn mẫu một phần nội dung của bài tập và dự kiến những nội dung khó H nắm chưa chắc chắn để gợi mở, hướng dẫn. Kết hợp một số trò chơi để vừa củng cố kiến thức vừa tạo khí thế thi đua học tập . Kịp thời khen ngợi, động viên những tiến bộ của H Năm là: Khi tổ chức dạy học theo nhóm phải tạo điều kiện cho tất cả học sinh được hợp tác với bạn trong nhóm, có cơ hội nêu lên ý kiến của mình về nội dung cần thảo luận để các em mạnh dạn, tự tin rèn khả năng diễn đạt. Sáu là: Giáo viên có lòng yêu nghề, yêu thương học sinh đúng mực,không ngừng học tập, trang bị cho mình kiến thức chắc chắn , phương pháp dạy học thích hợp theo từng nhóm , từng dạng bài để nâng cao hiệu quả giờ học. 3.2. Kiến nghị : - Nhà trường cần trang bị đầy đủ hơn nữa những tranh ảnh, đồ dùng trực quan để cho học sinh quan sát nhằm góp phần mở rộng vốn từ cho học sinh. - Bản thân giáo viên cần tích cực tìm tòi, bổ sung kiến thức về vốn từ ngữ, tạo cho mình sự tự tin khi bước lên lớp, tránh tình trạng bỡ ngỡ, lúng túng khi giải nghĩa từ. Trên đây là một số biện pháp bản thân tôi đã vận dụng thành công trong phần Mở rộng vốn từ cho học sinh lớp Hai. Mặc dầu có những thành công nhưng chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Bản thân tôi rất mong sự góp ý của quý cấp trên. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Hòa Sơn, ngày 12 tháng 12 năm 2013 ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI CỦA HĐKH TRƯỜNG NGƯỜI VIẾT Phan Thị Hóa ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI CỦA PHÒNG GD &ĐT KRÔNG BÔNG CÁC TÀI LIỆU TÔI ĐÃ THAM KHẢO ĐỂ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI NÀY LÀ: Sách Tiếng Việt lớp Hai tập Một, tập Hai. Sách Giáo viên môn Tiếng Việt tập Một, tập Hai. Sách bài tập củng cố kiến thức và kĩ năng Tiếng Việt Hai tập Một, tập Hai và sách Dạy học đảm bảo chất lượng môn Tiếng Việt lớp Hai ( SEQAP). Sách Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức , kĩ năng các môn học ở Tiểu học lớp 2. CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI NÀY LÀ: Học sinh : H Mở rộng vốn từ : MRVT Luyện từ và câu : LT&C.

File đính kèm:

  • docSKKN CUA PHAN THI HOA 2013 2014.doc