Từ xưa ông cha ta đã quan tâm đến vấn đề môi trường sống qua các câu tục ngữ, thơ ca: “Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm”.
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người. Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người và sự phát triển kinh tế văn hoá của đất nước, của nhân loại .
13 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 9393 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường trong trường Tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h, cây xanh của rừng còn giúp ngăn chặn lũ lụt … , Cây kiểng, hoa trang trí tạo cảnh đẹp …
Các con vật nuôi gần gũi (Trâu, bò, ngựa…) giúp người cày bừa làm ruộng, kéo xe vận chuyển …
Trẻ có ý thức trong chăm sóc bảo vệ cây cối như tưới cây, làm cỏ chăm sóc vật nuôi. Về con người với thiên nhiên giáo viên giải thích cho các cháu lợi ích và tác hại của gió, nắng, mưa. Các biện pháp tránh nắng, tránh gió, tránh mưa. Không ngồi lâu chỗ có gió lùa, mặc ấm khi có gió rét …
Đi dưới trời nắng phải đội mũ, đeo khẩu trang, đi găng tay, không ở ngoài trời lâu, trồng nhiều cây xanh, bóng mát. Đi dưới trời mưa phải che dù, đội mũ nón hoặc mặc áo mưa, không chơi đùa dưới trời mưa, để bảo vệ sức khoẻ. Khi trời mưa to sấm sét không đứng dưới gốc cây to, không cầm những vật bằng sắt …Bên cạnh con người và tài nguyên giáo viên cung cấp cho trẻ biết.
Con người, cây cối, con vật không thể tồn tại nếu không có đất, cần sử dụng đất hợp lý bảo vệ đất không bị ô nhiễm. Cùng với đất, nước là nguồn tài nguyên quý giá của con người. Hiện nay nguồn nước bị ô nhiễm do chất thảy nhà máy ra sông, kênh rạch không được xử lý. Con người vứt rác bừa bãi … Cần xử lý nước thải công nghiệp và nước thảy sinh hoạt hợp lý. Sử dụng nước tiết kiệm và đúng mục đích.
Trẻ biết tiết kiệm nước trong nhà trường và ở nhà, không mở vòi nước chảy bừa bãi. Biết khoá vòi nước khi sử dụng xong.
Khói bụi của các phương tiện giao thông, của các nhà máy, tiếng ồn cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường.
Khoa học tiến bộ, con người quan tâm nhiều hơn đến môi trường sống. Làm thế nào cho môi trường ngày thêm trong sạch (?) Bên cạnh việc trồng cây xanh. Ngày nay người ta đã chế tạo được ô tô sạch giảm khói bụi, tái chế cao su phế thải, xử lý nước nhiễm khuẩn …
Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường cũng chính là nội dung chăm sóc giáo dục trẻ Giáo viên lồng ghép các nội dung giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi, trong các hoạt động và các phương pháp khác nhau.
Nhà trường luôn kết hợp với Chính quyền địa phương, Ngành, Hội Phụ huynh học sinh trong việc cải tạo đất, cải tạo môi trường làm thế nào để xung quanh trường luôn sạch sẽ, an toàn, thoáng mát, tạo môi trường trong lành cho các cháu vui chơi, học tập, luôn tạo điều kiện cho trẻ phát triển về thể chất và tinh thần.
Năm học này trường chúng tôi có được Hội Phụ huynh học sinh khá mạnh, vận động Phụ huynh học sinh đóng góp rải đá lối đi, sắp xếp hoa kiểng, làm dàn dây leo, vườn rau xanh tạo điều kiện cho trẻ tham quan thực tế như tiết Làm quen môi trường xung quanh trẻ có thể tìm hiểu thêm về sự sinh trưởng của cây từ lúc ươm mầm, nẩy hạt, cho đến lúc cây phát triển giúp trẻ yêu thiên nhiên và giờ học của cháu thêm sinh động.
Thực hiện lời kêu gọi của Bác Hồ “Người người trồng cây , nhà nhà trồng cây”. Trường chúng tôi phát động phong trào “Bé yêu cây xanh” mỗi Phụ huynh hổ trợ các loại cây xanh, hoa kiểng ở gia đình Phụ huynh có và ghi tên trẻ để trẻ theo dõi và chăm sóc như tưới hoa, nhổ cỏ, … Bên cạnh trẻ còn biết tận dụng những chiếc lá vàng, cây cỏ có trong trường giáo viên hướng dẫn cho trẻ chơi bán hàng, nấu ăn, đóng vai các nhân vật bằng những lá cây làm nón, quần áo. Ngoài ra trẻ còn biết tạo ra những sản phẩm tạo hình. Giáo viên giáo dục cho trẻ lòng yêu thiên nhiên biết chăm sóc và bảo quản, giữ gìn môi trường thiên nhiên mà cháu đang sống .
Ban giám hiệu tham mưu với UBND Xã An Hòa hỗ trợ cho trường các thùng rác có nắp đậy, được đặt ở nhiều chổ trong sân trường để giúp cho Phụ huynh và trẻ bỏ rác thuận tiện .
Ngoài ra Chi đoàn trường còn kết hợp với Chi đoàn Aáp, xã cùng tham gia: Tổng vệ sinh đường phố, thu gom rác, trồng cây quanh trường luôn tạo cho môi trường ngày XANH-SẠCH-ĐẸP.
Các cháu có thói quen bỏ rác đúng nơi qui định
Các cháu có ý thức tưới cây, chăm sóc góc thiên nhiên của lớp
Để việc giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ đạt kết quả cao Ban giám hiệu và giáo viên nồng cốt tham dự đầy đủ các lớp tập huấn về giáo dục bảo vệ môi trường do Ngành tổ chức và sau đó trường tiến hành triển khai đến 100% giáo viên thực hiện.
Trước khi đưa giáo dục bảo vệ môi trường vào sử dụng nhà trường xây dựng cho Lớp Lá 4 thực hiện điểm, sau đó nhân rộng ra cho toàn trường. Tổ chức cho giáo viên dự giờ rút kinh nghiệm, trao đổi học tập lẫn nhau.
Theo từng chủ đề nhà trường phân công bảo vệ thay đổi cây cảnh, nhân vật cho phù hợp với yêu cầu chuyên môn, chăm nom tưới bón phân cho cây, làm vệ sinh các khu vực cho trẻ thấy được sự mới lạ, kích thích trẻ tìm tòi học hỏi nhiều hơn.
Kết quả chuyển biến của đối tượng:
Khuôn viên của nhà trường ngày càng “xanh-sạch-đẹp” và an toàn, thoáng mát, đã góp phần rất lớn thu hút các bậc Phụ huynh đưa trẻ đến trường ngày một đông hơn.
Đội ngũ giáo viên đượctham gia tập huấn đầy đủ nắm chắc nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, vận dụng được các phương pháp phù hợp gắn với cuộc sống thực của trẻ. Hình thành cho trẻ những hành vi thái độ bảo vệ môi trường. Giáo viên giáo dục trẻ thường xuyên.
Về phía trẻ thông qua giáo dục bảo vệ môi trường trẻ biết chăm sóc giữ gìn sức khoẻ cho bản thân. Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh lớp học, biết cất đồ dùng và vật liệu gọn gàng, đúng chỗ. Trẻ biết chăm sóc cây kiểng, tưới cây góc thiên nhiên… có ý thức tốt bảo quản môi trường của lớp của trường luôn xinh, luôn đẹp.
Trẻ có những thói quen tốt bảo vệ môi trườngï như ăn singum xong biết lấy giấy gói bọc bả singum lại bỏ vào thùng rác, không khạc nhổ bừa bãi, đi vệ sinh đúng chổ …, Biết tiết kiệm thức ăn, ăn hết suất, không làm rơi vãi, không bỏ thừa thức ăn, ăn xong đánh răng biết tiết kiệm nước. Biết cùng cô làm đồ dùng đồ chơi từ các
nguyên vật liệu phế thảy, chia sẻ hợp tác với bạn bè và cha mẹ. Trẻ có hiểu biết về môi trường sống của con người, về mối quan hệ giữa con người với động vật thực vật. Các nguồn tài nguyên nước, đất, không khí. Có kiến thức đơn giản về một số ngành nghề ở địa phương.
Bài học kinh nghiệm:
Đội ngũ nhận thức đúng đắn về vai trò và tầm quan trọng của việc giáo dục bảo vệ môi trường, tham gia dự các lớp tập huấn đầy đủ nắm chắc nội dung giáo dục bảo vệ môi trường.
Trường được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Đảng và chính quyền địa phương. Phối hợp với các ban ngành đoàn thể tạo môi trường xanh-sạch-đẹp và an toàn.
Ban giám hiệu thường xuyên bồi dưỡng giáo dục bảo vệ môi trường cho giáo viên và nhân viên trong trường.
Xây dựng lớp điểm đầu tư chuyên môn và cơ sở vật chất.
Nâng cao nhận thức của các bậc phụ huynh thông qua công tác tuyên truyền về giáo dục bảo vệ môi trường.
Tổ chức tốt Hội thi về “Giáo dục bảo vệ môi trường” cho giáo viên và Hội thi “Rèn kỹ năng sống văn minh” cho trẻ. Khen thưởng kịp thời các Lớp và giáo viên thực hiện tốt “Giáo dục bảo vệ môi trường” trong trường Tiểu học.
IiI- kết luận
Ë
Tóm lược giải pháp :
“Mỗi người cần có trách nhiệm bảo vệ môi trường ngay từ trong ý thức”.
Giáo dục bảo vệ môi trường trong trường chúng tôi đã hình thành cho trẻ những hiểu biết về môi trường sống của con người. Trẻ có những kỹ năng, thói quen bảo vệ môi trường và có thái độ tình cảm tốt biết yêu quý gần gũi với thiên nhiên… tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường ở lớp học, ở trường và ở gia đình.
Về phía đội ngũ giáo viên nắm chắc nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, tích cực năng nổ trao đổi kinh nghiệm, cải tiến và vận dụng linh hoạt các phương pháp giảng dạy. Có ý thức tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào trong các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ hằng ngày. Luôn làm gương cho trẻ noi theo trong việc thực hiện bảo vệ môi trường. Phối hợp với các bậc Phụ huynh tuyên truyền phổ biến kiến thức, kỹ năng giáo dục bảo vệ môi trường tại cộng đồng.
Về phía cán bộ quản lý triển khai việc thực hiện chuyên đề đến 100% giáo viên. Thường xuyên theo dõi, đôn đốc nhắc nhở, dự giờ rút kinh nghiệm, hướng dẫn cho giáo viên các biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường.
Tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi về giáo dục bảo vệ môi trường và thi rèn kỹ năng sống văn minh của trẻ. Chú trọng việc xây dựng môi trường “xanh-sạch-đẹp” và an toàn.
Tổ chức các tiết dạy mẫu để cho giáo viên có điều kiện trao đổi bạn bè các biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường trong trường Mầm non tự tin hơn.
2. Phạm vi đối tượng áp dụng:
“ Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường trong trường Tiểu học” của trường chúng tôi được áp dụng cho trẻ thuộc các lứa tuổi từ khối 1đến khối 5 năm học2007-2008 bước đầu đã có nhiều tiến bộ rõ rệt./.
Hòa Hưng ngày 24 / 3 / 2008
Người viết
Hà Cao Thắng .
File đính kèm:
- skkn doi(2).doc