Một số biện pháp để dạy tốt phân môn Tập đọc lớp 4

- Từ nay đến năm 2020 về cơ bản Việt Nam sẽ trở thành nước công nghiệp, hội nhập với phát triển thế giới.

- Điều đó đòi hỏi Việt Nam phải chuẩn bị một lớp người lao động mới tự chủ, sáng tạo và sẵn sàng thích ứng với những thay đổi mới về nền kinh tế, xã hội của đất nước, phát triển hài hòa với đời sống ngày càng đa dạng, phức tạp hơn nữa. Để trở thành một nước công nghiệp hoá, hiện đại hoá và những thách thức mới của Hội nhập quốc tế. Đòi hỏi chúng ta phải khẩn trương đổi mới quá trình giáo dục và đào tạo của mình để tạo ra những lớp người lao động mới có đủ điều kiện phụcvụ đất nước. Việc đổi mới về chương trình dạy học bao gồm đổi mới về nội dung và phương pháp dạy học.

 

doc41 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 8662 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số biện pháp để dạy tốt phân môn Tập đọc lớp 4, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n trình bày một giáo án cụ thể để các đồng chí cùng tham khảo: Bài dạy: “Gà Trống và Cáo” MỤC TIÊU Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ lục bát với giọng vui, dí dỏm. Khuyên con người hãy cành giác, thông minh như Gà Trống, chớ tin những lời lẽ ngọt ngào của kẻ xấu như Cáo. (trả lời được các câu hỏi, thuộc được đoạn thơ khoảng 10 dòng). ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Giáo viên chuẩn bị bảng phụ viết câu, đoạn thơ cần đọc. Tranh phóng to trong sách giáo khoa. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của Học sinh Kiểm tra bài cũ: Đọc bài :''Những hạt thóc giống'' và trả lời câu hỏi: Vì sao người trung thực là đáng quý? Câu chuyện muốn nói với em điều gì Nhận xét, cho điểm học sinh Dạy học bài mới. Giới thiêu bài: + Treo tranh: Bức tranh vẽ gì? Vậy muốn biết tính cách của 2 con vật này như thế nào? Cô trò mình cùng đi tìm hiểu bài thơ “Gà Trống và Cáo” Ghi tên bài. Hướng dẫn luận đọc và tìm hiểu bài: + Hướng dẫn luyện đọc: Chia đoạn: Đoạn l: “Nhác trông. . .bày tỏ tình Thân” Đoạn 2: “Nghe lời Cáo...tin này'' Đoạn 3: “Cáo nghe...làm gì được ai” Nghe, sửa lỗi phát âm. Yêu cầu học sinh tìm từ khó đọc, khó hiểu, giải nghĩa từ. Nhận xét, tuyên dương. Chia nhóm giao nhiệm vụ: Tổ chức cho học sinh thi đọc hay theo đoạn. Nhận xét, tuyên dương. Yêu cầu học sinh đọc toàn bài Giáo viên đọc mẫu. + Hướng dẫn tìm hiểu bài: Đoạn 1: Gà trống và Cáo đứng ở vị trí như thế nào? Cáo đã làm gì để dụ Gà Trống xuống đất? Cáo là con vật như thế nào? Gà Trống là con vật như thế nào? Tin tức của Cáo đưa ra thật là hay? Nhằm mục đích gì ? Đoạn l cho em biết điều gì? à Ghi ý chính đoạn l Đoạn 2: Vì sao Gà Trống không nghe lời Cáo? Gà Trống tung tin có cặp chó săn để làm gì? Đoạn 2 nói lên điều gì ? à Ghi ý chính đoạn 2. Đoạn 3: Thái độ của Cáo như thế nào? Giải nghĩa từ: ''Hồn lạc pháchbay''. Thái độ của Gà như thế nào? Theo em Gà Trống thông minh ở điểm nào? Ý chính của đoạn 3 là gì? Nêu câu hỏi 4 trong SGK. Đây chính là nội dung của bài. Ghi bảng Yêu cầu học sinh đọc toàn bài + Hướng dẫn đọc diễn cảnh. Treo bảng phụ ghi đoạn: “Nhác trông.....nào hơn'' Khi đọc ta chú ý nhấn giọng những từ ngữ như thế nào? Em hãy tìm những từ ngữ đó có trong đoạn này. Nhận xét- gạch chân các từ đó Cần ngắt, nghỉ như thế nào trong câu Yêu cầu đọc theo nhóm 2 em. + Tổ chức thi đọc hay + Nhận xét- tuyên dương + Các đoạn khác hướng dẫn tương tự. + Hướng dẫn đọc thuộc lòng: Tổ chức thành một trò chơi: “Đọc thơ truyền điện” Phổ biến luật, hình thức chơi. Nhận xét, tuyên dương. Củng cố, dặn dò: Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì? Tìm những câu thơ nói về bản chất của Cáo? Qua bài thơ em học tập tính cách của nhân vật nào? Nhận xét tiết học - 2 em lên bảng đọc và trả lời câu hỏi. Quan sát tranh Con Gà Trống đang đứng trên cành cây cao và con Cáo đứng ở dưới mặt đất. Một vài học sinh đọc tên bài Nghe, nối tiếp nhau đọc theo đoạn. Đon đả, dụ, loan tin, hồn lạc phách bay. Hai em một nhóm đọc cho nhau nghe Hai đến ba nhóm thi đọc trước lớp Hai em đọc to trước lớp, bạn khác đọc thầm. Theo dõi SGK Một em đọc trước lớp, lớp đọc thầm Gà trống đứng trên cành cây cao, Cáo đứng ở dưới mặt đất. ''Cáo đon đả mời. . ..từ rày muôn loài kết thân''. Cáo là con vật gian ác. Gà Trống là con vật gần gũi với con người. Tin tức của Cáo đưa ra là tin bịa đặt nhằm dụ Gà Trống xuống đất để ăn thịt. Ấm mưu của Cáo. Vì Gà biết Cáo là con vật hiểm ác…muốn ăn thịt mình. Gà trống là con vật gần gũi với con người. Sự thông minh của Gà. Cáo khiếp sợ và ''Hồn lạc phách bay…co cẳng chạy. . .'' Học sinh nghe. “Gà ta khoái trí cười phì. . .được ai” Gà không mắc mưu của Cáo mà đưa tin giả có bấy chó săn. . .làm Cáo khiếp sợ. Cáo lộ rõ bản chất gian xảo. Đọc thầm bài trả lời: bài khuyên chúng ta hãy cảnh giác chớ tin lời kẻ xấu cho dù đó là những lời nói ngọt ngào. Nối tiếp nhắc lại và ghi vở. Một em đọc to các bạn khác đọc thầm. Học sinh quan sát đọc thầm. Những từ ngữ gợi tả, gợi cảm, từ ngữ thể hiện thái độ. Vắt vẻo, đon đả, lõi đời, anh bạn quý ghi ơn, hoà bình, tin mừng. Khi đọc ngắt ở dấu phẩy, nghỉ ở dấu chấm. Đọc trong nhóm. Hai đến ba nhóm thi đọc. Nghe + thực hiện theo. Nối tiếp nhau đọc thực từng dòng thơ, đoạn thơ, bài thơ. Khuyên chúng ta hãy cảnh giác trước những kẻ xấu… mặc dù chúng đưa ra những lời ngọt ngào. Em học tập tính cách của Gà Trống. II. KẾT QUẢ: Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu và rút ra một số kinh nghiệm cho đề tài “Để dạy tốt phân môn tập đọc lớp 4” trong việc đổi mới phương pháp dạy tập đọc qua 2 khâu chính là luyện đọc và hướng dẫn học sinh cảm thụ văn học. Tôi thấy kinh nghiệm này có hiệu quả rõ rệt. Sau đây là kết quả tổng hợp mà tôi đã khảo sát được qua đợt kiểm tra giữa học kỳ II dưới hai hình thức đọc và cảm thụ. Với đề bài “Sầu Riêng” (SGK Tiếng Việt 4 tập 2 – trang 34 – 35): 1. Đọc cả bài (2 phút) 2. Cảm thụ (10 phút) Em hãy miêu tả những nét đặc sắc của hoa Sầu Riêng? Em hãy miêu tả những nét đặc sắc của quả Sầu Riêng? Em hãy miêu tả những nét đặc sắc của dáng cây Sầu Riêng? Đặt câu với từ : “Sực nức”. Kết quả: Lớp Sĩ số Đọc Cảm thụ Giỏi Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % 42 26 8 30.77 7 26.92 11 42.31 0 0 9 34.62 10 38.46 7 26.92 0 43 26 9 34.62 10 38.46 7 26.92 0 0 10 38.46 7 26.92 9 34.62 0 Nhìn vào kết quả tôi đã nhận thấy: Lớp 42 của tôi tỷ lệ học sinh khá, giỏi tăng lên cao hơn so với tỷ lệ khá, giỏi của lớp 43. Tỷ lệ học sinh trung bình ít đi và không có học sinh yếu. C. PHẦN THỨ BA I. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Muốn đạt kết quả cao trong quá trình giảng dạy phân môn lập đọc lớp 4 nói riêng và phân môn tập đọc các lớp khác nói chung không phải là khó song cũng không đơn giản một chút nào. Mỗi người giáo viên khi dạy cần phải chú ý những điểm sau: Coi trọng việc đọc đúng, đọc hiểu, đọc diễn cảm của học sinh. Giáo viên không biến giờ tập đọc thành giờ giảng văn. Giáo viên tuyệt đối tuân thủ các nguyên tắc khi dạy học. Giáo viên không cảm thụ hộ học sinh, không bắt buộc học sinh đọc một cách đọc mà giáo viên đưa ra. Ngoài ra giáo viên còn giúp học sinh khơi gợi cảm xúc, ý tưởng độc đáo của các em để các em tự tìm ra cách đọc. Giáo viên nên tránh các quy tắc máy móc, mệnh lệnh khô khan như: Ngồi thẳng lên, khoanh tay, . . .tránh biến lớp học có một không khí lớp học, học sinh sợ sệt, không có một nụ cười mà giáo viên cần tạo ra không khí vui tươi, thoải mái trong giờ tập đọc. Giáo viên phải có trình độ ngôn ngữ, kiến thức văn học, một vốn sống nhất định, một giọng đọc hay có tác dụng làm mẫu cho học sinh. Muốn đạt được kết quả cao trong quá trình giảng dạy, người giáo viên phải tốn rất nhiều thời gian, tâm huyết, sự kiên trì bền bỉ cộng thêm với sự nghiêm túc và lỗ lực thì sẽ đạt được kết quả như mong muốn. II. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT * Đối với cấp trên: Nên tổ chức nhiều chuyên đề “Đổi mới phương pháp dạy học” hơn nữa cho các lớp giáo viên cùng học tập. Cấp phát trang thiết bị, đồ dùng dạy học và hướng dẫn cách sử dụng đồ dùng dạy học sớm hơn mọi năm để khi bắt đầu năm học mới thì mỗi giáo viên đã biết cách sử dụng đồ dùng. Như vậy hiệu quả của tiết dạy ngay từ đầu năm học đạt kết quả cao. Giúp giáo viên tiếp cận với giáo án điện tử nhanh và hiệu quả. Trang bị thêm một số tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh. Nhà trường cùng địa phương tạo điều kiện cơ sở vật chất cho các em học tập tốt hơn. * Đối với giáo viên : Thường xuyên tìm tòi học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp, nghiên cứu các tài liệu luôn học hỏi để nâng cao tay nghề. Thường xuyên kiểm tra đánh giá việc đọc của học sinh và ghi nhận kết quả của các em hay một tiến bộ rất nhỏ. * Đối và phụ huynh: Mua đầy đủ sách giáo khoa cho các em, động viên khuyến khích cho các em đọc thêm truyện, báo… Thường xuyên quan tâm tới việc học ở nhà của các em. Kết hợp chặt chẽ với nhà trường để tạo điều kiện cho các em học tập được tốt hơn. Qua thực tế giảng dạy với những kinh nghiệm của bản thân đã nghiên cứu, học hỏi ở tài liệu, đồng nghiệp, tôi đã đúc kết được một số kinh nghiệm. Tuy vậy, đó cũng chỉ là những kinh nghiệm rất nhỏ mà tôi áp dụng. Rất mong được sự đóng góp, xây dựng của Ban lãnh đạo, Ban giám hiệu, cùng các quý thầy cô để tôi giảng dạy ngày càng tốt hơn, đạt hiệu quả hơn. Minh Hòa, ngày 05 tháng 02 năm 2010 Người thực hiện Phaïm Thò Kim Xuyeán MỤC LỤC Số TT Mục Nội dung Trang A PHẦN THỨ NHẤT ĐẶT VẤN ĐỀ 01 I Lý do chọn đề tài 1 – 4 02 II Mục đích nghiên cứu 5 03 III Phạm vi nghiên cứu 6 04 IV Phương pháp nghiên cứu 7 B PHẦN THỨ HAI GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 05 I Biện pháp tiến hành 8 – 28 06 II Kết quả 29 – 30 C PHẦN THỨ BA 07 I Bài học kinh nghiệm 31 08 II Ý kiến đề xuất 32 – 33 Mục lục 34 Phần đánh giá nhận xét của Hội đồng khoa học các cấp. 35 – 37 NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CÁC CẤP a MỤC LỤC A. Phần thứ nhất Trang 1 I. Lý do chọn đề tài Trang 1 1. Cơ sở lí luận Trang 1 2. Cơ sở thực tiễn Trang 3 II. Mục đích nghiên cứu Trang 4 III. Phạm vi nghiên cứu Trang 4 1. Tìm hiểu và phân tích các tài liệu dạy học ở chương trình Tiểu học 2000 có liên qua đến Trang 4 2. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế dạy học ở khối 4 Trang 4 3. Phương pháp điều tra thực tế dự giờ Trang 4 4. Phương pháp thực nghiệm dạy học Trang 4 5. Phương pháp khảo sát thống kê, so sánh, phân tích tổng hợp Trang 4 B. Phần thứ 2: Giải quyết vấn đề Trang 6 I. Biện pháp tiến hành Trang 6 1. Tiến hành khảo sát Trang 6 2. Những việc làm cụ thể Trang 7 2.1 Việc luyện rèn đọc Trang 7 2.2 Luyện đọc hiểu từ, cụm từ khó Trang 9 2.3 Đọc mẫu Trang 10 2.4 Hướng dẫn học sinh đọc cảm thụ bài đọc (tìm hiểu bài) Trang 11 2.5 Giáo viên hướng dẫn đọc diễn cảm, đọc thuộc lòng Trang 16 3. Giáo án cụ thể Trang 17 I. Mục tiêu Trang 18 II. Đồ dùng dạy học Trang 18 III. Các hoạt động dạy - học Trang 18 IV. Kết quả Trang 22 C. Phần thứ ba: Kết luận Trang 24

File đính kèm:

  • docskkn mon tap doc lop 4.doc