PHẦN I
MỞ ĐẦU
Bác Hồ của chúng ta đã từng nói:”Người có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó, người cò tài mà không có đức chỉ là người vô dụng”.
Ngay từ ngày xưa ông cha ta cũng có câu:Tiên học lễ, hậu học văn” và chắc hẳn chúng ta ai cũng biết đến câu thơ:
“Cha mẹ sinh con, trời sinh tính
Phần nhiều do giáo dục mà nên”.
Qua đó chúng ta nhận thức được tầm quan trọng đối với việc giáo dục tuổi thơ thành những người công dân tương lai”vừa hồng vừa chuyên” đưa giáo dục đạo đức lên hàng đầu, các em biết nói lời hay, làm việc tốt.
Ở nước ta, trong giai đoạn hiện nay với cơ chế thị trường một số người lớn đã xem trọng đồng tiền mà lơ là trong việc rèn luyện đạo đức bản thân. Chính hành động, lời nói của một số ít người lớn ấy đã ảnh hưởng đến thế hệ học sinh hiện nay. Thiết nghĩ việc giáo dục, rèn luyện đạo đức cho học sinh của chúng ta hiện nay là một việc làm cấp thiết. Vì vậy tôi mạnh dạn nghiên cứu một số biện pháp để áp dụng vào thực tế giảng dạy đạo đức cho học sinh của mình phụ trách.
Giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường có nhiều hoạt động đa dạng. Nhưng trong bài viết này tôi chỉ xin đề cập đến một số giải pháp kinh nghiệm qua nghiên cứu và thực tiễn giảng dạy bộ môn Đạo đức( theo chương trình thay sách)ở lớp 3A1 Trường tiểu học Đạ KNàng do tôi chủ nhiệm.
15 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 919 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số biện pháp dạy môn Đạo đức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kiến, nhận xét, tuyên dương.
Ví dụ:
Khi dạy bài 2: “Giữ lời hứa”, giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm theo tình huống sau:
Tình huống 1:Tân hẹn chiều chủ nhật sang nhà Tiến giúp bạn học toán. Nhưng khi Tân vừa chuẩn bị đithì trên tivilại chiếu phim rất hay.
Nếu là Tân, em sẽ làm gì?Vì sao?
Tình huống 2:Hằng có quyển truyện mới, Thanh mượn bạn đem về nhà xem và hứa sẽ giữ gìn cẩn thận. Nhưng về nhà Thanh sơ ý để em bé nghịch làm rách truyện.
Theo em Thanh nên làm gì? Vì sao?
2.5 Phương pháp kể chuyện:
Giáo viên phải nắm vững nội dung truyện, có xúc cảm với truyện khi kể, giáo viên phải nhấn mạnh vào các chi tiết chủ yếu của truyện, giọng kể phải rõ ràng, truyền cảm.
Giáo viên vừa kể, vừa làm điệu bộ, sử dụng tranh minh hoạ nhằm lôi cuốn học sinh.
Giáo viên có thể kể chuyện với kết cục để mở, yêu cầu học sinh tự hoàn thiện phần kết thúc, có thểkể chuyện theo nhóm bắt đầu bằng một học sinh rồi những em khác kể tiếp đến kết thúc câu chuyện.
Ngôn ngữ khi kể chuyện phải trong sáng, dể hiểu, giàu hình ảnh gợi cảm. Giáo viên kể chuyện không dùng những câu quá dài, nên sử dụng những lời nói quen thuộc hằng ngày của học sinh.
Ví dụ:
-Kể chuyện” Chiếc vòng bạc” khi dạy bài 2 – Giữ lời hứa.
-Kể chuyện “ Cậu bé tốt bụng” khi dạy bài 10 – Tôn trọng khách nước ngoài.
-Kể chuyện “ Một chuyến đi bổ ích” khi dạy bài 8 – Biết ơn thương binh liệt sĩ .
2.6 Phương pháp đàm thoại:
Giáo viên sử dụng hệ thống câu hỏi theo một trình tự hợp lí, có hệ thống, dẩn dắt câu chuyện từ những tình huống cụ thể đến những chuẩn mực hành vi đạo đức. Câu hỏi tập trung khai thác mặt đạo đức của hành vi, giúp học sinh phân tích, làm rõ tình huống làm khơi dậy những xúc cảmđạo đức tích cực và ham muốn hành động theo chuẩn mực.
Câu hỏi được sử dụng phải hướng học sinh phân tích làm rõ tình huống, các cách ứng xử, sự lựa chọn quyết định hành động tạo nên sự nhận thức đúng đắn trong hành động theo chuẩn mực hành vi đạo đức.
Trong quá trình đàm thoại, giáo viên ân cần, động viên, khích lệ học sinh tích cực suy nghĩ và mạnh dạn phát biểu suy nghĩ của mình.
Giáo viên cần dự kiến trước các câu trả lời, chuẩn bị các tình huống có thể xảy ra để chủ động giải thích các thắc mắc, các ý kiến khác nhau của học sinh về chuẩn mực hành vi, giúp học sinh hiểu sâu, hiểu đúng và có thể vận dụng được bài học vào trong cuộc sống.
Ví dụ;
Khi dạy bài 7- Quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng, giáo viên hướng dẫn cho học sinh đàm thoại để phân tích truyện Chị Thuỷ của em theo các câu hỏi sau:
Trong truyện có những nhân vật nào ?
Vì sao bé Viên lại cần sự quan tâm của chị Thuỷ?
Bạn Thuỷ đã làm gì để bé Viên chơi vui ở nhà?
Vì sao mẹ bé Viên lại thầm cảm ơn bạn Thuỷ?
Em biết được điều gì qua câu chuyện trên?
Vì sao phải quan tâm, giúp đỡ hàng xóm, láng giềng?
PHẦN IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Qua nghiên cứu ở chương trình, khi tiến hành giảng dạy môn đạo đức ở lớp 3 tôi đã nhận định phương pháp trọng tâm dạy các dạng bài sau:
1.Tổ chức cho học sinh quan sát tranh ảnh và thảo luận phân tích hành vi, việc làm của các nhân vật ở các bài:
Bài 1:Kính yêu Bác Hồ( quan sát, tìm hiểu nội dung và đặt tên cho từng ảnh)
Bài 6:Tích cực tham gia việc lớp, việc trường( Quan sát tranh tình huống và cho biết nội dung tranh)
Bài 7: Quan tâm giúp dỡ hàng xóm, láng giềng ( quan sát và đặt tên cho các bức tranh)
Bài 8: Biết ơn thương binh, liệt sĩ( xem tranh, thảo luận người trong tranh là ai)
Bài 9:Đoàn kết với thiếu nhi Quốc tế( trưng bày tranh, giới thiệu, nhận xét tranh ảnh tư liệu)
Bài 10: Tôn trọng khách nước ngoài(quan sát tranh và thảo luận, nhận xét về cử chỉ, thái độ, nét mặt các bạn nhỏ trong tranh)
Bài 14:Chăm sóc cây trông, vật nuôi (xem ảnh và đặt câu hỏi về các bức tranh)
2.Loại bài bắt đầu từ việc thảo luận, phân tích tình huống:
Bài 2: Giữ lời hứa( xử lí tình huống vì sao cần phải giữ lời hứa, cần làm gi nếu không thể giữ lời hứa với người khác)
Bài 3: Tự làm lấy việc của mình( xử lí tình huống, thảo luận việc tự làm lấy việc của mình)
Bài 5:Chia sẻ vui buồn cùng bạn(thảo luận, phân tích tình huống biểu hiện của quan tâm, chia sẻ vui buồn cùng bạn)
Bài 6: Tích cực tham gia việc lớp, việc trường( phân tích tình huống biểu hiện sự tham gia tích cực việc lớp, việc trường)
Bài 9:Đoàn kết với thiếu nhi Quốc tế (thảo luạn việc cần làm để tỏ tình đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi Quốc tế)
Bài 10:Tôn trọng khách nước ngoài( thảo luận về một số biểu hiện tôn trọng khách nước ngoài)
Bài 12:Tôn trọng thư từ và tài sản người khác( thảo luận về việc tôn trọng thư từ và tài sản của người khác, vì sao cần phải tôn trọng)
Bài 13: Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước (nhận xét, đánh giá hành vi khi sử dụng nước và bảo vệ nguồn nước)
3. Loại bài bắt đầu từ tổ chức cho học sinh sắm vai:
Bài 1:Kính yêu Bác Hồ (đóng vai phóng viên, phỏng vấn các bạn trong lớp về Bác Hồ)
Bài 2: Giữ lời hứa( đóng vai em đã hứa cùng bạn làm 1 việc gì đó nhưng sau đó em hiểu ra việc làm đó là sai)
Bài 3:Tự làm lấy việc của mình( đóng vai qua tình huống)
Bài 4:Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em( đóng vai qua tình huống)
Bài 5:Chia sẻ vui buồn cùng bạn(đóng vai qua tình huống)
Bài 7:Quan tâm giúp đỡ hàng xóm, láng giềng(đóng vai qua tình huống)
Bài 9:Đoàn kết với thiếu nhi Quốc tế (đóng vai trẻ em nước ngoài và trẻ em Việt Nam)
Bài 10:Tôn trọng khách nước ngoài (đóng vai qua xử lí tình huống)
Bài 12:Tôn trọng thư từ và tài sản của người khác (đóng vai qua xử lí tình huống)
Bài 14:Chăm sóc cây trồng vật nuôi (đóng vai người chủ yêu quí cây trồng, vật nuôi)
4.Loại bắt đầu từ câu chuyện, một bài thơ:
Bài 1:Kính yêu Bác Hồ( truyện: Các cháu vào đây với Bác )
Bài 2:Giữ lời hứa(truyện: Chiếc vòng bạc)
Bài 4:Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em(truyện: Bó hoa đẹp nhất)
Bài 7:Quan tâm, giúp đỡ hàng xóm, láng giềng(truyện : Chị Thuỷ của em)
Bài 8:Biết ơn thương binh, liệt sĩ(truyện : Một chuyến đi bổ ích)
Bài 10:Tôn trọng khách nước ngoài(truyện: Cậu bé tốt bụng)
Bài 11:Tôn trọng đám tang( truyện : Đám tang)
PHẦN V
KẾT QUẢ
Qua một thời gian dài áp dụng các biện pháp trên cùng với sự nỗ lực của giáo viên và học sinh, đến cuối năm học 2005- 2006 kết quả của lớp tôi đạt được về chất lượng môn Đạo đức được thống kê như sau:
Trước khi áp dụng:Học kì I năm học 2005-2006:
(Lớp có 29 học sinh)
Xếp loại
Hoàn thành tốt (A+)
Hoàn thành(A)
Chưa hoàn thành (B)
Số lượng
2
6
21
Sau khi áp dụng : Học kì II năm học 2005- 2006
( Lớp có 29 học sinh)
Xếp loại
Hoàn thành tốt (A+)
Hoàn thành(A)
Chưa hoàn thành (B)
Số lượng
12
15
2
Qua 2 tháng đầu năm học 2006- 2007 bản thân tôi áp dụng phương pháp dạy trên thấy học sinh có tiến bộ về mọi mặt như: mạnh dạn, tự tin khi đóng vai, kể chuyện, xử lí tình huống
PHẦN VI
KẾT LUẬN
Sau một thời gian nghiên cứu, áp dụng các phương pháp trên. Việc tổ chức, thực hiện giảng dạy môn Đạo đức cho học sinh, tôi rút ra được những kinh nghiệm cho bản thân như sau:
+ Muốn cho các em học tốt môn Đạo đức, trước hết giáo viên phải nắm vững nội dung chương trình và phương pháp dạy học phù hợp, có khả năng truyền thụ, vận dụng và tổ chức linh hoạt các hình thức học tập cá nhân, nhóm, đóng vai, trò chơi, kể chuyệntrong giờ học.Biết vận dụng đồ dùng trực quan có hiệu quả tuỳ theo từng bài mà giáo viên vận dụng bằng nhiều phương pháp phù hợp để gây hứng thú học tập cho học sinh.
+Giáo viên không yêu cầu học sinh học thuộc lòng, quan trọng là học sinh biết thể hiện thái độ, hành vi phù hợp trong các tình huống của cuộc sống hàng ngày, coi trọng việc hình thành hành vi đạo đức của học sinh.
+Giáo viên chỉ tham khảo phần hướng dẫn trong sách giáo viên, sau đó điều chỉnh, sáng tạo thêm cho phù hợp với trình độâ học sinh của lớp.
+Sử dụng phương pháp, hình thức dạy học hiện đại kết hợp với phương pháp, hình thức dạy học truyền thống.
+Đánh giá hành vi đạo đức của học sinh phải kết hợp với tự đánh giá của học sinh với đánh giá của tập thể học sinh, của giáo viên, của cha mẹ học sinh và những người xung quanh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Sách giáo khoa, sách giáo viên lớp 3.
2.Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ III (2003-2007)
3. Sách nghiên cứu bài soạn lớp 3.
4.Sách của Bộ Giáo dục và Đào tạo số 7590 GDTH về việc hướng dẫn giảng dạy các môn học ở lớp 3 cho các vùng miền.
5.Báo Thế giới trong ta.
MỤC LỤC
STT
NỘI DUNG
TRANG
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
Lời cảm ơn
Phần I: Mở đầu
Phần II : Thực trạng
Phần III: Giải pháp sử dụng nhằm dạy tốt môn Đạo đức
Phần IV: Tổ chức thực hiện
Phần V : Kết quả
Phần VI : Kết luận
Tài liệu tham khảo
Mục lục
1
2
3
5
10
12
13
14
15
File đính kèm:
- GPHI DAO DUC.doc