Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện hoạt động nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc - Nuôi dưỡng trẻ tại trường mầm non trung mầu

Như chúng ta đã biết: Ngành học mầm non là ngành học nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, “Ngành học có nhiệm vụ thực hiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi”. Nếu được chăm sóc, nuôi dưỡng , giáo dục tốt, trẻ sớm phát triển thể chất và trí tuệ một cách đúng hướng và mạnh mẽ. Nó là giai đoạn cực kỳ quan trọng trong sự hình thành và phát triển tất cả các khả năng của trẻ , hình thành cho trẻ những cơ sở ban đầu của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

 Luật bảo vệ chăm sóc trẻ em cũng đã nêu rõ: “ Sức khoẻ của trẻ em hôm nay là sự phồn vinh cho xã hội mai sau”. Để đáp ứng với những yêu cầu phát triển đi lên của đất nước trong giai đoạn hiện nay, mục tiêu chiến lược phát triển giáo dục của bậc học mầm non đã chỉ rõ: “Nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ trước 6 tuổi, tạo cơ sở để trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ ”

 

doc47 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 59250 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện hoạt động nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc - Nuôi dưỡng trẻ tại trường mầm non trung mầu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, thay đổi thực đơn theo mùa đảm bảo đủ lượng và chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. - Nhà trường thực hiện tốt mô hình phòng chống suy dinh dưỡng như thông qua việc khám sức khỏe, cân đo theo dõi biểu đồ, tiêm chủng phòng bệnh. Thường xuyên tuyên truyền giáo dục dinh dưỡng cho trẻ, kết hợp lồng ghép nội dung giáo dục dinh dưỡng vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ qua các hoạt động như tổ chức bữa ăn, các hoạt động khác trong ngày cho trẻ tại trường mầm non - Thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ qua biểu đồ tăng trưởng, kết quả đạt được thông qua bảng tổng hợp sau: Độ tuổi Tổng số trẻ Cân nặng Chiều cao Cân nặng bình thường Suy dinh dưỡng độ 1 Suy dinh dưỡng độ 2 Cao bình thường Thấp còi độ 1 Thấp còi độ 2 Nhà trẻ 74 74 0 0 74 0 0 Mẫu giáo 226 221 5 0 221 5 0 Cộng: 300 295 5 0 295 5 0 III. Ý NGHĨA CỦA SÁNG KIẾN: “Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tại trường MN Trung Mầu” của bản thân tôi qua một năm thực hiện bước đầu đã đạt được những kết quả đáng kể đây chính là động lực thúc đẩy đội ngũ trong nhà trường cần cố gắng nhiều hơn nữa, đồng thời cũng là địa chỉ đáng tin cậy để các bậc phụ huynh yên tâm gửi gắm con em mình. Với điều kiện thực tế hiện nay bản thân tôi nhận thấy để thực hiện tốt chiến lược phát triển giáo dục mầm non vấn đề mấu chốt là nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ là một nhiệm vụ quan trọng của mỗi cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong nhà trường. Là một cán bộ quản lý tôi đã manh dạn đề xuất một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non Trung Mầu IV. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRIỂN KHAI: “Một số biện pháp nâng chỉ đạo thực hiện cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tại trường MN Trung Mầu” được triển khai và áp dụng tại nhà trường, đã góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng và có thể áp dụng rộng rãi tại một số trường mầm non trong toàn huyện Gia Lâm. V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Chúng ta biết rằng việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ là một công việc khó khăn, vất vả, ảnh hưởng đến việc giáo dục phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ , đến lợi ích trước mắt và sau này cho thể hệ mầm non. Đó là đường lối của Đảng, là nguyện vọng chính đáng của các bậc phụ huynh. Vì vậy trong quá trình quản lý và chỉ đạo, Ban giám hiệu nhà trường phải xác định rõ được nhiệm vụ của mình trong việc chỉ đạo thực hiện hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ như: Xác định tầm quan trọng của công tác nuôi dạy và chăm sóc trẻ ở trường Mầm non,để xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ của nhà trường. Thường xuyên tổ chức cho cán bộ , giáo viên, nhân viên học tập các chuyên đề, bổ sung kiến thức và nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công tác. Xây dựng kế hoạch chỉ đạo rõ ràng, cụ thể , luôn bám sát hoạt động bán trú, tăng cương công tác kiểm tra . Nhằm nâng cao hiệu quả chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. Hàng năm thực hiện tổ chức các hội thi về công tác chăm sóc dinh dưỡng để tuyên truyền với phụ huynh, nhằm làm cho họ hiểu nhiều , sâu hơn về tầm quan trọng của ngành học mầm non để từ đó họ nhiệt tình tham gia giúp đỡ nhà trường trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. Ngoài ra Ban giám hiệu nhà trường luôn có kế hoạch tham mưu với các cấp lãnh đạo Đảng , chính quyền, các cơ quan đoàn thể phối hợp với các ngành đóng trên địa bàn hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, khắc phục khó khăn, tích cực xây dựng các điều kiện thiết yếu về cơ sở vật chất để thu hút được đông trẻ đến trường, làm tăng thu nhập cho giáo viên cả về vật chất cũng như tinh thần để giáo viên có điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ngày một tốt hơn. Không ngừng học hỏi các bạn bè đồng nghiệp,tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực quản lý và trình độ chuyên môn. Thường xuyên rèn luyện phẩm chất đạo đức, năng lực sáng tạo trong quản lý trường mầm non. Sau một thời gian nghiên cứu bản thân tôi đã rút ra bài học kinh nghiệm như sau: Một là: Người quản lý phải ý thức rõ vai trò và trách nhiệm của mình không ngừng nghiên cứu, tìm hiều, học hỏi đồng nghiệp về kiến thức chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, học hỏi kinh nghiệm chăm sóc nuôi dưỡng qua các phương tiện truyền hình, tài liệu, tạp chí, sách báo... để đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng và giáo dục trẻ. Hai là: Giáo viên phải nắm vững kiến thức, kỹ năng chăm sóc nuôi dưỡng, nắm vững đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, phải có tấm lòng người mẹ thứ hai để chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, không ngừng nâng cao bồi dưỡng nghiệp vụ chăm sóc nuôi dưỡng. Đối với giái viên nuôi dưỡng luôn cập nhật hoá các phương pháp chế biến món ăn, vệ sinh an toàn thực phẩm, chế biến thực phẩm đảm bảo ngon mắt, ngon mũi, ngon miệng, hợp khẩu vị, trẻ ăn hết khẩu phần của mình, giúp trẻ tăng cân đều hàng tháng, luôn thay đổi cách chế biến các món ăn theo mùa phù hợp với địa phương. Ba là: Làm tốt công tác tuyên truyền đến nhân dân, các bậc phụ huynh học sinh kiến thức nuôi con theo khoa học, làm cho mọi người nhận thức được về vấn đề chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tại trường mầm non là rất cần thiết. Mặt khác tạo niềm tin cho các cấp lãnh đạo địa phương, các bậc phụ huynh qua từng việc làm cụ thể trong nhà trường. Bốn là: Làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục để phát huy sức mạnh tổng hợp của các thành viên trong trường, tham mưu cho các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các tổ chức xã hội, các ban ngành đoàn thể để hỗ trợ kinh phí và tạo điều kiện thuận lợi cho công tác chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục. Đặc biệt là các bậc phụ huynh học sinh thống nhất yêu cầu, nội dung, biện pháp và phương pháp chăm sóc nuôi dưỡng hình thành cho trẻ những thói quen văn minh trong ăn uống, giao tiếp ở trường cũng như ở gia đình và ngoài xã hội. Năm là: Ban giám hiệu có kế hoạch thường xuyên kiểm tra giám sát việc thực hiện công tác chăm sóc nuôi dưỡng như chế biến các món ăn, tổ chức bữa ăn, tổ chức giấc ngủ, hình thành nề nếp thói quen vệ sinh văn minh trong ăn uống, học tập, vui chơi đối với trẻ. Sáu là: Thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên về mọi mặt phẩm chất đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ, hội thảo sáng kiến kinh nghiệm, học hỏi kinh nghiệm của các trường điểm, cung cấp tài liệu, tạp chí, tập san về giáo dục mầm non cho giáo viên học tập nghiên cứu, đặc biệt là khâu nuôi dưỡng cách chọn mua thực phẩm đúng hợp đồng tươi ngon, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Bảy là: Nhà trường tổ chức làm rau sạch phục vụ cho ăn bán trú, động viên giáo viên, phụ huynh cung cấp lương thực, thực phẩm sạch cho nhà trường. Tám là: Nhà trường phối hợp với hội phụ huynh học sinh thành lập ban kiểm tra để thường xuyên theo dõi giám sát công tác chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ tai trường, có những phản ánh kịp thời cho ban giám hiệu để từ đó có những uốn nắn kịp thời. Chín là: Cân đo khám sức khoẻ cho trẻ theo định kỳ để báo cáo tình hình sức khoẻ của trẻ cho nhà trường và gia đình để có biện pháp chăm sóc giáo dục kịp thời. Với những kinh nghiệm trên tôi đã thực hiện trong quá trình chỉ đạo chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ tại trường đạt được một số kết quả góp phấn nhỏ bé vào sự nghiệp giáo dục trẻ ở trường mầm non. VI: KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT: Đối với ủy ban nhân dân xã Trung Mầu: Tham mưu với cấp uỷ và chính quyền địa phương để làm tôt công tác xã hội hoá giáo dục trong nhà trường. Đề nghị các cấp lãnh đạo, chính quyền địa phương phối hợp với các trung tâm dự phòng tỉnh quản lý chặt chẽ hơn nữa tới chất lượng của thực phẩm trên thị trường để tránh hàng nhái, hàng kém chất lượng, độc hại, ảnh hưởng tới sức khoẻ và sự sống của con người nói chung và trẻ mầm non nói riêng Đối với Phòng giáo dục và Đào tạo huyện Gia Lâm: Tạo nguồn kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, nhóm, lớp kiên cố trong giai đoạn công nhận trường mầm non chuẩn quốc gia mức độ II ( 2015 – 2020) Mở các lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, giúp cán bộ quản lý làm giàu tri thức và kinh nghiệm chỉ đạo. Tăng cường mở các lớp bồi dưỡng những kiến thức về dinh dưỡng và vệ sinh an thực phẩm, cách lựa chọn thực phẩm đến cách chế biến, bảo quản thực phẩm, thêm không chỉ cho cán bộ, giáo viên trong trường mầm non mà cả các bậc phụ huynh đều được năm bắt. Để phối kết với nhà trường và gia đình chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ đạt hiệu quả cao. Đối với sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội: Ưu tiên đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục cho trường mầm non, tạo điều kiện cho đội ngũ nhân viên được đi học các lớp về nghiệp vụ nuôi dưỡng trong nhà trường, tổ chức tập huấn giáo dục dinh dưỡng và chăm sóc sức khoẻ cho đội ngũ giáo viên trong nhà trường nhằm thúc đẩy giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng cho trẻ. Tóm lại: Việc chăm sóc, nuôi dưỡng và bảo vệ sức khỏe cho trẻ trong trường mầm non là một việc làm hết sức quan trọng, giúp trẻ có một sức khỏe tốt để trẻ tham gia vào các hoạt động giáo dục một cách tự lập, tích cực. Những kết quả đạt được của nhà trường trong năm học 2013-2014,đó là bằng chứng thực tiễn đã chứng minh sự cần thiết mà tôi đã nghiên cứu đưa ra các biện pháp chỉ đạo thực hiện hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ là rất đúng đắn. Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân trong việc chỉ đạo thực hiện hoạt động nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại trường Mầm Non Trung Mầu. Với những kết quả đã đạt được đã góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ, từng bước xây dựng Nhà trường; được phòng giáo dục huyện Gia Lâm ,chính quyền và nhân dân địa phương xã Trung Mầu tin tưởng. Sáng kiến kinh nghiệm trên của bản thân tôi đã được áp dụng tại trường MN Trung Mầu, thực sự đem lại hiệu quả. Mặc dù đã cố gắng, với tâm huyết của mình nhưng do khả năng có hạn, nên sáng kiến kinh nghiệm của tôi không tránh khỏi thiếu sót, hạn chế; rất mong được sự góp ý, chỉ bảo của lãnh đạo ngành giáo dục, của bạn bè đồng nghiệp để bài viết của tôi được hoàn thiện hơn. Trung Mầu, ngày 26 tháng 3 năm 2014 Người viết Nguyễn Thị Xuân PHẦN DUYỆT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC

File đính kèm:

  • docSKKN Xuan.doc