Trong các kì thi học sinh giỏi môn Tiếng Việt bậc Tiểu học, các đề thi thường có một câu hỏi dành cho bài tập về cảm thu văn học. Mặc dù số lượng điểm chiếm tỉ lệ không cao nhưng nó thể hiện được năng lực học văn của các em. Bởi vậy, việc rèn luyện để nâng cao năng lực cảm thụ văn học là một nhiệm vụ rất cần thiết đối với học sinh tiểu học đặc biệt là đối với học sinh giỏi.
II. Mét sè biÖn ph¸p :
1 Cảm thụ văn học qua việc khai thác các biện pháp nghệ thuật trong các bài văn, bài thơ.
Một trong những biện pháp giúp cho các em có năng lực cảm thụ văn học tốt là giúp cho học sinh nhận biết được các biện pháp nghệ thuật và tác dụng của nó được tác giả sử dụng trong các tác phẩm văn học. Các biện pháp nghệ thuật thường gặp trong các bài văn, bài thơ ở bậc Tiểu học là: So sánh, nhân hóa, điệp từ. Để cảm thụ tốt các tác phẩm văn học thông qua việc khai thác các biện pháp nghệ thuật trong các bài văn, bài thơ, học sinh cần thực hiện tốt các yêu cầu sau đây.
- Hiểu được thế nào là biện pháp nghệ thuật: So sánh, nhân hóa, điệp từ .
- Xác định đúng những biện pháp nghệ thuật trong bài văn, bài thơ.
- Xác định đúng những từ, cụm từ, hình ảnh thể hiện biện pháp nghệ thuật.
- Cảm nhận được giá trị nghệ thuật làm tăng giá trị nội dung, ý nghĩa của bài văn, bài thơ.
Một số biện pháp nghệ thuật tiêu biểu thường gặp trong các bài tập đọc ở chương trình bậc Tiểu học:
3 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 1008 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số biện pháp bồi dưỡng cảm thụ văn học cho học sinh giỏi lớp 5 qua phân môn Tập đọc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số biện pháp bồi dưỡng cảm thụ văn học cho học sinh giỏi lớp 5 qua phân môn Tập đọc
I. §Æt vÊn ®Ò
Trong các kì thi học sinh giỏi môn Tiếng Việt bậc Tiểu học, các đề thi thường có một câu hỏi dành cho bài tập về cảm thu văn học. Mặc dù số lượng điểm chiếm tỉ lệ không cao nhưng nó thể hiện được năng lực học văn của các em. Bởi vậy, việc rèn luyện để nâng cao năng lực cảm thụ văn học là một nhiệm vụ rất cần thiết đối với học sinh tiểu học đặc biệt là đối với học sinh giỏi.
II. Mét sè biÖn ph¸p :
1 Cảm thụ văn học qua việc khai thác các biện pháp nghệ thuật trong các bài văn, bài thơ.
Một trong những biện pháp giúp cho các em có năng lực cảm thụ văn học tốt là giúp cho học sinh nhận biết được các biện pháp nghệ thuật và tác dụng của nó được tác giả sử dụng trong các tác phẩm văn học. Các biện pháp nghệ thuật thường gặp trong các bài văn, bài thơ ở bậc Tiểu học là: So sánh, nhân hóa, điệp từ. Để cảm thụ tốt các tác phẩm văn học thông qua việc khai thác các biện pháp nghệ thuật trong các bài văn, bài thơ, học sinh cần thực hiện tốt các yêu cầu sau đây.
- Hiểu được thế nào là biện pháp nghệ thuật: So sánh, nhân hóa, điệp từ .
- Xác định đúng những biện pháp nghệ thuật trong bài văn, bài thơ.
- Xác định đúng những từ, cụm từ, hình ảnh thể hiện biện pháp nghệ thuật.
- Cảm nhận được giá trị nghệ thuật làm tăng giá trị nội dung, ý nghĩa của bài văn, bài thơ.
Một số biện pháp nghệ thuật tiêu biểu thường gặp trong các bài tập đọc ở chương trình bậc Tiểu học:
1.1.. Biện pháp nghệ thuật so sánh.
So sánh là việc đối chiếu hai hay nhiều sự vật, sự việc cùng có một nét giống nhau nào đó, nhằm diễn tả một cách đầy đủ các hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng.
Ví dụ : Rồi đến chị rất thương
Rồi đến em rất thảo
Ông lành như hạt gạo
Bà hiền như suối trong
Em hãy chỉ rõ hình ảnh so sánh trong khổ thơ trên và nói rõ tác dụng của biện pháp nghệ thuật so sánh đó.
Học sinh nêu được: + Biện pháp nghệ thuật được sử dụng: nghệ thuật so sánh
+ Hình ảnh được so sánh: lành như hạt gạo; hiền như suối trong.
+ Tác dụng của biện pháp nghệ thuật so sánh: Nói lên đức tính hiền lành, sự đôn hậu của người Cao Bằng.
1.1.2 . Biện pháp nghệ thuật nhân hóa:
Nhân hóa là sự diễn đạt bằng cách biến các sự vật không phải là người thành những sự vật mang tính chất như con người. Ví dụ:
Trong bài Cửa sông , nhà thơ Quang Huy viết:
Dù giáp mặt cùng biển rộng
Cửa sông chẳng dứt cội nguồn
Lá xanh mỗi lần trôi xuống
Bỗng... nhớ một vùng núi non.
- Em hãy chỉ rõ những hình ảnh nhân hóa được tác giả sử dụng trong khổ thơ trên và nêu ý nghĩa của những hình ảnh đó.
- Học sinh xác định được: + Nghệ thuật được sử dụng: Nghệ thuật nhân hóa.
- Hình ảnh được nhân hóa: Cửa sông dù giáp mặt cùng biển rộng nhưng chẳng dứt được cội nguồn; lá xanh trôi xuống đến cửa sông bỗng nhớ một vùng núi non.
- Học sinh cảm nhận và nêu được ý nghĩa: Qua những hình ảnh trên, tác giả muốn ca ngợi tình cảm luôn gắn bó, thủy chung, không quên cội nguồn của mỗi con người.
Khi sử dụng nghệ thuật nhân hóa hợp lí sẽ tạo cho sự vật trở nên sinh động gợi hình ảnh biểu cảm.
1.13 Nghệ thuật điệp ngữ: Điệp ngữ là cách diễn đạt một từ, một ngữ được nhắc lại nhiều lần nhằm mục đích nhấn mạnh ý, khẳng định, gây ấn tượng mạnh hoặc gợi ra những cảm xúc trong lòng người đọc, người nghe.
Ví dụ: Trong bài Hạt gạo làng ta ( TV 5 tập 2), nhà thơ Trần Đăng Khoa có viết:
Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy
- Đoạn thơ giúp em hiểu được ý nghĩa gì của hạt gạo? Hãy nêu rõ tác dụng của điệp ngữ được sử dụng trong đoạn thơ trên.
+ Học sinh xác định được: Nghệ thuật được sử dụng: Điệp ngữ
+ Từ ngữ được nhắc lại: có
+ Học sinh cảm nhận được: - Ý nghĩa của hạt gạo: Hạt gạo phải trải qua bao khó khăn thử thách của thiên nhiên với những cơn bão tháng bảy, những trận mưa tháng ba. Nhưng điều quan trọng hơn là hạt gạo còn có những giọt mồ hôi của con người lao động cần cù trong những ngày nắng nóng.
- Đoan thơ sử dụng điệp ngữ có nhằm nhấn mạnh khó khăn của thiên nhiên. Qua đó nói lên giá trị của hạt gạo được làm ra.
Cảm thụ văn học thông qua việc tìm hiểu nội dung ý nghĩa của tác phẩm
Việc dạy cảm thụ văn học trong tập đọc nhằm giúp học sinh cảm nhận được cái hay, cái đẹp, sự sâu sắc ở ngôn từ, nghệ thuật viết, ở ý nghĩa của bài thơ, bài văn, khổ thơ, đoạn văn trong bài tập đọc mà các em được học .
Mỗi bài văn, bài thơ hay đoạn văn, đoạn thơ đều mang nội dung ý nghĩa. Việc khai thác nội dung ý nghĩa của nó giúp học sinh cảm nhận được nét tinh tế và giá trị nghệ thuật mà tác giả đã nhắn gửi vào. Để giúp HS cảm thụ được tác phẩm, giáo viên cần có hệ thống câu hỏi, đó là những câu hỏi về ý nghĩa của tác phẩm giúp HS hiểu mục đích thông báo của văn bản, đánh giá nhân vật, thái độ, tình cảm, tư tưởng của tác giả, đánh giá giá trị nghệ thuật những từ ngữ hình ảnh câu, từ gây ấn tượng. Hệ thống câu hỏi phải gợi được cảm xúc, gợi liên tưởng, phát huy trí tưởng tượng của học sinh. Giáo viên cần phải chủ động sáng tạo, tìm tòi để đặt những câu hỏi khơi gợi học sinh tìm hiểu về từ ngữ, hình ảnh, nhân vật, hành động trong bài tập đọc.
Ví dụ: Khi dạy bài thơ Chú đi tuần của Trần Ngọc, giáo viên có thể nêu một số câu hỏi như sau :
+ Bài thơ nói về người chiến sĩ đi tuần trong hoàn cảnh như thế nào?
+ Tình cảm của chú đi tuần đối với các bạn học sinh miền Nam được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào?
+ Hai dòng thơ cuối cho ta thấy hình ảnh gì sâu sắc và đẹp đẽ.
+ Em cảm nhận được diều gì khi học qua bài thơ chú đi tuần.
1.3. Cảm thụ văn học thông qua việc hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm
Một trong những biện pháp có hiệu quả nữa là giúp HS đọc diễn cảm có sáng tạo. Đọc diễn cảm là thể hiện sáng tạo bài tập đọc bằng giọng đọc, nhằm tác động đến người nghe. Vì qua thưởng thức giọng đọc, người nghe sẽ sản sinh ra những ấn tượng,
xúc động tự nhiên về bài tập đọc. Chính vì thế, bằng giọng đọc diễn cảm của giáo viên sẽ tạo cho học sinh những bất ngờ hứng thú dù các em đã đọc nhiều lần nhưng vẫn thấy mới lạ khi nghe. Và khi cho học sinh đọc diễn cảm, đó chính là dịp các em bộc lộ cảm xúc của bản thân qua cảm thụ của chính mình. Đọc diễn cảm là thể hiện xúc động từ trái tim, từ cảm nhận chính mình. Bởi thế, không nên gò ép học sinh đọc diễn cảm y hệt giáo viên.
Việc hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm sẽ gióp các em n©ng cao kh¶ n¨ng c¶m xóc thÈm mü, từ đó kh¸m ph¸ ra nh÷ng g× Èn chøa díi dßng ch÷ . CÇn ph¶i híng dÉn häc sinh ®äc v¨n b»ng hÖ thèng c©u hái, bµi tËp ®i kÌm bµi ®äc. §ã lµ nh÷ng c©u hái bµi tËp nh»m x¸c ®Þnh kÜ thuËt ®äc thµnh tiÕng (giäng ®äc chung cña bµi, ®o¹n ng¾t giäng, tèc ®é, cao ®é, chç nhÊn....), yªu cÇu t¸i hiÖn l¹i bµi ®äc ( tõ ng÷, chi tiÕt h×nh ¶nh quan träng mµ häc sinh ph¶i nhí ), gîi liªn tëng, tëng tîng, gióp häc sinh hiÓu ®îc ®Ých th«ng b¸o cña v¨n b¶n. Ví dụ: Khi dạy bài Đất nước GV hướng dẫn học sinh đọc diến cảm như sau:
- Toàn bài thơ nên đọc giọng đọc như thế nào?
- Em hãy nêu giọng đọc ở khổ thơ1&2 – khổ thơ 3 &4 – khổ thơ 5
- Theo em trong bài thơ này khi đọc cần nhấn giọng ở những từ ngữ nào?
Sau đó giáo viên chốt lại cách đọc bài thơ như sau:
+ Toàn bài thơ đọc với giọng trầm lắng, cảm hứng ca ngợi, tự hào về đất nước. Khổ thơ1&2 đọc với giọng thiết tha, bâng khuâng, khổ thơ 3 &4 nhịp nhanh hơn, giọng vui, khoẻ khoắn, tràn đầy tự hào, khổ thơ 5 giọng chậm rãi, trầm lắng, chứa chan tình cảm, sự thành kính.
+ Nhấn giọng ở những từ ngữ: năm xưa, xao xác, phấp phới, trong biếc, thiết tha,
Tổ chức tốt việc việc hướng dẫn học sinh cảm thụ văn học trong dạy tập đọc giúp cho các em có kĩ năng làm bài tập Tiếng Việt tốt hơn. . Đây là cơ sở, nền móng cho những mầm non văn học trỗi dậy và mãi vươn lên xanh tốt.
Nguyễn Thị Lợi
GV trường Tiểu học Thanh Thủy
Tiến Hóa - Tuyên Hóa - Quảng Bình
File đính kèm:
- cam thu van hoc L5.doc