Một số bài văn cảm thụ văn học Lớp 5

“ Mùa đông, giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng, những màu vàng rất khác nhau. Tất cả đượm một màu vàng trù phú, đầm ấm lạ lùng”.

(Quang cảnh làng mạc ngày mùa – Tô Hoài-

Tiếng Việt 5, tập 1, trang 10)

Hãy nêu cảm nhận của em về nét đặc sắc trong cách miêu tả quang cảnh làng mạc ngày mùa của tác giả.

Thiên nhiên đã ban tặng cho đất nước ta biết bao cảnh đẹp. Vẻ đẹp kì diệu đó đã được nhiều nhà văn, nhà thơ lấy làm nguồn cảm hứng cho những sáng tác của mình. Bằng tình yêu tha thiết với thiên nhiên, với quê hương, nhà văn Tô Hoài đã có tác phẩm “ Quang cảnh làng mạc ngày mùa”.

 

doc10 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 20728 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số bài văn cảm thụ văn học Lớp 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cảnh xóm làng thân yêu với những vùng núi cao phía Bắc được nhà thơ Nguyễn Đình Ảnh khắc họa trong bài thơ “ Trước cổng trời” đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc với em. Trong bài thơ, có đoạn em rất thích: “ Những vạt nương màu mật ...Suốt triền rừng hoang dã” Chỉ bằng bốn câu thơ nhưng tác giả đã miêu tả được bức tranh về vẻ đẹp của cổng trời với không gian trải rộng: của triền rừng, của vạt nương, của thung lúa. Tác giả so sánh lúa chín như màu mật. Đặc biệt tính từ: “ ngập” được sử dụng rất hay gợi sự tràn đầy trên khoảng đất lớn giữa hai quả núi trong hình ảnh: “ Những vạt nương ....ngập lòng thung” giúp em cảm nhận được màu chín vàng gợi lên cảnh mùa màng bội thu, cuộc sống no đủ nhờ bàn tay lao động chăm chỉ của người dân nơi cổng trời. Trong khoản không gian đó, vang vang âm thanh quen thuộc rất đặc trưng của vùng miền núi: “ tiếng nhạc ngựa rung”. Âm thanh rộn rã, vang xa đó khiến cho cổng trời thật sôi động, không gian còn hoang vu mà ấm áp sức sống – Sức lao động hăng say. Với cách sử dụng nhiều từ ngữ, hình ảnh gợi tả, đoạn thơ giúp em cảm nhận được vẻ ngoài vẻ đẹp do thiên nhiên ban tặng, cổng trời còn đẹp nhờ bàn tay, khối óc của người dân nơi đây. Họ đang ngày đêm làm giàu cho quê hương, đất nước. Đề 7: Trong bài thơ Trước cổng trời của nhà thơ Nguyễn Đình Ảnh có đoạn: Người Tày từ khắp ngả Đi tìm măng, hái nấm Đi gặt lúa, trồng rau Vạt áo chàm thấp thoáng Những người Giáy, người Dao Nhuộm xanh cả nắng chiều. Đoạn thơ trên giúp em cảm nhận được điều gì về cuộc sống nơi cồng trời? Mở bài như đề số 6. Đoạn thơ là bức tranh gợi tả cuộc sống lao động sản xuất của bà con các dân tộc sinh sống nơi đây. Tác giả đã sử dụng lời thơ với âm điệu rộng ràng. Các cụm động từ: “ gặt lúa, trồng rau, tìm măng, hái nấm” được đặt trong các hình ảnh: “ Người Tày đi khắp ngả ...Đi hái nấm, trồng măng” Giúp em cảm nhận được nhịp sống lao động khẩn trương, cần cù của đồng bào Tày, Giáy, Dao nơi đây. Đây cũng là hình ảnh đẹp làm cho bức tranh thiên nhiên sinh động hơn, ấm áp tình người. Đặc biệt, tác giả sử dụng nghệ thuật nhân hóa từ “ nhuộm” trong câu thơ: “ Vạt áo chàm...nắng chiều” Có tác dụng gợi tả dưới ánh nắng chiều nơi cồng trời không chỉ có nắng, gió, cỏ cây mà còn có bóng dáng người lao động trên khắp triền rừng. Hình ảnh họ giữa khung cảnh thiên nhiên trông thật đáng yêu, đáng quý. Với các sử dụng các cụm động từ, nghệ thuật nhân hóa, hình ảnh đẹp, nhà thơ đã vẽ lên vẻ đẹp trong lao động của người dân nơi địa đầu Tổ quốc, càng khiến em thêm yêu đất nước, con người Việt Nam. Đề 11: Kết thúc bài thơ hành trình của bầy ong, nhà thơ Nguyễn Đức Mậu viết: Bầy ong giữ hộ cho người Những màu hoa đã tàn phai tháng ngày Qua hai dòng thơ, em hiểu công việc của bầy ong có ý nghĩa gì đẹp? “ Con ong làm mật yêu hoa Con cá bơi yêu nước, con chim ca yêu đời” Quả đúng như vậy. Loài ong được coi là loài vật chăm chỉ, cần cù nhất trong các loài côn trùng. Nhà thơ Nguyễn Đức Mậu đã bày tỏ sự cảm phục của mình khi viết về loài ong qua bài thơ “ Hành trình của bầy ong”, trong đó có hai câu thơ em rất thích: “ Bầy ong giữ...tháng ngày”. Qua hai dòng thơ, em thấy công việc của bầy ong có ý nghĩa thật đẹp đẽ. Bầy ong rong ruổi khắp nơi để tìm hoa, hút nhụy, mang về làm thành những giọt mật thơm ngon. Những giọt mật ong được làm nên bởi sự kết tinh từ hương thơm, vị ngọt của những loài hoa. Do vậy, khi thưởng thức mật ong, dù hoa đã tàn phai theo thời gian nhưng con người vẫn cảm nhận những màu hoa được “ giữ lại” trong hương thơm, vị ngọt của mật ong. Có thể nói bầy ong đã giữ gìn được vẻ đẹp của thiên nhiên để ban tặng con người, làm cho cuộc sống của con người thêm hạnh phúc. Đề 12: Trong bài thơ Đất nước của nhà thơ Nguyễn Đình Thi, có đoạn: “ Trời xanh đây là của chúng ta Núi rừng đây là của chúng ta Những cánh đồng thơm mát Những ngả đường bát ngát Những dòng sông đỏ nặng phù sa...” Ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc đoạn thơ trên “Đất nước” luôn là nguồn cảm hứng vô tận của các nhà thơ, nhà văn. Hình ảnh dòng sông, cánh đồng, con đường...dường như đã gắn liền với nhịp thở sáng tác của họ. Một trong những tác phẩm hay về đề tài đất nước là bài thơ cùng tên của nhà thơ Nguyễn Đình Thi. Trong bài thơ có đoạn em rất thích: “ Trời xanh đây là của chúng ta ...Những dòng sông đỏ nặng phù sa...” Đoạn thơ là bức tranh đẹp về vẻ đẹp của đất nước Việt Nam. Tác giả gợi tả vẻ đẹp xanh tươi, hùng vĩ của đất nước qua nhiều hình ảnh đẹp: bầu trời, núi rừng, cánh đồng, ngả đường, dòng sông kết hợp với những từ ngữ gợi tả: thơm mát, bát ngát, đỏ. Ở hai dòng thơ đầu, điệp ngữ: “ Đây là của chúng ta” được lặp lại hai lần với giọng thơ mạnh mẽ, hào hùng thể hiện lòng yêu mến, tự hào của tác giả về đất nước giờ đây đã tự do. Từ bầu trời trong xanh, cao rộng đến cánh rừng bát ngát đều thuộc chủ quyền của dân tộc Việt Nam, thuộc quyền làm chủ của nhân dân Việt Nam mà không kẻ thù nào có thể xâm phạm được. Ở ba câu thơ tiếp theo, điệp từ “ những” được láy lại ba bần có tác dụng liệt kê những cảnh đẹp của đất nước tự do: những cánh đồng thẳng cánh cò bay thơm ngát hương lúa; những ngả đường ( nẻo đường) tự do, nẻo đường kháng chiến rộng thênh thang. Đó còn là vẻ đẹp của những dòng sông ngày đem chở nặng màu đỏ phù sa cung cấp cho cây cối tốt tươi. Tất cả gợi lên vẻ rộng lớn, trù phú, thanh bình của đất nước Việt Nam tươi đẹp. Với nghệ thuật sử dụng từ ngữa chọn lọc, điệp từ, điệp ngữ, đoạn thơ đã gợi tả được vẻ đẹp đất nước Việt Nam. Càng yêu mến, tự hào về đất nước Việt Nam tươi đẹp em tự nhủ mình càng cố gắng học tập tốt sau này góp phần nhỏ bé vào công cuộc xây dựng đất nước. Đề 13: Trong bài Mùa thảo quả của nhà văn Ma Văn Kháng có đoạn: “ Thảo quả chín dần. Dưới đáy rừng, tựa như đột ngột, bỗng rực lên những chùm thảo quả đỏ chon chót, như chứa lửa, chứa nắng. Rừng ngập hương thơm, rừng sáng như có lửa hắt lên từ dưới đáy rừng. Rừng say ngây và ấm nóng. Thảo quả như những đốm lửa hồng, ngày qua ngày lại thắp thêm nhiều ngọn mới nhấp nháy, vui mắt”. Đoạn văn trên hay nhờ những biện pháp tu từ nào? Mở bài như đề 8. Tác giả cảm nhận sức sống, vẻ đẹp của rừng thảo quả khi vào mùa bằng khướu giác và thị giác. Khi thảo quả chín, rừng xanh được đánh thức bởi màu đỏ rực lên tuyệt đẹp. Những chùm thảo quả đó xuất hiện từ dưới đáy rừng. Tác giả đã sử dụng những từ “ đột ngột, bỗng rực lên” gợi sự xuất hiện nhanh, bất ngờ của thời gian. Tác giả còn sử dụng từ láy chỉ màu sắc “ bóng bẩy, chon chót” kết hợp với hình ảnh so sánh sắc màu rực rỡ của thảo quả như “ chứa lửa, chứa nắng” gợi cho ta thấy màu đỏ thật sậm, sáng bóng, chỉ độ già, chín muồi của loại máy này. Đặc biệt, rừng không chỉ đẹp bởi màu đỏ gợi cảm giác “ say ngay, ấm nóng” mà còn tràn ngập hương thơm. Bốn câu văn cuối đoạn là cách sử dụng hình ảnh so sánh: “ rừng sáng như có....đáy rừng”. Thảo quả như những đốm lửa hồng kết hợp các tính từ “ say ngây, ấm nóng’ gợi nên hương thơm đậm, tràn đầy ánh sáng, màu sắc đẹp của thảo quả khi vào mùa thu hoạch, hứa hẹn vụ mùa bội thu. Với nghệ thuật so sánh, cách dùng từ ngữ chọn lọc gợi tả, gợi cảm, đọc đoạn văn ta càng cảm nhận được màu sắc, hương thơm đặc biệt của rừng thảo quả. Ta càng hiểu hơn ý nghĩa câu “ Rừng vàng biển bạc” mà ông cha ta thường nhắc tới. Đề 14: Nghĩ về dòng sông chảy ra biển, trong bài Cửa sông, nhà thơ Quang Huy viết: “ Dù giáp mặt cùng biển rộng Cửa sông chẳng dứt cội nguồn Lá xanh mỗi lần trôi xuống Bỗng...nhớ một vùng núi non”. Hãy nêu các hình ảnh nhân hóa được tác giả sử dụng trong đoạn thơ trên và nêu ý nghĩa của những hình ảnh đó. Đất nước ta thật đẹp! Vẻ đẹp kì diệu của đất nước đã được nhiều nhà thơ ca ngơi. Đó có thể là cảnh xóm làng, đồng ruộng thẳng cánh cò bay, là cây đa, bến nước, mái đình. Song có lẽ hình ảnh cửa sông trong bài thơ “ cửa sông” của nhà thơ Quang Huy lại gợi lên trong lòng người đọc với bao ý tưởng sâu sắc. Điều đó thể hiện rõ nhất trong khổ thơ: “ Dù giáp mặt cùng biển rộng ...Bỗng ...nhớ một vùng núi non”. Khổ thơ này, tác giả sử dụng thành công nghệ thuật nhân hóa với các hình ảnh: cửa sông dù ‘ giáp mặt” cùng biển rộng nhưng “ chẳng dứt cội nguồn”. Và hình ảnh lá xanh trôi xuống đến cửa sông bỗng “ nhớ” một vùng núi non. Qua biện pháp nhân hóa đó, tác giả muốn gửi gắm bao ý tưởng tốt đẹp: cửa sông khi đổ ra biển luôn nhớ về đầu cội nguồn, nơi dòng sông được sinh ra, nơi cho mình dòng nước mát để chảy vào đại dương mênh mông. Lá xanh khi lìa cành trở về với biển cũng nhớ về vùng núi non. Nơi đó có những cánh rừng xanh thẳm và cũng là nơi cây xanh được lớn lên. Hai hình ảnh trong đoạn thơ như nhắc nhở con người phải nhớ đến cội nguồn, phải sống thủy chung, gắn bó với cội nguồn, với quê hương, đất nước... Đề 15: Trong bài thơ Hạt gạo làng ta, nhà thơ Trần Đăng Khoa có viết: “ Hạt gạo làng ta Có vị phù sa Cửa sông Kinh Thầy Có hương sen thơm Trong hồ nước đầy Có lời mẹ hát Ngọt bùi đắng cay” Theo em, điều gì làm cho hạt gạo quê hương thơm ngon? Đã bao giờ bạn tự hỏi hạt gạo chúng ta ăn hàng ngày thơm ngon nhờ đâu chưa? Viết về hạt gạo quê hương với tình cảm trân trọng, biết ơn, nhà thơ Trần Đăng Khoa đã sáng tác bài thơ “ Hạt gạo quê hương mang bao vị thân quen của làng quê, đất nước Việt Nam được nhà thơ khéo léo nhắc đến qua điệp từ “ có”: “ Có vị phù sa, có hương sen thơm, có lời mẹ hát”. Vị phù sa của con sông quê hương như người mẹ hiền đã nuôi dưỡng cây lúa phát triển. Nước trong hồ sen giúp cây lúa đâm nhánh, ra bông, kết hạt. Hương thơm của hạt gạo quê nhà như thấm đượm hương sen trong hồ. Những tinh túy của đất, nước làm cho hạt gạo thêm ngon. Đặc biệt, ở khổ thơ này, tác giả còn sử dụng cặp từ đối lập: ‘ Ngọt bùi –đắng cay” trong thơ: “ Có lời mẹ ....đắng cay” Giúp ta hiểu được hạt gạo thơm ngon nhờ công sức vất vả của con người, của mẹ cha, cả trong lời mẹ hát về cuộc sống đắng cay, ngọt bùi trong những buổi đi làm đồng. Với nghệ thuật sử dụng điệp từ, dùng từ đối lập, đoạn thơ thể hiện niềm tự hào về hạt gạo làng ta, lòng biết ơn sâu sắc đối với quê hương và người mẹ hiền của tác giả. Hạt gạo thật đáng quý biết bao!

File đính kèm:

  • docCAM THU VAN HOC LOP 5.doc