1. Kiến thức:
Sau bài học HS có thể nêu được :
+ Giun đũa thường sống ở ruột người và một số nơi trong cơ thể. Giun gây ra nhiều tác hại đối với sức khoẻ.
+ Người ta thường bị nhiễm giun qua đường thức ăn, nước uống.
2. Kĩ năng:
+ Để đề phòng bệnh giun cần thực hiện 3 điều vệ sinh : Ăn sạch, uống sạch, ở sạch.
3. Thái độ:
+ HS có ý thức thực hiện và thêm yêu mến môn TNXH
2 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2026 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Môn tự nhiên xã hội Tên bài : đề phòng bệnh giun, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÔN TỰ NHIÊN XÃ HỘI
Tên bài : Đề phòng bệnh giun
Ngày dạy: Thứ ………., ……/ ……/ 201
I/ MỤC TIÊU :
1. Kiến thức:
Sau bài học HS có thể nêu được :
+ Giun đũa thường sống ở ruột người và một số nơi trong cơ thể. Giun gây ra nhiều tác hại đối với sức khoẻ.
+ Người ta thường bị nhiễm giun qua đường thức ăn, nước uống.
2. Kĩ năng:
+ Để đề phòng bệnh giun cần thực hiện 3 điều vệ sinh : Ăn sạch, uống sạch, ở sạch.
3. Thái độ:
+ HS có ý thức thực hiện và thêm yêu mến môn TNXH
II/ ĐỒ DÙNG :
+ Tranh sgk .
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Thời gian
Nội dung các hoạt
động dạy học chủ yếu
Phương pháp hình thức
tổ chức các hoạt động dạy học tương ứng
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Đ D H T
5’
30’
5’
A. Bài cũ:
Ăn uống sạch sẽ
B. Bài mới :
1) Giới thiệu bài :
2) Các hoạt động chính :
a, Hoạt động 1 Thảo luận cả lớp về bệnh giun
Mục tiêu :
+ Nhận ra triệu chứng của người bị nhiễm giun.
+ HS biết nơi giun thường sống trong cơ thể người.
+ Nêu được tác hại của bệnh giun.
b, Hoạt động 2 : Nguyên nhân lây nhiễm giun
Mục tiêu : HS phát hiện ra nguyên nhân và các cách trứng giun xâm nhập vào cơ thể..
c, Hoạt động 3 : Làm thế nào để đề phòng bệnh giun.
Mục tiêu : Kể ra được các biện pháp phòng tránh giun. Có ý thức rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, thường xuyên đi guốc dép, ăn chín, uống nước đã đun sôi, giữ vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh.
C. Củng cố, dặn dò :
- Ăn uống sạch sẽ có lợi gì cho cơ thể ?
- Ăn uống mất vệ sinh có hại như thế nào cho cơ thể ?
- Nhận xét, đánh giá.
Trong bài học hôm nay các em sẽ học cách đề phòng bệnh giun. Ghi đầu bài.
- Các em đã bao giờ bị đau bụng hay ỉa chảy, ỉa ra giun, buồn nôn và chóng mặt chưa ?
- Giảng : Nếu bạn nào trong lớp dã bị những triệu chứng như vậy chứng tỏ bạn đã bị nhiễm giun.
- GV yêu cầu cả lớp thảo luận trả lời câu hỏi :
+ Giun thường sống ở đâu trong cơ thể người ?
+ Giun ăn gì mà sống được trong cơ thể người ?
+ Nêu tác hại do giun gây ra ?
- Gọi một số HS trả lời.
* Kết luận : Người bị nhiễm giun, đặc biệt là trẻ em thường gầy, xanh xao, hay mệt mỏi do cơ thể mất chất dinh dưỡng, thiếu máu. Nếu giun quá nhiều có thể gây tắc ruột, tắc ống mật ... dẫn đến chết người.
- Yêu cầu các nhóm 2 quan sát hình 1 sgk và thảo luận các câu hỏi sau :
+ Trứng giun và giun từ trong ruột người bị bệnh giun ra bên ngoài bằng cách nào ?
+ Từ trong phân người bị bệnh giun, trứng giun có thể vào cơ thể người lành khác bằng những con đường nào ?
- Gọi đại diện các nhóm lên trình bày kết quả.
- GV tóm tắt ý chính.
- Trên cơ sở những con đường trứng giun có thể xâm nhập vào cơ thể yêu cầu HS tìm những cách để ngăn chặn trứng giun xâm nhập vào cơ thể.
- Gọi HS trả lời.
- GV tóm tắt ý chính.
- Gọi HS nhắc lại.
- Tại sao phải đề phòng bệnh giun ?
- Bệnh giun gây ra tác hại như thế nào ?
- Nhận xét tiết học.
- Bài sau Ôn tập.
2HS lên bảng thực hiện yêu cầu kiểm tra.
- Nghe + ghi vở
- HS trả lời.
- HS làm theo yêu cầu
- HS trả lời, lớp nhận xét bổ sung.
- 2HS nhắc lại kết luận.
- HS làm việc theo yêu cầu.
- Các nhóm cử đại diện trình bày, lớp nhận xét bổ sung
- HS trả lời.
- 2HS nhắc lại.
- 2HS trả lời.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
File đính kèm:
- Tuan 9 TNXH.doc