Môn: Tự nhiên xã hội - Bài: Gia đình

1/. Kiến thức: Học sinh hiểu thế nào là gia đình . Gia đình là tổ ấm của của em, nơi đó có ông bà , cha mẹ những người thân yêu nhất của mình. Quyền được sống với cha mẹ được cha mẹ thương yêu .

2/. Kỹ năng : Kể được về những người trong gia đình mình với các bạn trong lớp .

Biết kính yêu ông bà, cha mẹ và những ngườu thân trong gia đình

3/. Thái độ : Yêu quý gia đình và những người thân trong gia đình .

 

doc4 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2195 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Môn: Tự nhiên xã hội - Bài: Gia đình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY Thứ ……………….ngày ………………..tháng……………năm 2003 MÔN : TỰ NHIÊN XÃ HỘI BÀI : GIA ĐÌNH TIẾT : 11 I/. MỤC TIÊU : 1/. Kiến thức: Học sinh hiểu thế nào là gia đình . Gia đình là tổ ấm của của em, nơi đó có ông bà , cha mẹ những người thân yêu nhất của mình. Quyền được sống với cha mẹ được cha mẹ thương yêu . 2/. Kỹ năng : Kể được về những người trong gia đình mình với các bạn trong lớp . Biết kính yêu ông bà, cha mẹ và những ngườu thân trong gia đình 3/. Thái độ : Yêu quý gia đình và những người thân trong gia đình . II/. CHUẨN BỊ : Giáo viên : Các mẫu tranh minh hoạ của bài 11. Bài hát “Bà ngọn nến” Sưu tầm tranh ảnh về gia đình Học sinh: Sưu tầm tranh ảnh gia đình mình . Vẽ tranh chủ đền gia đình III/. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY 1/. Oån Định : (1’) 2/. Bài Cũ (5’) ÔN TẬP CON NGƯỜI. Kiểm tra miệng : Câu 1: Cơ thể con người gồm có mấy phần ? Câu 2: kể tên các bộ phận bên ngoài cơ thể ? Câu3: Hàng ngày em làm những gì để giữ vệ sinh thân thể ? Câu 4: Để răng khoẻ đẹp em phải làm gì ? à Nhận xét phần hiểu bài cũ . 3/. Bài Mới : (25’) Giới thiệu bài: Cả lớp hát bài “ Cả nhà thương nhau “ Hỏi: Bài hát “ Cả nhà thương nhau “ nói lên điều gì ? Vì sao cả nhà thương nhau? Chốt ý: “Cả nhà” có nghĩa là gia đình. Hôm nay chúng ta học bài “ Gia đình “ - Giáo viên ghi tựa : Chuyển ý: Gia đình là gì? Có ý nghĩa như thế nào đối với chúng ta . Cô và các em cùng nhau thực hiện các hoạt động để tìm hiểu về chủ đề “Gia đình”. Tiết học hôm nay có 3 hoạt động . HOẠT ĐỘNG 1 (7’) TÌM HIỂU NHƯ THẾ NÀO LÀ GIA ĐÌNH. Mục tiêu : Học sinh hiểu thế nào là gia đình qua nội dung tranh vẽ gia đình bạn Lan , bạn Minh. Biết trình bày nội dụng tranh. Phương pháp :Trực quan, đàm thoại ĐDDH :Tranh, ảnh *- Cách tiến hành : Yêu cầu: Học sinh mở SGK bài 11 Giáo viên hướng dẫn cách xem tranh theo thứ tự . + Tranh bên trái có 2 tranh : Tranh phía trên là tranh 1. Tranh phía dưới là tranh 2. + Tranh bên phải có 2 tranh : Tranh phía trên là tranh 3. Tranh phía dưới là tranh 4. Để tìm hiểu như thế nào là gia đình . Các em sẽ cùng nhau trao đổi theo nhóm, mỗi nhóm 4 bạn . Cô giao việc như sau: ( Gắn lên bảng 3 tranh) + Tổ 1: Tìm hiểu nội dung tranh 1. - Đây là bạn Lan , gia đình bạn Lan có những ai? + Tổ 2: Trao đổi nội dung tranh 2. - Gia đình bạn Lan đang làm gì ? *- Tổ 3 và Tổ 4: Tìm hiểu nội dụng tranh số 3. + Tô 3: Gia đình bạn Minh có những ai? + Tổ 4: Gia đình bạn Minh đang làm gì? Yêu cầu:Các Tổ nêu lại nội dung giao việc . Thời gian trao đổi nhóm là: 2phút . Yêu cầu:Đại diện nhóm trình bày . Dựa vào phần trình bày của Học sinh . Nêu câu hỏi và chốt ý. ð Kết luận 1: Mỗi người sinh ra đều có bố mẹ và người thân . . Mọi người sống chung trong một mái nhà đó gọi là “Gia đình “. Học sinh thư giãn: Chuyển ý: Ở hoạt động 1 các em đã hiểu ra như thế nào là “Gia đình” qua hoạt động 2 chúng ta cùng xem ảnh và tranh vẽ về gia đình các em và gia đình bạn. HOẠT ĐỘNG 2: SƯU TẦM ẢNH HOẶC VẼ TRANH Mục tiêu : Học sinh biết sưu tầm ảnh hoặc vẽ tranh về gia đình mình. Xem ảnh hoặc tranh của nhau để biết về gia đình của các bạn trong lớp . Phương pháp: Thức hành. ĐDDH : Tranh và ảnh gia đình *- Cách trình bày : Giáo viên : Lớp cùng nhau học tập theo dõi bạn. Cùng xem tranh và kể với nhau về những người thân trong gia đình mình . Thời gian học tập đôi bạn là: 4 phút Trò chơi thi đua: Gắn tranh hoặc tranh vẽ lên bảng. Sau 1 bài hai dãy nào có nhiều ảnh hoặc tranh vẽ nhất thì dãy đó thắng . à Nhận xét trò chơi: ð Kết luận 2: Gia đình là tổ ấm của em. Bố mẹ , ông bà, anh chị em là người thân yêu nhất của em. + Vì sao nói gia đình là tổ ấm của em ? Chuyển ý: Ở hoạt động 2 các em đã cùng nhau học tập đôi bạn để nói về gia đình của mình. Qua hoạt động 3 các em nói về gia đình minh cho cả lớp cùng nghe. HOẠT ĐỘNG 3 : ( ’) KỂ VỀ GIA ĐÌNH MÌNH CHO CẢ LỚP CÙNG NGHE. ( Hoạt động cả lớp) Mục tiêu : Mọi người được kể và chia sẻ với các bạn trong lớp về gia đình mình . Phương pháp: Thức hành, đàm thoại ĐDDH : Học sinh kể về gia đình mình. *- Cách tiến hành: Dựa vào ảnh và tranh vẽ của các em cô mời các em xung phong lên kể về gia đình mình ? Đặt 1 câu hỏi phụ? Ví dụ: Tranh (ảnh) có những ai? Em muốn thể hiện gì trong tranh ? => Nhận xét : Tuyên dương Giáo duc tư tưởng: 4- Củng cố: (4’) Trò chơi : Tập hát và múa bài hát “Ba ngọn nến“ Giáo cho Học sinh tập hát thuộc lời bài hát và múa theo đúng nhịp điệu và tiết tấu bài hát . 5/. DẶN DÒ(1’) Về nhà : sưu tầm tranh , ảnh gia đình . Chuẩn bị : Xem trước bài tiếp theo . Nhận xét tiết học. HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ Hát Cơ thể người gồm có 3 phần : Đầu – mình – chân và tay. Học sinh vừa nêu vừa chỉ các bộ phận bên ngoài cơ thể Phải siêng năng tắm rửa , vệ sinh cá nhân . Đánh răng 4 lần trong 1 ngày . Hát cả nhà thương nhau và múa Bài hát “ Cả nhà thương nhau “ nói về bó mẹ và con cái. Cả nhà thương nhau vì ba mẹ yêu thương bé, vì bé là con của ba mẹ. Học sinh mở SGK bài 11 Học sinh nêu lại cách xem tranh và thứ tự tranh vẽ . Lớp quan sát tranh trên bảng nghe Giáo viên giao việc. Từng Tổ nêu lại nội dung giao việc của Giáo viên . Học sinh ngồi theo nhóm 4 bạn . Đại diện nhóm trình bày nội dung tranh 1 ; 2 ; 3 ; 4 Học sinh thư giãn Học sinh học đôi bạn xem ảnh hoặc tranh của nhau . Thi đua gắn ảnh hoặc tranh vẽ . Vì gia đình có ông bà , cha mẹ là những người thân yêu nhất của em. Học sinh xung phong kể về gia đình của minh. Học sinh xung phong kể về gia đình của mình qua ảnh và tranh vẽ . Học sinh nêu nội dung ảnh hoặc tranh vẽ của mình Cả lớp hát và múa hát “Ba ngọn nến“ theo sự hướng dẫn của Giáo viên . RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • docGIA D¦NH - t11 (2).doc
Giáo án liên quan