1. Kiến thức:
Nêu được tên và chỉ được vị trí các vùng xương chính của bộ xương: xương đầu, xương mặt, xương sườn, xương sống , xương tay , xương chân, xương chậu.
Nêu được tên và chỉ được vị trí các khớp: khớp bả vai, khớp khuỷu tay, khớp đầu gối.
2. Kĩ năng:
Hiểu được rằng cần ngồi đúng tư thế và không mang, xách vật nặng để cột sống không bị cong vẹo.
3. Thái độ:
Có ý thức bảo vệ xương.
2 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2659 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Môn: tự nhiên và xã hội Bài: bộ xương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Môn: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Bài: BỘ XƯƠNG
Ngày dạy: 22 – 01 – 2014
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Nêu được tên và chỉ được vị trí các vùng xương chính của bộ xương: xương đầu, xương mặt, xương sườn, xương sống , xương tay , xương chân, xương chậu.
Nêu được tên và chỉ được vị trí các khớp: khớp bả vai, khớp khuỷu tay, khớp đầu gối.
2. Kĩ năng:
Hiểu được rằng cần ngồi đúng tư thế và không mang, xách vật nặng để cột sống không bị cong vẹo.
3. Thái độ:
Có ý thức bảo vệ xương.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: máy vi tính, máy chiếu, bảng nhóm
- HS : SGK, giấy trắng (thay cho vở ghi chép khoa học), viết lông, mặt khóc, mặt cười.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định:
Trò chơi
2. Giới thiệu bài
*HĐ 1: Nhận biết và nói được tên một số xương của cơ thể
Bước 1: Đưa ra tình huống xuất phát và nêu vấn đề:
Cơ thể chúng ta có các loại xương nào?
Bước 2: Làm bộc lộ biểu tượng ban đầu của HS:
- GV yêu cầu HS ghi hoặc vẽ những dự đoán ban đầu về xương vào giấy
Bước 3: Đề xuất câu hỏi và phương án tìm tòi:
- Các nhóm thảo luận đề xuất câu hỏi và phương án thực hiện
GV hỏi: Qua các đề xuất trên, đề xuất nào dễ thực hiện và mang lại hiệu quả cao
GV thống nhất và cho HS tiến hành thực hiện
Bước 4: Thực hiện phương án tìm tòi:
- Cho các nhóm thảo luận kết hợp phương án lựa chọn để ghi, vẽ vào bảng nhóm
- GV mở hình và chỉ các xương
Nhận xét
Bước 5: Kết luận kiến thức:
- GV hướng dẫn HS so sánh lại với dự đoán ban đầu của các em
GV kết luận
- Cho HS xem xương sọ, hỏi đây là xương gì?
- Xương sọ có tác dụng thế nào?
- Cho HS xem xương sườn, hỏi đây là xương gì?
- Xương sườn có tác dụng thế nào?
-Liên hệ thực tế giáo dục
*HĐ 2: Nhận biết và nói được tên một số khớp của cơ thể
- Cho HS xem đoạn phim và tìm hiểu các xương được nối với nhau bởi gì?
Nhận xét
HĐ 3: Cách giữ gìn bảo vệ bộ xương
- Cho HS thảo luận nhóm đôi quan sát tranh trả lời các câu hỏi:
- Trong hình 2 cột sống bạn nào sẽ bị cong vẹo? Tại sao?
Liên hệ, giáo dục
- Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn mang vác quá nặng?
- Cho HS xem đoạn phim, cho các em phát hiện HS đeo cặp đúng, sai
- Giáo dục
3. Củng cố – dặn dò:
- Trò chơi: “Ai khóc, ai cười”
GV đưa câu hỏi và đưa lên lần lượt các đáp án
- Bạn nên làm gì để xương cột sống không bị cong vẹo?
Luôn ngồi học ngay ngắn.
Mang, xách vật nặng.
Đeo cặp trên hai vai khi đi học.
Ngồi học ở bàn ghế vừa tầm vóc
- GV nhận xét chung
- Dặn HS: + tìm thêm xương và khớp
+ Xem trước bài “Hệ cơ”
- 1Học sinh điều khiển, cả lớp thực hiện
- Nhận xét
- 1 HS trả lời
Phương pháp: Bàn tay nặn bột
- HS thực hành viết hoặc vẽ vào giấy
- Các nhóm làm việc
- Đại diện các nhóm trình bày.
- HS chọn một câu hỏi và một phương án phù hợp.
Cả lớp cùng thống nhất
- Các nhóm thảo luận, thực hành ghi, vẽ vào bảng nhóm
- HS nêu tên các xương, kết hợp với đối chiếu sản phẩm của nhóm: Xương đầu, xương mặt, xương tay, xương sống, xương sườn, xương chậu, xương chân.
- HS đối chiếu với dự đoán ban đầu, sau đó chỉnh sửa lại cho phù hợp.
- HS thực hành chỉ xương trên cơ thể của các em
- Xương sọ
- bảo vệ bộ não
- Xương sườn
- Bảo vệ 2 lá phổi
Phương pháp: Thực hành
- Các khớp
- 1 HS lên chỉ và nêu tên các khớp trên màn hình các khớp, cả lớp chỉ các khớp trên cơ thể của các em: khớp bả vai, khớp khuỷu tay, khớp đầu gối
Đọc yêu cầu trang 7
Các cặp quan sát tranh thảo luận trả lời các câu hỏi
- 1 số HS trình bày:
+ Bạn trai, vì bạn ấy ngồi không đúng tư thế
- HS điều chỉnh ngồi đúng tư thế.
+ Xương sẽ bị cong vẹo
- HS phát hiện, nhận xét.
- HS đọc và chọn đáp án, đáp án đúng là mặt cười, đáp án sai là mặt khóc
- Nhận xét
Hiệu trưởng Giáo viên
Nguyễn Thị Ngọc Tuyết
File đính kèm:
- BTNB BO XUONG.doc