I.Mục đích yêu cầu:
1.Kiến thức :_Bước đầu làm quen với khái niệm về góc, góc vuông, góc không vuông
2.Kĩ năng :_Biết dùng ê ke để nhận biết góc vuông, góc không vuông và để vẽ góc vuông trong trường hợp đơn giản.
3.Thái độ :_Có thái độ tích cực học tập.
II.Chuẩn bị :
1.Giáo viên : Ê ke ( dùng cho giáo viên và học sinh ), thước dài, phấn màu
2.Học sinh : Sách giáo khoa, vở , thước ê-ke
3 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 3349 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Môn: Toán Tuần 9 - Bài: Góc vuông, góc không vuông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
MÔN: TOÁN TUẦN :9
BÀI : GÓC VUÔNG , GÓC KHÔNG VUÔNG
Ngày thực hiện:
I.Mục đích yêu cầu:
1.Kiến thức :_Bước đầu làm quen với khái niệm về góc, góc vuông, góc không vuông
2.Kĩ năng :_Biết dùng ê ke để nhận biết góc vuông, góc không vuông và để vẽ góc vuông trong trường hợp đơn giản.
3.Thái độ :_Có thái độ tích cực học tập.
II.Chuẩn bị :
1.Giáo viên : Ê ke ( dùng cho giáo viên và học sinh ), thước dài, phấn màu
2.Học sinh : Sách giáo khoa, vở , thước ê-ke
III.Hoạt động lên lớp:
1.Khởi động : Hát bài hát
2.Kiểm tra bài cũ Gọi 2 học sinh lên thực hiện bài toán: 63 : x = 7 42 : x = 6
3.Bài mới:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
15’
15’
Giới thiệu bài:Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về góc, góc vuông, góc không vuông .
Hoạt động 1:Hướng dẫn học sinh bước đầu làm quen với góc vuông, góc không vuông
phương pháp trực quan,quan sát,đàm thoại,giảng giải
a)Giới thiệu về góc ( làm quen với biểu tượng về góc ) .
_Giáo viên cho học sinh xem hình ảnh hai kim đồng hồ tạo thành một góc(vẽ hai kim gần giống hai tia như trong SGK
_Giáo viên mô tả:Góc gồm có hai cạnh xuất phát từ một điểm .Đưa ra hình vẽ góc :
*Lưu ý : Ở tiểu học bước đầu cho học sinh làm quen với góc như sau : Vẽ hai tia OM , ON chung đỉnh góc O . Ta có góc đỉnh O ; cạnh OM , ON ( chưa yêu cầu đề cập các vấn đề khác về góc ) .
b)Giới thiệu góc vuông,góc không vuông
_Giáo viên vẽ một góc vuông lên bảng và giới thiệu :Đây là góc vuông, sau đó giới thiệu tên đỉnh, cạnh của góc vuông :
A
O B
- Ta có góc vuông :
+ Đỉnh O,cạnh OA , OB ( vừa nói vừa chỉ vào hình vẽ )
_Giáo viên vẽ góc đỉnh P, cạnh PM , PN và vẽ góc đỉnh E, cạnh EC, ED như trong SGK . Giáo viên cho học sinh biết đây là các góc không vuông , đọc tên của mỗi góc : góc đỉnh P, cạnh PM , PN ; góc đỉnh E, cạnh EC, ED .
c) Giới thiệu ê kê :
_Giáo viên cho học sinh xem cái ê ke rồi giới thiệu đây là cái ê ke .
_Giáo viên nêu cấu tạo của ê ke, sau đó giới thiệu ê ke dùng để : Nhận biết góc vuông.
*Lưu ý :Có thể dùng ê ke để nhận biết ( hoặc kiểm tra ) góc không vuông .
Hoạt động 2 : Giáo viên hướng học sinh thực hành các bài tập để nắm vững về góc.
phương pháp trực quan,đàm thoại, luyện tập thực hành
+Bài 1 : Nêu 2 tác dụng của ê ke :
a) Dùng ê ke để kiểm tra góc vuông
_Giáo viên hướng dẫn một cách tỉ mỉ cách cầm ê ke để kiểm tra từng góc. Sau đó đánh dấu góc vuông .
b) Dùng ê ke để vẽ góc vuông :
_Vẽ góc vuông có đỉnh là O,có cạnh là OA và OB
+ Đặt đỉnh góc vuông của ê ke trùng với đỉnh O . Vẽ cạnh OA và OB theo cạnh của ê ke , ta được góc vuông đỉnh O , cạnh OA và OB .
+Bài 2:Giáo viên treo bảng phụ có vẽ hình như SGK lên bảng
_Nếu học sinh có khó khăn , có thể cho học sinh dùng ê ke để kiểm tra một , hai góc trong SGK , rồi trả lời .
+Bài 3 :
_Yêu cầu học sinh làm tương tự bài 2
_ Giáo viên nhận xét bài .
+ Bài 4 :
_Yêu cầu học sinh đọc đề bài .
_ Giáo viên nhận xét bài làm của học sinh .
_Học sinh nghe giáo viên giới thiệu bài.
- Học sinh quan sát để có biểu tượng về góc .
- Học sinh nghe giáo viên giới thiệu,quan sát về góc.
- Học sinh hiểu thế nào là góc không vuông qua sự hướng dẫn của giáo viên .
- Học sinh nghe giáo viên giới thiệu cái ê ke .
- Học sinh dùng ê ke kiểm tra trực tiếp 4 góc của hình chữ nhật có là góc vuông hay không .
- Học sinh tự vẽ góc vuông đỉnh M , cạnh MC và MD vào vở .
- Học sinh quan sát để thấy hình nào là góc vuông , hình nào là không góc vuông . Sau đó học sinh nêu tên đỉnh và cạnh của mỗi góc .
-Học sinh chỉ ra được các góc vuông trong hình có đỉnh: đỉnh M , đỉnh Q ;các góc không vuông trong hình có đỉnh là : đỉnh N , đỉnh P .
- Học sinh đọc đề bài .
- Học sinh quan sát để khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng – Học sinh có thể dùng ê ke để nhận biết góc vuông và góc không vuông rồi khoanh vào D .
Thước
ê ke
SGK
4.Củng cố :_Cho các em thi đua tìm góc vuông và góc không vuông
5.Dặn dò : _Bài nhà : Tập dùng ê ke để nhận biết thêm góc vuông và góc không vuông .
_Chuẩn bị bài : Thực hành nhận biết và vẽ góc vuông bằng ê-ke
*Các ghi nhận , lưu ý :
_____________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
File đính kèm:
- BAI 41 TOAN.doc