I.Mục đích yêu cầu:
1.Đọc thành tiếng:
_Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn:náo nhiệt, lá cây, lách cách, lăn, im lặng, vi-ô-lông, pi-a-nô, Bét-tô-ven,
_Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
_Đọc trôi chảy được toàn bài, biết nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả.
2.Đọc hiểu:
_Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài: vi-ô-lông, pi-a-nô, Bét-tô-ven.
_Hỉêu được nội dung bài: Bài văn cho ta thấy sự ồn ã, náo nhiệt của cuộc sống thành phố với vô vàn âm thanh. Tuy nhiên, bên cảnh những âm thanh ầm ĩ cũng có những âm thanh nhẹ nhàng êm ả làm con người bớt căng thẳng và yêu thành phố.
4 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2758 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Môn: Tập đọc Tuần 17 - Bài: Âm thanh thành phố, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
MÔN: TẬP ĐỌC TUẦN : 17
BÀI : ÂM THANH THÀNH PHỐ
Ngày thực hiện :
I.Mục đích yêu cầu:
1.Đọc thành tiếng:
_Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn:náo nhiệt, lá cây, lách cách, lăn, im lặng, vi-ô-lông, pi-a-nô, Bét-tô-ven,…
_Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
_Đọc trôi chảy được toàn bài, biết nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả.
2.Đọc hiểu:
_Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài: vi-ô-lông, pi-a-nô, Bét-tô-ven.
_Hỉêu được nội dung bài: Bài văn cho ta thấy sự ồn ã, náo nhiệt của cuộc sống thành phố với vô vàn âm thanh. Tuy nhiên, bên cảnh những âm thanh ầm ĩ cũng có những âm thanh nhẹ nhàng êm ả làm con người bớt căng thẳng và yêu thành phố.
II.Chuẩn bị:
1. Giáo viên:_Tranh minh họa bài tập đọc (phóng to, nếu có thể)
_Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
2. Học sinh: _Sách giáo khoa
III.Hoạt động lên lớp:
Thời
gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1.Khởi động: hát bài hát
2.Kiểm tra bài cũ:Yêu cầu 2 học sinh đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc Anh Đom Đóm.
Giới thiệu bài:
Hỏi: Em biết những âm thanh nào của thành phố? Em có cảm nhận gì về những âm thanh đó?
Giới thiệu: Cuộc sống của thành phố gắn liền với những âm thanh. Có khi đó là những âm thanh ồn ào, náo nhiệt, cũng có lúc lại là những âm thanh êm ả, dễ chịu. Bài tập đọc hôm nay sẽ giúp các em hiểu thêm về điều này.
Hoạt động 1: Luyện đọc(Phương pháp trực quan, quan sát, đàm thoại)
a)Đọc mẫu:Giáo viên đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng nhẹ nhàng, thong thả, nhấn giọng ở các từ gợi tả, gợi cảm như : say mê, náo nhiệt, ồn ã, rền rĩ, lách cách, gay gắt, thét lên, ầm ầm, im lặng hẳn, ngồi lặng hàng giờ, dễ chịu, bớt căng thẳng.
b)Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
_Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó,dễ lẫn.
_Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó:
_Hướng dẫn HS chia bài thành 3 đoạn, xem mỗi lần xuống dòng là một đoạn .
_Yêu cầu 3 học sinh tiếp nối nhau đọc từng đọan trong bài, sau đó theo dõi học sinh đọc bài và chỉnh sửa lỗi ngắt giọng cho học sinh .
_Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghĩa các từ mới trong bài.
_Yêu cầu 3 học sinh tiếp nối nhau đọc bài trước lớp, mỗi học sinh đọc 1 đoạn.
_Yêu cầu học sinh luyện đọc theo nhóm.
_Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài
(Phương pháp trực quan, quan sát, đàm thoại, giảng giải)
_Giáo viên gọi 1 học sinh đọc lại cả bài trước lớp.
_Hằng ngày, anh Hải nghe thấy những âm thanh nào?
_Tìm những từ ngữ tả những âm thanh ấy.
_Các âm thanh trên nói lên điều gì về cuộc sống của thành phồ?
Hoạt động 3: Luyện đọc lại bài
(Phương pháp trực quan, quan sát, đàm thoại, luyện tập)
_ Giáo viên đọc mẫu đoạn 1, hướng dẫn học sinh nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
_Yêu cầu học sinh tự luyện đọc lại đoạn 1, sau đó gọi một số học sinh đọc bài trước lớp.
Nghe giáo viên giới thiệu bài.
- Học sinh nghe dõi giáo viên đọc mẫu.
Học sinh nhìn bảng đọc các từ ngữ cần chú ý phát âm đã nêu ở phần mục đích yêu cầu.
Mỗi học sinh đọc 1 câu, tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết bài. Đọc 2 vòng.
Đọc từng đoạn trong bài theo hướng dẫn của giáo viên:
Đọc từng đoạn trước lớp. Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy và khi đọc các câu khó:
Rồi tất cả như im lặng hẳn/ để nghe cái tiếng đàn vi-ô-lông trên một các ban công,/ tiếng pi-a-nô ở một căn gác.//
Mỗi dịp về Hà Nội,/ Hải thích ngồi lặng hàng giờ/ để nghe anh bạn trình bày bản nhạc “Ánh trăng” của Bét-tô-ven/ bằng đàn pi-a-nô//
Yêu cầu học sinh đọc chú giải để hiểu nghĩa các từ mới.
3 học sinh tiếp nối nhau đọc bài, cả lớp theo dõi bài trong SGK.
Mỗi nhóm 3 học sinh, lần lượt từng học sinh đọc một đoạn trong nhóm.
2 nhóm thi đọc tiếp nối
1 học sinh đọc, cả lớp cùng theo dõi trong SGK.
HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến, mỗi HS chỉ cần nêu một ý: Anh Hải nghe thấy tất cả các âm thanh náo nhiệt, ồn ào của thành phố: tiếng ve, tiếng kéo của người bán thịt bò khô, tiếng còi ô tô xin đường, tiếng còi tàu hỏa, tiếng bánh sắt lăn trên đường ray, tiếng đàn vi-ô-lông, pi-a-nô,
Tiếng ve kêu rền rĩ, tiếng kéo lách cách của người bán thịt bò khô, tiếng còi ô tô xin đường gay gắt, tiếng còi tàu hỏa thét lên, tiếng bánh sắt lăn trên đường ray ầm ầm.
Cuộc sống của thành phố rất ồn ào, náo nhiệt, tuy nhiên con người thành phố cũng có lúc được thưởng thức những âm thanh êm ả, yên bình, nhẹ nhàn, của đàn pi-ô-lông, làm cho cuộc sống thoải mái, dễ chịu,bớt căng thẳng.
Theo dõi giáo viên đọc mẫu, có thể dùng bút chì gạch chân các từ cần nhấn giọng để đọc bài hay.
2 đến 4 học sinh đọc đoạn 1, cả lớp theo dõi và bình chọn bạn đọc hay.
4.Củng cố:_ Giáo viên nhận xét tiết học.
5.Dặn dò :_ Học sinh về nhà luyện đọc lại bài, chuẩn bị bài sau.
_Chuẩn bị bài : Ôn tập và kiểm tra
* Các ghi nhận cần lưu ý :
______________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
File đính kèm:
- TAP DOC TUAN 17 C.doc