- Rèn kỹ năng đọc lưu loát, trôi chảy đoạn toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng.
- Đọc phân biệt lời kể với lời nhân vật( Bác Hồ, Các cháu học sinh)
- Hiểu các từ khó trong bài: trìu mến, mừng rỡ.
- Hiểu nội dung bài: Bác Hồ rất yêu thiếu nhi. Bác rất quan tâm về việc ăn, ở, học tập của thiếu nhi. Bác khen những em biết tự nhận lỗi. Thiếu nhi phải thật thà, dũng cảm, để xứng đáng là cháu ngoan của Bác.
- Giáo dục có lỗi phải biết nhận lỗi và sửa lỗi.
2 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 3103 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Môn: Tập đọc Tên bài dạy: Ai ngoan sẽ được thưởng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn: Tập đọc
Tên bài dạy: Ai ngoan sẽ được thưởng
Sgk trang 100 . Tgdk:40’
A/ Mục tiêu:
- Rèn kỹ năng đọc lưu loát, trôi chảy đoạn toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng.
- Đọc phân biệt lời kể với lời nhân vật( Bác Hồ, Các cháu học sinh)
- Hiểu các từ khó trong bài: trìu mến, mừng rỡ.
- Hiểu nội dung bài: Bác Hồ rất yêu thiếu nhi. Bác rất quan tâm về việc ăn, ở, học tập của thiếu nhi. Bác khen những em biết tự nhận lỗi. Thiếu nhi phải thật thà, dũng cảm, để xứng đáng là cháu ngoan của Bác.
- Giáo dục có lỗi phải biết nhận lỗi và sửa lỗi.
B/ Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng phụ ghi câu, đoạn hướng dẫn HS đọc.
C/ Các hoạt động dạy học:
I/ Hoạt động đầu tiên:
* Kiểm tra bài cũ: Cây đa quê hương
- 1 HS đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi: Những từ ngữ, câu văn nào cho biết cây đa đã sống rất lâu?
- 1 HS đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi: Thân và cành của cây đa được tả bằng những hình ảnh nào?
- 1 HS đọc cả bài và nêu nội dung bài.
- GV Nhận xét- ghi điểm. Nhận xét bài cũ.
II/ Hoạt động dạy bài mới:
1/ Hoạt động 1: Giới thiệu chủ điểm, giới thiệu bài.
2/ Hoạt động 2: Luyện đọc
a/ GV đọc mẫu bài.
b/ Luyện đọc câu:
- HS đọc nối tiếp từng câu
+ Lượt 1: GV theo dõi, ghi từ HS đọc sai, hướng dẫn HS luyện đọc từ.
+ Lượt 2: HS luyện đọc nối tiếp mỗi em 1 câu, nhận xét.
c/ Luyện đọc đoạn
- HS luyện đọc đoạn nối tiếp, GV giải nghĩa từ chú giải trong Sgk/101
- Luyện đọc đoạn khó ( đoạn 2)
- HS luyện đọc đoạn nối tiếp, nhận xét.
- Đọc đoạn cá nhân trong nhóm, GV theo dõi, hướng dẫn.
- Đọc phân vai theo nhân vật, nhận xét, tuyên dương.
3/ Hoạt động 3: Tìm hiểu bài
- HS đọc đoạn 1 và trả lời câu 1 SGK: Bác Hồ đi thăm những nơi nào trong trại nhi đồng? (Bác đi thăm phòng ngủ, phòng ăn, nhà bếp, nơi tắm rửa, …)
- HS đọc đoạn 2 và trả lời câu 2SGK: Bác Hồ hỏi các em HS những gì?( Các cháu chơi có vui không? Các cháu ăn có no không?/ Các cô có mắng phạt các cháu không? Các cháu có thích ăn kẹo không? Các cháu có đồng ý không?)
- GV: Những câu hỏi của Bác cho thấy điều gì? (Bác rất quan tâm đến cuộc sống của các cháu thiếu nhi ).
- Câu 3: Các em đề nghị Bác chia kẹo cho những ai? (Các bạn đề nghị Bác chia kẹo cho người ngoan. Chỉ ai ngoan mới được ăn kẹo).
- HS đọc đoạn 3 và trả lời câu 4 SGK: Tại sao bạn Tộ không dám nhận kẹo Bác chia? ( Vì bạn Tộ tự thấy hôm nay mình chưa ngoan, chưa vâng lời cô).
- Câu 5 SGK: Tại sao Bác khen bạn Tộ ngoan? ( Bác khen bạn Tộ ngoan vì Tộ biết nhận lỗi)
- Câu chuyện này nói lên điều gì? ( Bác Hồ rất yêu thiếu nhi. Bác rất quan tâm về việc ăn, ở, học tập của thiếu nhi. Bác khen những em biết tự nhận lỗi. Thiếu nhi phải thật thà, dũng cảm, để xứng đáng là cháu ngoan của Bác)
4/ Hoạt động 4: Luyện đọc lại
- GV hướng dẫn cách đọc: thể hiện giọng của Bác: ôn tồn, trìu mến; giọng các em thiếu nhi: vui vẻ, nhanh nhảu, giọng của Tộ: rụt rè.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
- HS luyện đọc: phân vai
- Đại diện 1 số nhóm đọc trước lớp, nhận xét, tuyên dương.
III/ Hoạt động cuối cùng:
1/ Củng cố:
- Câu chuyện này cho em biết điều gì? (Bác hồ rất yêu thiếu nhi. Bác rất quan tâm xem thiếu nhi ăn ở, học tập thế nào. Bác khen ngợi khi các em biết tự nhận lỗi. thiếu nhi phải thật thà, dũng cảm, xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ)
- GV giáo dục HS khi có lỗi phải biết nhận lỗi và sửa lỗi, vậy mới xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ.
2/ Dặn dò: Về nhà đọc lại bài và TLCH.
3/ Nhận xét tiết học.
File đính kèm:
- Ai ngoan se duoc thuong.doc