I>Mục tiêu;
- Hiểu các từ ngữ, câu đoạn,diễn biến câu chuyện, hiểu ý nghĩa bài:Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta,nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.
- Biết đọc lưu loát, diễn cảm cả bài; giọng nhẹ nhàng, trang trọng.
- Nghiêm túc xây dựng bài sôi nổi, biết tôn trọng kính yêu thầy cô giáo.
II> Chuẩn bị
Giáo viên: SGK, tranh ảnh minh họa.Băng giấy ghi sẵn đại ý từng đoạn trong bài.Bảng phụ ghi sẵn câu luyện đọc diễn cảm,đại ý toàn bài.
2) Học sinh: SGK,vở soạn,vở ghi bài.
4 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 6497 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Môn Tập đọc - Bài: Nghĩa thầy trò, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
*******
I>Mục tiêu;
- Hiểu các từ ngữ, câu đoạn,diễn biến câu chuyện, hiểu ý nghĩa bài:Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta,nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.
- Biết đọc lưu loát, diễn cảm cả bài; giọng nhẹ nhàng, trang trọng.
- Nghiêm túc xây dựng bài sôi nổi, biết tôn trọng kính yêu thầy cô giáo.
II> Chuẩn bị
Giáo viên: SGK, tranh ảnh minh họa.Băng giấy ghi sẵn đại ý từng đoạn trong bài.Bảng phụ ghi sẵn câu luyện đọc diễn cảm,đại ý toàn bài.
2) Học sinh: SGK,vở soạn,vở ghi bài.
III> Các hoạt động dạy học:
1) Ổn định: Cho lớp kiểm tra sĩ số.
2) Bài cũ: Bài Cửa Sông, 3 HS đọc thuộc 2 đoạn đầu, 3 đoạn tiếp theo,2 đoạn cuối bài thơ và trả lời câu hỏi: khổ 1 tác giả dùng những từ ngữ nào để nói về nơi sông chảy ra biển? Cách giới thiệu có gì hay? ở khổ thơ cuối hãy nêu tác dụng của phép nhân trong khổ thơ này?Nêu nội dung bài?
3) Bài mới: Giới thiệu bài: “ Nghĩa thầy trò”
CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
*Hoạt động 1: Luyện đọc
- Gọi 1 học sinh đọc toàn bài.Đồng thời xác định
cách chia đoạn cho bài.
+ Gọi HS nhận xét.
+ GV nhận xét: Bài “ Nghĩa thầy trò” được chia làm 3 đoạn: đoạn 1( từ đầu đến mang ơn rất nặng), đoạn 2( tiếp theo đến đem tất cả môn sinh đến tạ ơn thầy), đoạn 3( phần còn lại).
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn.
+GV nhận xét 3 bạn đọc,từ đó rút ra những từ còn đọc sai.
+ GV hướng dẫn cách đọc cho HS,đọc mẫu qua một lần sau đó gọi 1 HS đọc lại.
+ Ngoài những từ khó GV tìm, cho HS tự tìm những từ mà các em thấy khó đọc.
- GV Hướng dẫn câu dài, khó đọc: Thầy cảm ơn các anh.Bây giờ,/ nhân có đông đủ môn sinh, /thầy muốn mời tất cả các anh theo thầy/ tới thăm một người/ mà thầy mang ơn rất nặng.Đọc nhẹ nhàng, trang trọng.ngắt đúng nhịp.
+GV đọc mẫu.
+ Gọi 2 HS đọc lại.
+ GV nhận xét.
- Gọi HS đọc nối tiếp lần 2.
+ Gọi 1 HS đọc các từ chú giải trong SGK.
- Luyện đọc theo nhóm đôi:
+ GV nhận xét.
+ GV đọc mẫu,nêu cách đọc: nhẹ nhàng,trang trọng.Lời thầy Chu nói với trò- ôn tồn,thân mật.Lời thầy nói với cụ đồ già- kính cẩn.
+ GV đọc những từ cần nhấn giọng các từ: tề tuệ, mừng thọ,ngay ngắn, ngồi,dâng hiến,hỏi thăm, bảo ban,cảm ơn,mời tất cả, mang ơn rất nặng,đồng thanh dạ ran.
*Hoạt động 2:Tìm hiểu bài
-Yêu cầu 1 HS đọc lại đoạn 1: “ Từ đầu….mang ơn rất nặng”. Cả lớp đọc thầm và trả lời các câu hỏi:
+ Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà thầy để làm gì?Việc làm này thể hiện điều gì?
• Các môn sinh đến nhà cụ giáo Chu để mừng thọ thầy;thể hiện lòng yêu quý, kính trọng thầy – người dạy dỗ, dìu dắt họ trưởng thành.
+ Tìm những chi tiết cho thấy học trò rất tôn kính cụ giáo Chu.
•Từ sáng sớm, các môn sinh đã tề tựu trước sân nhà thầy giáo Chu để mừng thọ thầy.Họ dâng biếu thầy những cuốn sách quý.Khi nghe cùng với thầy “ tới thăm một người mà thầy mang ơn rất nặng”, họ “ đồng thanh dạ ran”, cùng theo sau thầy.
+ HS nhận xét.
+ GV nhận xét.
+ Gọi HS nêu nội dung của đoạn:
+ GV kết luận: Đoạn 1 nói về tình cảm của học trò cũ đối với thầy giáo Chu.
- Yêu cầu 2 HS đọc lại đoạn 2 và đoạn 3: Thảo luận theo nhóm bàn và trả lời các câu hỏi sau:
+ Tình cảm của cụ giáo Chu đối với người thầy đã dạy cho cụ từ thuở học vỡ lòng như thế nào?
•Thầy giáo Chu rất tôn kính cụ đồ đã dạy thầy từ thuở vỡ lòng.
+ Những chi tiết biểu hiện tình cảm đó?
•Thầy mời học trò cùng tới thăm một người mà thầy mang ơn rất nặng.Thầy chắp tay cung kính vái cụ đồ.Thầy cung kính thưa với cụ:”Lạy thầy!Hôm nay con đem tất cả các môn sinh đến tạ ơn thầy”.
+Trong ngày mừng thọ cụ giáo Chu, các môn sinh đã nhận cái gì?
• Bài học thấm thía về nghĩa thầy trò.
+ Những câu thành ngữ, tục ngữ nào nói lên bài học mà các môn sinh nhận được trong ngày mừng thọ cụ giáo Chu?hiểu nghĩa các thành ngữ( Tiên học lễ,hậu học văn; Uống nước Nhớ nguồn; Tôn sư trọng đạo; Nhất tự vi sư, bán tự vi sư).
• Uống nước nhớ nguồn;tôn sư trọng đạo;nhất tự vi sư, bán tự vi sư.
+ Em còn biết thêm câu thành ngữ, tục ngữ nào?
• Không thầy đố mày làm nên. Kính thầy yêu bạn.Sang sông phải bắt cầu kiều, muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy….
+ HS nhận xét.
+ GV nhận xét
+ HS tìm nội dung của 2 đoạn.
+ GV nhận xét, rút ra nội dung đoạn 2 và 3: Tình cảm của cụ giáo Chu đối với người thầy đã dạy mình từ lúc vỡ lòng.Đồng thời ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc ta.
+ Yêu cầu thảo luận nhóm: HS tìm nội dung toàn bài.
+ Các nhóm còn lại nhận xét.
+ GV nhận xét.
* GV rút ra ý chính toàn bài: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người phát huy truyền thống tốt đẹp đó.
*Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc diễn cảm
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp các đoạn:
+ GV giới thiệu, đọc mẫu 1 đoạn trong bài và hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm( đoạn 1).
+Yêu cầu HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm đôi.
* Tổ chức cho các nhóm thi đọc diễn cảm:
- Gọi lần lượt các nhóm thi với nhau.
- HS tự nhận xét và bầu chọn bạn đọc hay nhất.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- Gọi HS nhắc lại nội dung bài học.
- Qua phần tìm hiểu nội dung bài, bài “ Nghĩa thầy trò” khuyên chúng ta điều gì?
* Liên hệ giáo dục:
1. Em biết ngày nhà giáo Việt Nam là ngày gì không?
2. Là HS lớp 5, là anh chi cuối cấp, em nghĩ mình cần làm gì để xứng đáng với công ơn dạy dỗ của các thầy cô?
- 1 HS khá,giỏi đọc,cả lớp đọc thầm theo trong SGK.
+HS trả lời.
+HS lắng nghe.
-HS thực hiện
+ HS lắng nghe.
+ HS thực hiện.
+ HS lắng nghe.
+ HS thực hiện.
-HS thực hiện.
-HS làm việc
+ HS lắng nghe.
-1 HS đọc đoạn 1.
+ HS trả lời.
+ HS nhận xét bổ sung.
+ HS trả lời.
+ HS nhận xét bổ sung.
+ HS trả lời.
-HS đọc đoạn 2 và đoạn 3 và thực hiện.
+ HS trả lời.
+ HS trả lời.
+ HS trả lời.
+ HS trả lời.
+ HS tìm câu thành ngữ,tục ngữ.
+ HS lắng nghe.
+ HS thực hiện.
+ Đại diện nhóm trả lời.
+ HS nhận xét.
HS lắng nghe.
-HS thực hiện.
+ HS làm việc.
-HS làm việc.
-2 HS nhắc lại nội dung bài.
- HS trả lời.
HS suy nghĩ trả lời.
4) Củng cố, dặn dò:
-HS nhắc lại nội dung bài vừa học.
-GV nhận xét tiết học,tuyên dương những bạn phát biểu bài sôi nổi.
-Nhắc nhở các em về nhà học nôi dung bài, đọc nhiều lần bài này cho trôi chảy, diễn cảm và chuẩn bị bài mới: “ Hội thổi cơm ở Đồng Vân”.
Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực tập
Lê Thanh Liêm Trần Thị Thanh Huyền
File đính kèm:
- Tap doc Nghia thay tro.doc