I/Mục đích yêu cầu:
1.Nhận biết về cách nhân hoá . Bước đầu cảm nhận được vẻ đẹp của các hình ảnh nhân hoá
2.Viết được một đoạn văn ngắn có hình ảnh nhân hoá
II/Chuẩn bi:
1/ Giáo viên :Bảng phụ kẻ sẵn bài tập 1 :
2 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 3392 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Môn: Luyện từ và câu Tuần 33 - Bài: Nhân hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
MÔN: LUYỆN TỪ VÀ CÂU TUẦN : 33
BÀI : NHÂN HOÁ
NGÀY THỰC HIỆN :
I/Mục đích yêu cầu:
1.Nhận biết về cách nhân hoá . Bước đầu cảm nhận được vẻ đẹp của các hình ảnh nhân hoá
2.Viết được một đoạn văn ngắn có hình ảnh nhân hoá
II/Chuẩn bi:
1/ Giáo viên :Bảng phụ kẻ sẵn bài tập 1 :
Sự vật được nhân hoá
Cách nhân hoá
Bằng từ chỉ người, chỉ bộ phận của người
Bằng từ tả đặc điểm , hoạt động của người
2/Học sinh : VBT
III-Các hoạt động dạy học
1/Khởi động : 2’ Hát bài hát
2/ Kiểm tra bài cũ GV gọi 2 HS lên bảng làm bài tập sau :
_Gạch chân dưới bộ phận trả lời câu hỏi “Bằng gì “trong các câu sau :
+Cốm làng Vòng được làm ra bằng một bí quyết riêng được giữ gìn từ đời này sang đời khác
+Tâm đã đạt được thành tích cao bằng sự nỗ lực phi thường của bản thân .
+GV nhận xét .
3/Bài mới
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
30’
1.Giới thiệu bài
Trong tiết LTVC hôm nay , các em sẽ tiếp tục học về biện pháp nhân hoá , sau đó các em sẽ thực hành viết một đoạn văn ngắn có hình ảnh nhân hoá
2.Hoạt động 1 : Hướng dẫn làm BT
a)Bài tập 1
_ GV gọi 1 HS đọc yêu cầu
_Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm phần a
_GV đặt câu hỏi cho HS trả lời , đồng thời viết câu trả lời của HS vào bảng tổng kết bài tập đã chuẩn bị
_Trong đoạn thơ ở phần a có những sự vật nào được nhân hoá ?
+Tác giả làm thế nào để nhân hoá các sự vật đó ?
+Các từ dùng để tả các sự vật là những từ ngữ thường dùng làm gì ?
+Như vậy , để nhân hoá các sự vật trong khổ thơ , tác giả đã dùng những cách nào ?
_GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi để tiếp tục trả lời các câu hỏi trên với đoạn văn B
_Gọi HS trả lời , sau đó nghe và câu trả lời đúng vào bảng
_HS nghe giới thiệu
_ Một HS đọc nội dung bài . Cả lớp theo dõi trong SGK
_Trả lời câu hỏi ra giấy nháp .
_Trả lời câu hỏi của GV
+Có 3 sự vật được nhân hoá , Đó là mầm cây , hạt mưa , cây đào .
+Tác giả dùng từ tỉnh giấc để tả mầm cây , dùng từ mải miết , trốn tìm để tả hạt mưa , dùng các từ lim dim , mắt , cười để tả cây đào .
_Từ mắt là từ chỉ một bộ phận của người ; Các từ tỉnh giấc , trốn tìm , cười là từ chỉ hoạt động của con người ; từ lim dim chỉ đặt điểm của con người
+Tác giả dùng 2 cách đó là nhân hoá bằng từ chỉ bộ phận của người và dùng từ nhân hoá bằng các từ chỉ hoạt động , đặc điểm của người .
_2 HS ngồi cạnh nhau thảo luận cùng nhau
_Mỗi câu hỏi 1 HS trả lời .Các HS khác theo dõi và nhận xét
Sự vật được nhân hoá
Cách nhân hoá
Bằng từ chỉ người chỉ bộ phận của người
Bằng từ tả đặt điểm hoạt động của người
Mầm cây
Tỉnh giấc
Hạt mưa
Mải miết , trốn tìm
Cây đào
Mắt
Lim dim , cười
Cơn dông
Kéo đến
Lá gạo
Anh em
Múa , reo , chaò ,
Cây ngô
Thảo , hiền , đứng hát
_GV hỏi : Em thích mhất hình ảnh nhân hoá nào trong bài ? vì sao ?
_HS làm bài vào vở
+Bài 2 :
_GV gọi HS đọc yêu cầu của bài tập
_Bài yêu cầu chúng ta viết đoạn văn để làm gì ?
_Trong đoạn văn ,ta phải chú ý điều gì ?
_GV yêu cầu HS suy nghĩ và làm bài ,
_Gọi HS đọc bài làm của mình trước lớp , GV chỉnh sửa lỗi và nhận xét
_HS trả lời theo suy nghĩ
Hãy viết một đoạn văn ngắn trong đó có sử dụng phép nhân hoá để tả bầutrời buổi sớm hoạc tả một vườn cây
_Để tả bầu trời buổi sớn , hoặc tả một vườn cây .
_Phải sử dụng phép nhân hoá .
_HS tự làm bài .
_Một số HS đọc bài làm , cả lớp theo dõi và nhận xét
4 Củng cố : +Nhận xét tiết học
5 Dăn dò: + Bài nhà: Nhắc HS làm đầy đủ các bài tập vào VBT
+ Chuẩn bị: Mở rộng vốn từ về thiên nhiên
Các ghi nhận, lưu ý :………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- TUAN 33 LTVC.doc