A/ Mục tiêu:
- Vị trí địa lí, hình dáng của đất nước ta.
- Trên đất nước ta có nhiều dân tộc sinh sống và có chung một lịch sử, một Tổ quốc.
- Các em biết một số yêu cầu khi học môn Lịch sử và Địa lí.
B/ Đồ dùng dạy học:
- GV: Bản đồ Địa lí tự nhiên và bản đồ hành chính Việt Nam.
C/ Các hoạt động dạy học:
I/ Hoạt động đầu tiên: đây là bài đầu tiên nên không kiểm tra bài cũ.
II/ Hoạt động dạy học bài mới:
1/ Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
2/ Hoạt động 2: Xác định vị trí nước ta trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam
a. Mục tiêu: HS xác định được vị trí nước ta trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam
b. Cách tiến hành:
- Các nhóm làm việc trên bản đồ và thực hiện yêu cầu của phiếu học tập sau:
+ Xác định vị trí nước ta, vị trí nơi em ở.
+ Nước Việt Nam bao gồm các phần nào, hình dáng, các hướng tiếp giáp, số dân tộc.
2 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1436 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Môn lịch sử và địa lí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn: lịch sử và địa lí
Tên bài dạy: Môn lịch sử và địa lí
SGK trang 3. Thời gian dự kiến: 40 phút
A/ Mục tiêu:
- Vị trí địa lí, hình dáng của đất nước ta.
- Trên đất nước ta có nhiều dân tộc sinh sống và có chung một lịch sử, một Tổ quốc.
- Các em biết một số yêu cầu khi học môn Lịch sử và Địa lí.
B/ Đồ dùng dạy học:
- GV: Bản đồ Địa lí tự nhiên và bản đồ hành chính Việt Nam.
C/ Các hoạt động dạy học:
I/ Hoạt động đầu tiên: đây là bài đầu tiên nên không kiểm tra bài cũ.
II/ Hoạt động dạy học bài mới:
1/ Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
2/ Hoạt động 2: Xác định vị trí nước ta trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam
a. Mục tiêu: HS xác định được vị trí nước ta trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam
b. Cách tiến hành:
- Các nhóm làm việc trên bản đồ và thực hiện yêu cầu của phiếu học tập sau:
+ Xác định vị trí nước ta, vị trí nơi em ở.
+ Nước Việt Nam bao gồm các phần nào, hình dáng, các hướng tiếp giáp, số dân tộc.
- GV treo bản đồ để các nhóm báo cáo, nhận xét.
c. Kết luận: Đất nước ta bao gồm phần đất liền, các hải đảo, vùng biển. Phần đất liền nước ta có hình chữ S, phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào, Cam-pu-chia, phía đông và phía nam là vùng biển rộng lớn. Vùng biển nước ta là một bộ phận của Biển Đông có nhiều đảo và quần đảo.
Trên đất nước Việt Nam có 54 dân tộc sinh sống. Có dân tộc sống ở miền núi hoặc trung du; có dân tộc sống ở đồng bằng hoặc ở các đảo, quần đảo trên biển.
3/ Hoạt động 3: Tìm hiểu về một số dân tộc.
a. Mục tiêu: Nhận biết được một số dân tộc
b. Cách tiến hành:
- GV phát cho mỗi nhóm một bộ tranh ảnh về một số dân tộc.
- Các nhóm thảo luận: tìm hiểu và mô tả bức tranh ảnh đó. VD như : đời sống sản xuất, cách ăn mặc, phong tục tập quán.
- Gọi đại diện nhóm trình bày.
c. kết luận:
Mỗi dân tộc sống trên đất nước Việt Nam có nét văn hoá riêng, song đều có chung một Tổ quốc Việt Nam, chung một lịch sử, một truyền thống Việt Nam.
4/ Hoạt động 4: Làm việc cả lớp.
.H: Để có được Tổ quốc Việt Nam tươi đẹp như ngày hôm nay, ông cha ta đã phải trải qua hàng ngàn năm lao động, đấu tranh để dựng nước và giữ nước. Vậy em nào có thể kể một sự kiện chứng minh điều đó? ( Công lao của ông cha ta trong một thời kì dựng nước và giữ nước từ thời Hùng Vương- An Dương Vươngđến buổi đầu thời Nguyễn, trải qua một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu như: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng ( năm40), khởi nghĩa Bà Triệu ( năm 248), khởi nghĩa Lý Bí, Quang Trung, Lê Lợi, Nguyễn Trãi,..)
III/ Hoạt động cuối cùng:
1/ Củng cố:
- Học môn lịch sử và địa lí giúp em hiểu biết gì?
- Em hãy tả sơ lược cảnh thiên nhiên và đời sống của người dân nơi em ở?
2/ Dặn dò: Về nhà xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
3/ Nhận xét tiết học
File đính kèm:
- Mon lich su va dia li.doc