I. Mục tiêu: HS biết:
- Làm thí nghiệm để chứng tỏ:
+ Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô-xi để duy trì sự cháy lâu hơn.
+ Muốn sự cháy diễn ra liên tục thì không khí phải được lưu thông.
- Nêu ứng dụng thực tế liên quan đến vai trò của không khí đối với sự cháy: thổi bếp lửa cho lửa cháy to hơn, dập tắt lửa khi có hoả hoạn, .
* KNS: Kĩ năng bình luận về cách làm và các kết quả quan sát; kĩ năng phân tích, phán đoán, so sánh, đối chiếu; kĩ năng quản lí t/gian trong quá trình tiến hành thí nghiệm.
2 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 14961 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Môn khoa học lớp 4 Bài 35: không khí cần cho sự cháy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đồng Phong, ngày 18 tháng 02 năm 2014
GIÁO ÁN DẠY CHUYÊN ĐỀ
PHƯƠNG PHÁP “ BÀN TAY NĂN BỘT
MÔN KHOA HỌC LỚP 4
Bài 35: KHÔNG KHÍ CẦN CHO SỰ CHÁY
GV thực hiện: Hoàng Thị Bích Hằng
Đơn vị: Trường Tiểu học Đồng Phong
I. Mục tiêu: HS biÕt:
- Làm thí nghiệm để chứng tỏ:
+ Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô-xi để duy trì sự cháy lâu hơn.
+ Muốn sự cháy diễn ra liên tục thì không khí phải được lưu thông.
- Nêu ứng dụng thực tế liên quan đến vai trò của không khí đối với sự cháy: thổi bếp lửa cho lửa cháy to hơn, dập tắt lửa khi có hoả hoạn,….
* KNS: Kĩ năng bình luận về cách làm và các kết quả quan sát; kĩ năng phân tích, phán đoán, so sánh, đối chiếu; kĩ năng quản lí t/gian trong quá trình tiến hành thí nghiệm.
II. Đồ dùng dạy-học:
Dụng cụ thí nghiệm
III. Các hoạt động dạy-học:
1. Ổn định tổ chức (1P)
2. Kiểm tra bài cũ: (3P)
? Không khí gồm những thành phần chính nào?
3. Bài mới: (33P)
- HS quan sát hình ảnh đám cháy trên màn chiếu
? Đây là những hình ảnh gì?
? Để có sự cháy trên theo em cần phải có những gì.
- GV nêu: Không khí cần cho sự cháy như thế nào?
- HS suy nghĩ dự đoán trao đổi theo nhóm 4 thống nhất ý kiến ghi phiếu học tập ( 3p)
- Các nhóm lên dán phiếu học tập trên bảng lớp.
? Với phần dự đoán này các em có ý kiến gì không?
- HS nêu câu hỏi thắc mắc giữa các nhóm.
- ? Vậy các em có đề xuất gì để giải đáp các thắc mắc mà các em vừa nêu?
- HS đề xuất: làm thí nghiệm.
* Thí nghiệm 1
- HS lựa chọn dụng cụ thí nghiệm
- HS làm thí nghiệm
- Các nhóm nêu tiến trình làm thí nghiệm và hiện tượng xảy ra.
- 1 nhóm thực hiện lại thí nghiệm cho các nhóm quan sát.
? Với hiện tượng này các em có ý kiến gì?
HS ý kiến:………
- 1 HS giải đáp:……….
HS đối chiếu kết quả của thí nghiệm với dự đoán ban đầu của 4 nhóm và cho ý kiến.
? Không khí có vai trò như thế nào đối với sự cháy.
* Thí nghiệm 2
- GV nêu tình huống
- HS nếu ý kiến.
- HS suy nghĩ nêu ý tưởng để giải đáp cho ý kiến trên.
- HS lựa chọn dụng cụ thí nghiệm và làm thí nghiệm
- Các nhóm báo cáo hiện tượng xảy ra sau khi làm thí nghiệm.
? Với hiện tượng này các nhóm có ý kiến gì không?
- Học sinh ý kiến: …….
- Học sinh giải thích ý kiến trên.
? Với các ý tưởng ban đầu theo em ý tưởng nào đúng nhất?
- GV nêu: Muốn cho sự cháy diễn ra liên tục thì không khí phải được lưu thông.
- GV giảng hình minh họa thí nghiệm 2 trên màn chiếu.
? Để duy trì sự cháy chúng ta phải làm gì? Tại sao phải làm như vậy?
? Qua bài học hôm nay, em thấy không khí có vai trò như thế nào đối với sự cháy
- HS trả lời , nhận xét - GV đưa nội dung phần bài học trên màn chiếu.
- HS đọc nội dung phần bài học trên màn chiếu
- HS mở SGK đối chiếu phần bài học với phần bài học trên màn chiếu và cho ý kiến.
- HS nêu ý kiến nhân xét.
- HS đọc phần bài học SGK.
* Liên hệ:
- HS quan sát hình 5 SGK
? Bạn nhỏ đang làm gì? Bạn làm như vậy để làm gì?
? Ở lớp mình, gia đình bạn nào đang đun bếp củi, bếp than? Em có kinh nghiệm chia sẻ với các bạn khi đun bếp củi?
? Muốn dập tắt ngọn lửa ở bếp than em làm thế nào?
4. Củng cố dặn dò: (3P)
- Nêu nội dung bài học
- Về học bài và làm theo bài học. Chuẩn bị bài sau: Không khí cần cho sự sống.
File đính kèm:
- khoa chuyen đề phòng lớp 4- bàn tay nặn bột.doc