- Kiến thức: Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu của đồng bằng duyên hải miền Trung.
- Kĩ năng: Chỉ được vị trí đồng bằng duyên hải miền Trung trên bản đồ (lược đồ tự nhiên Việt Nam).
+ Giải thích vì sao các đồng bằng duyên hải miền Trung thường nhỏ và hep: Do núi lan ra sát biển, sông ngắn, ít phù sa bồi đắp đồng bằng.
+ Xác định trên bản đồ dãy núi Bạch Mã, khu vực Bắc, Nam dãy Bạch Mã
7 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 8430 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Môn: Địa lý 4 Bài 24: Dải đồng bằng duyên hải miền trung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp: C10TH01
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: ĐỊA LÝ 4
BÀI 24: DẢI ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG
(GDBVMT)
Mục tiêu
Kiến thức: Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu của đồng bằng duyên hải miền Trung.
Kĩ năng: Chỉ được vị trí đồng bằng duyên hải miền Trung trên bản đồ (lược đồ tự nhiên Việt Nam).
+ Giải thích vì sao các đồng bằng duyên hải miền Trung thường nhỏ và hep: Do núi lan ra sát biển, sông ngắn, ít phù sa bồi đắp đồng bằng.
+ Xác định trên bản đồ dãy núi Bạch Mã, khu vực Bắc, Nam dãy Bạch Mã
Giáo dục bảo vệ môi trường:
+ Vai trò, ảnh hưởng to lớn của sông ngòi đối với đời sống của con người (đem lại phù sa nhưng cũng đem lại lũ lụt đe dọa sản xuất và đời sống). Qua đó thấy được tầm quan trọng của hệ thống đê và giáo dục ý thức trách nhiệm trong việc góp phần bảo vệ đê điều - những công trình nhân tạo phục vụ đời sống.
+ Một số đặc điểm chính của môi trường và tài nguyên thiên nhiên và khai thác tài nguyên thiên nhiên ở đồng bằng (đất phù xa màu mỡ ở đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ; môi trường tự nhiên của đồng bằng duyên hải miền Trung: nắng nóng, bão lụt gây ra nhiều khó khăn với đời sống và hoạt động sản xuất).
Đồ dùng dạy – học
Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam.
Phiếu học tập.
Một số ảnh thiên nhiên duyên hải miền Trung (sưu tầm được).
Hoạt động dạy - học
Tên các hoạt động
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
1. Kiểm tra bài cũ.
2. Giới thiệu bài: Giáo viên dẫn dắt vào bài.
- Nêu sự khác biệt về đặc điểm địa hình của đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ?
- Tiết trước cô và các em đã tìm hiểu về hai đồng bằng đó là đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ là hai đồng bằng châu thổ lớn nhất, nhì của nước ta. Hôm nay cô và các em sẽ tìm hiểu tiếp về đặc điểm và khí hậu của đồng bằng lớn thứ ba đó là dải đồng bằng duyên hải miền Trung.
- HS trả lời:
+ Đồng bằng Bắc Bộ: Địa hình tương đối cao.
+ Đồng bằng Nam Bộ: Có nhiều vũng trũng dễ ngập nước.
Phương pháp hỏi đáp
CÁC ĐỒNG BẰNG NHỎ HẸP VỚI NHIỀU CỒN CÁT VEN BIỂN
Tên các hoạt động
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
Hoạt động 1: Xem bản đồ và trả lời câu hỏi.
- Mục tiêu:
+ Dựa vào bản đồ/lược đồ xác định vị trí, giới hạn; chỉ và đọc tên các đồng bằng duyên hải miền Trung.
Hoạt động 2: Làm việc với phiếu học tập.
- Mục tiêu: Giải thích vì sao các đồng bằng duyên hải miền Trung thường nhỏ và hẹp: Do núi lan ra sát biển, sông ngắn, ít phù sa bồi đắp đồng bằng.
Hoạt động 3: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
- Mục tiêu: Giúp học sinh biết được các đồng bằng nhỏ hẹp với nhiều cồn cát và đầm phá.
- Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi:
Câu 1. Xác định vị trí, giới hạn của các đồng bằng duyên hải miền Trung ? Em hãy so sánh diện tích của đồng bằng duyên hải miền Trung với đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ?(Diện tích của đồng bằng duyên hải miền Trung đứng thứ 3 sau đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ).
Câu 2. Hãy xác định và đọc tên các đồng bằng theo thứ tự từ bắc vào nam? Em có nhận xét gì về tên gọi của các đồng bằng này?( Tên gọi lấy từ tên các tỉnh nằm trên vùng đồng bằng đó).
- Giáo viên phát phiếu học tập.
Câu 1: Dựa vào lược đồ và SGK hãy nhận xét về đặc điểm của dãi đồng bằng duyên hải miền Trung?
Câu 2: Tại sao các đồng bằng duyên hải miền Trung lại nhỏ hẹp?
- Giáo viên nêu câu hỏi:
Câu 1: Những cồn cát cao như vậy sẽ thường xuyên xảy ra hiện tượng gì?
Câu 2: Để ngăn chặn hiện tượng này thì người dân ở đây đã làm gì?
Câu 3: Những vùng thấp trũng ở cửa sông, nơi có doi cát dài chắn phía biển thường tạo ra dạng địa hình gì?
- Giáo viên giải thích:
+ Đầm là vùng đất trũng hơn so với xung quanh, đầm chứa nước với độ sâu vừa phải cho một số thực vật sinh trưởng và phát triển được.
+ Phá là một bộ phận tương đối nông của nước biển hoặc nước lợ, chia cách với biển sâu hơn bởi một bãi cát, bờ đá san hô nông hoặc nhô ra biển hay hình thức tương tự. Như vậy, một bộ phận nước bị bao bọc bởi một dãy đá hoặc một dãy đảo hay bị vây quanh bởi một đảo san hô vòng thì được gọi là phá.
- Học sinh trả lời:
+ Phía bắc giáp đồng bằng Bắc Bộ.
+ Phía nam giáp đồng bằng Nam Bộ.
+ Phía tây giáp với dãy núi Trường Sơn.
+ Phía đông là biển Đông.
+ Đồng bằng Thanh-Nghệ-Tĩnh.
+ Đồng bằng Bình-Trị-Thiên.
+ Đồng bằng Nam-Ngãi.
+ Đồng bằng Bình Phú-Khánh Hòa.
+ Đồng bằng Ninh Thuận-Bình Thuận.
- Học sinh trả lời:
+ Các đồng bằng duyên hải miền Trung nhỏ , hẹp.
+ Các đồng bằng duyên hải miền Trung nhỏ hẹp vì các dãy núi lan ra sát biển.
- Học sinh trả lời:
+ Xảy ra hiện tượng di chuyển của các cồn cát dẫn đến sự hoang hóa đất trồng. Đây là một hiện tượng không có lợi cho phần lớn dân sinh sống và trồng trọt .
+ Để ngăn chặn hiện tượng này thì người dân ở đây đã trồng phi lao để ngăn gió di chuyển các cồn cát vào sâu trong đất liền.
+ Đầm, phá .
- Học sinh lắng nghe.
Phương pháp đàm thoại
- Đồ dùng : Phiếu học tập.
Kết luận : Dải đồng bằng duyên hải miền Trung có đặc điểm: có nhiều đồng bằng nhỏ với những cồn cát và đầm, phá.
KHÍ HẬU VỚI SỰ KHÁC BIỆT GIỮA KHU VỰC PHÍA BẮC VÀ PHÍA NAM
Tên các hoạt động
Hoạt đông của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
Hoạt động 4: Xem bản đồ và trả lời câu hỏi.
- Mục tiêu: Xác định trên bản đồ dãy núi Bạch Mã, khu vực Bắc, Nam dãy Bạch Mã?
Hoạt động 5 : Thảo luận nhóm
- Mục tiêu : Nêu được một số đặc điểm của khí hậu.
+ Khí hậu : Mùa Hạ tại đấy thường khô, nóng và bị hạn hán, cuối năm thường có mưa lớn và bão dễ gây ngập lụt ; Có sự khác biệt giữa khu vực phía Bắc và phía Nam : Khu vực phía Bắc dãy Bạch Mã có mùa đông lạnh.
Hoạt động 6 : Xem tranh và trả lời câu hỏi.
- Mục tiêu : Biết chia sẻ với người dân miền Trung những khó khăn do thiên tai gây ra.
- Giáo viên nêu câu hỏi :
Câu 1 : Dãy núi nào cắt ngang dải đồng bằng duyên hải miền Trung?
Câu 2 : Dãy núi Bạch Mã chạy thẳng ra bờ biển và nằm giữa tỉnh, thành phố nào?
Câu 3 : Theo em đi đường bộ từ Huế vào Đà Nẵng hoặc ngược lại thì ta đi bằng cách nào? Em hãy mô tả đèo Hải Vân?
- Giáo viên chốt lại: Đèo Hải Vân rất nguy hiểm, dãy núi này rất cao, không thể đi lên xuống như thế này được mà phải đi vòng tròn lượn quanh núi, đường đi nằm sát núi, một bên là núi cao, một bên là vực sâu rất nguy hiểm.
Câu 4: Đường hầm Hải Vân có lợi gì so với đường đèo ?
- Giáo viên tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm.
- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm. Yêu cầu các nhóm đọc SGK và hoàn thành bảng sau?
Mùa Hạ
Những tháng cuối năm
Lượng mưa
Không khí
Cây cỏ, sông hồ, đồng ruộng
Câu 1: Qua những hình ảnh trên em thấy cuộc sống con người Miền Trung vào những năm tháng bão lụt như thế nào?
Từ những hình ảnh trên em có những chia sẻ gì với người dân miền Trung?
Câu 2: Nêu đặc điểm của khí hậu vùng đồng bằng duyên hải miền Trung?
- Học sinh trả lời :
+ Dãy Bạch Mã
+ Tỉnh Thừa Thiên-Huế.
+ Thành phố Đà Nẵng.
+ Đèo Hải Vân
+ Đèo Hải Vân nằm trên sườn núi đường uốn lượn, một bên là sườn núi cao, một bên là vực sâu.
+ Hầm Hải vân với chiều dài khoảng 6300m, đi xuyên qua lòng núi .Với tuyến đường này rút ngắn đoạn đường đi, dễ đi và hạn chế tắc nghẽn giao thông. Đường đèo xa hơn và không an toàn,có nhiều khi đường bị sụt, lở, do mưa lớn, gây ách tắc giao thông.
- Học sinh thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.
Mùa Hạ
Những tháng cuối năm
Lượng mưa
Ít
Nhiều, lớn, có khi có bão
Không khí
Khô, nóng
Lạnh
Cây cỏ, sông hồ, đồng ruộng
Cây cỏ khô héo, đồng ruộng nứt nẻ, sông hồ cạn nước.
Nước song dâng cao, đồng ruộng, nhà cửa bị ngập lụt gây thiệt hại về người và của.
+ Cuộc sống người dân miền Trung rất khó khăn, không có thức ăn, không có nhà ở, các bạn học sinh không thể đến trường.
+ Khuyên góp sách cũ,quần áo,ủng hộ tiền.
+ Mùa hạ, tại đây thường khô, nóng và bị hạn hán. Cuối năm thường có mưa lớn và bão dễ gây ngập lụt. Khu vực phía bắc dãy Bạch Mã có mùa đông lạnh
Phương pháp hỏi đáp
Phương pháp thảo luận
Giáo viên kết luận: Khí hậu vùng đồng bằng duyên hải miền Trung mùa Hạ, tại đây thường khô, nóng và bị hạn hán. Cuối năm thường có mưa lớn và bão dễ gây ngập lụt. Khu vực phía bắc dãy Bạch Mã có mùa đông lạnh.
CỦNG CỐ: NÊU NỘI DUNG BÀI HỌC
Chúng ta vừa tìm hiểu đặc điểm địa hình và khí hậu đồng bằng duyên hải miềm Trung.Vậy đặc điểm địa hình và khí hậu của đồng bằng duyên hải miềm Trung như thế nào?
Duyên hải miền Trung có nhiều đồng bằng nhỏ với những cồn cát và đầm, phá. Mùa hạ, tại đây thường khô, nóng và bị hạn hán.Cuối năm thường có mưa lớn và bão dễ gây ngập lụt. Khu vực phía bắc dãy Bạch Mã có mùa đông lạnh.
DẶN DÒ:- Để biết thêm những hoạt động sản xuất của người dân duyên hải miền Trung ta sẽ tìm hiểu ở tiết sau. Tuy nhiên qua bài học này cô muốn lớp chúng ta thể hiện tấm lòng nhân ái với đồng bào miền Trung.
- Về học thuộc bài và chuẩn bị bài 25 và sưu tầm tranh ảnh, về con người, thiên nhiên của vùng Đồng Bằng Duyên Hải Miền Trung.
File đính kèm:
- bai 24Day dong bang duyen hai mien trung.docx