Môn: Chính tả Tuần 28 - Bài: Cùng vui chơi

I-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

 _Nhớ và viết lại chính xác ba khổ thơ cuối bài Cùng vui chơi

 _Làm đúng bài tập chính tả phân biệt l / n hoặc dấu hỏi / dấu ngã

II-CHUẨN BỊ :

 1/Giáo viên : SGK ,

 2/Học sinh : SGK, bảng con , VBT

 

doc5 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2951 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Môn: Chính tả Tuần 28 - Bài: Cùng vui chơi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC MÔN : CHÍNH TẢ TUẦN 28 BÀI : CÙNG VUI CHƠI NGÀY THỰC HIỆN : I-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: _Nhớ và viết lại chính xác ba khổ thơ cuối bài Cùng vui chơi _Làm đúng bài tập chính tả phân biệt l / n hoặc dấu hỏi / dấu ngã II-CHUẨN BỊ : 1/Giáo viên : SGK , 2/Học sinh : SGK, bảng con , VBT III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC : 1/Khởi động : 2’ Hát bài hát 2/Kiểm tra bài cũ: - Gọi 1 HS đọc cho 2 HS viết trên bảng lớp. HS dưới lớp viết vào vở nháp. + ngực nở, da đỏ, vẻ đẹp, hùng dũng, hiệp sĩ. - Nhận xét, cho điểm HS 3/Bài mới : TG Hoạt động dạy Hoạt động học ĐDDH 1/Giới thiệu bài 25’ 15’ - Giờ chính tả này các em sẽ nhớ viết lại khổ 2, 3, 4 trong bài thơ Cùng vui chơi và làm bài tập phân biệt các từ chứa tiếng bắt đầu bằng l/n , thanh hỏi / thanh ngã. 2 /Hoạt động : Hướng dẫn viết chính tả a/Trao đổi về nội dung bài viết - GV đọc mẫu bài thơ - Gọi 2 HS đọc thuộc lòng đoạn thơ - Hỏi: Theo em vì sao “Chơi vui học càng vui”? b) Hướng dẫn cách trình bày - Đoạn thơ có mấy khổ? Cách trình bày các khổ thơ như thế nào cho đẹp? - Các dòng trong thơ trình bày như thế nào? c) Hướng dẫn viết từ khó - Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả. - Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được - Chỉnh sửa lỗi chính tả cho HS d) Viết chính tả e) Soát lỗi - Cho HS đỗi vở và mở sách - GV đọc từng câu và nêu từ khó lên bãng g) Chấm bài -GV chấm một số bài . - GV nhận xét bài viết 3 /Hoạt động 2 : Hướng dẫn làm bài tập chính tả + Bài 2 a) Gọi HS đọc yêu cầu của bài - Yêu cầu HS tự làm - Gọi HS chữa bài - Chốt lại lời giải đúng b) Tiến hành tương tự phần a) - 2 HS đọc, cả lớp tự nhẩm lại đoạn thơ - Vì: Chơi vui làm cho ta bớt mệt nhọc, tăng thêm tình đoàn kết như thế thì học sẽ tốt hơn. - Đoạn thơ có 3 khổ. Giữa mỗi khổ thơ để cách 1 dòng. - Các chữ đầu dòng thơ phải viết hoa và viết lùi vào 2 ô - quả cầu, quanh quanh, dẻo chân, khỏe người,.. - 1 HS đọc cho 2 HS viết trên bảng lớp, HS dưới lớp viết vào vở nháp - HS tự viết - HS sửa bài - 1 HS đọc yêu cầu trong SGK - 1 HS làm bảng lớp (chỉ viết các từ tìm được), HS dưới làm vào vở nháp. - 1 HS chữa bài: bóng ném – leo núi – cầu lông - Làm bài vào vở - Lời giải: bóng rổ – nhảy cao – võ thuật SGK Bãng con Vở chính tả VBT 4/CỦNG CỐ : Nhận xét tiết học, chữ viết của HS 5/DẶN DÒ : Bài nhà : Dặn HS ghi nhớ các từ cần phân biệt trong bài và HS nào viết xấu, sai 3 lỗi chính tả trở lên phải viết lại bài cho đúng. Chuẩn bị : Buổi học thể dục. +Các ghi nhận lưu ý : ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. KẾ HOẠCH BÀI HỌC MÔN : TẬP LÀM VĂN BÀI : NGÀY THỰC HIỆN : I. MỤC TIÊU Rèn kĩ năng nói: kể lại một cách tự nhiên, rõ ràng một trận thi đấu thể thao đã được xem hoặc được nghe tường thuật theo gợi ý của SGK. Rèn kĩ năng viết: viết lại được một tin thể thao mới được đọc trên báo (hoặc nghe được, xem được trong các buổi phát thanh, truyền hình,…) – viết gọn, đủ thông tin. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC Bảng phụ viết sẵn các câu hỏi gợi ý của bài tập 1 GV và HS cả lớp sưu tầm các tin thể theo qua đài, báo, truyền hình. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU Hoạt động dạy Hoạt động học 1. GIỚI THIỆU BÀI - Trong giờ tập làm văn tuần 28 các em sẽ dựa vào các câu hỏi gợi ý của SGK để kể lại một trận thi đấu thể thao mà em được xem hoặc nghe tường thuật. Sau đó chúng ta cùng viết lại một tin thể thao mà các em đọc được, nghe được. 2. DẠY – HỌC BÀI MỚI Bài 1 - GV gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập 1. - GV yêu cầu HS đọc thành tiếng phần gợi ý của bài tập - GV lần lượt đặt câu hỏi gợi ý cho HS kể từng phần của trận thi đấu. + Trận đấu đó là môn thể thao nào? + Em đã tham gia hay chỉ xem thi đấu? Em cùng xem với những ai? + Trận thi đấu được tổ chức ở đâu? Khi nào? Giữa đội nào với đội nào? + Diễn biến của cuộc thi đấu như thế nào? Các cổ động viên đã cổ vũ ra sao? + Kết quả của cuộc thi đấu ra sao? - Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh dựa vào gợi ý nói cho nhau nghe. - Gọi 4 đến 5 HS nói trước lớp, nhận xét và chỉnh sửa cho bài của HS. Bài 2 - GV gọi HS đọc yêu cầu của bài - GV gọi một số HS đọc các tin thể thao sưu tầm được trước lớp. - GV hướng dẫn: khi viết lại các tin thể thao, em phải đảm bảo tính trung thực của tin, nghĩa là viết đúng sự thật. Em nên viết ngắn gọn, đủ ý, không nên sao chép nguyên như tin của báo chỉ đã đưa. - Gọi 3 đến 5 HS đọc bài trước lớp, yêu cầu HS cả lớp cùng theo dõi - Nhận xét và cho điểm HS - 1 HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK. - 2 HS lần lượt đọc trước lớp, cả lớp theo dõi bài trong SGK. - Trả lời câu hỏi gợi ý của GV, mỗi câu hỏi 3 đến 5 HS trả lời. + Là bóng bàn / cầu lông / bóng đá / đá cầu / chạy ngắn / bắn cung/… + Em đã được xem trận đấu cùng với bố / với anh trai / … + Trận thi đấu được tổ chức ở sân vận động huyện vào thứ bảy tuần trước. Giữa đội bóng Trường Sài Đồng và đội bóng Trường Cổ Bi./ Trận đấu được diễn ra ngay trên sân trường vào sáng chủ nhật vừa qua. Bạn Hà lớp 3C đấu với bạn Lâm lớp 3E để tranh chức vô địch cờ vua khối 3./… + Sau khi trọng tài ra lệnh bắt đầu trận đấu đã trở lên gay cấn ngay. Cầu thủ mang áo xanh của lớp 5C liên tục phát những quả bóng xoáy, bay rất nhanh nhưng cầu thủ lớp 5A không hề tỏ ra lúng túng. Cầu thủ này di chuyển thoăn thoắt từ trái sang phải, lùi xuống rồi lại tiến đến sát bàn đỡ bóng, đồng thời cũng phát trả những quả bóng hiểm hóc… + Cuối cùng chiến thắng đã thuộc về bạn Hà lớp 3C, các cổ động viên lớp 3C reo hò không dứt trong niềm vui chiến thắng…/… - Làm việc theo cặp - 1 HS đọc trước lớp, cả lớp theo dõi bài trong SGK - 3 đến 5 HS đọc, cả lớp cùng theo dõi - Nghe GV hướng dẫn, sau đó tự viết bài vào vở - Một số HS cầm vở đọc bài viết 3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ Nhận xét tiết học, tuyên dương những HS tích cực tham gia xây dựng bài, phê bình nhắc nhở những HS chưa chú ý học bài. Dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài sau.

File đính kèm:

  • docTUAN 28 CHINH TA B.doc
Giáo án liên quan