1. Xác định mục tiêu kiểm tra
- Kiểm tra mức độ nắm vững kiến thức, kĩ năng của HS sau khi học xong các chủ đề Địa lí tự nhiên của học kì I, Địa lí 12, chương trình chuẩn.
- Phát hiện sự phân hoá về trình độ học lực của HS trong quá trình dạy học, để đặt ra các biện pháp dạy học phân hóa cho phù hợp.
- Giúp cho HS biết được khả năng học tập của mình so với mục tiêu đề ra của chương trình GDPT phần địa lí tự nhiên Việt Nam; tìm được nguyên nhân sai sót, từ đó điều chỉnh hoạt động dạy và học; phát triển kĩ năng tự đánh giá cho HS.
- Kiểm tra khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng của HS vào các tình huống cụ thể.
- Thu thập thông tin phản hồi để điều chỉnh quá trình dạy học và quản lí giáo dục.
8 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 4519 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ma trận đề thi học kì i môn địa lí lớp 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1,5 điểm
5% tổng số điểm
= 0,5 điểm
Đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta
Nước ta là nước đông dân, nhiều thành phần dân tộc
Thuận lợi, khó khăn của vấn đề đông dân, nhiều dân tộc
Số câu :1
20% tổng số điểm
= 2,0 điểm
10% tổng số điểm
= 1,0 điểm
10% tổng số điểm
= 1,0 điểm
Thiên nhiên phân hóa đa dạng
Biểu hiện của sự phân hóa thiên nhiên theo chiều bắc nam
Hiểu được nguyên nhân chủ yếu làm cho thiên nhiên nước ta phân hóa theo chiều Bắc - Nam. Đông - Tây. Biểu hiện của sự phân hóa đó.
Số câu: 1
20 % tổng số điểm
= 2,0 điểm
15% tổng số điểm
= 1,5 điểm
5% tổng số điểm
= 0,5 điểm
Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
Vận dụng vẽ biểu đồ, nhận xét
Số câu: 1
30 % tổng số điểm
= 3,0 điểm
30% tổng số điểm
= 3,0 điểm
Tổng số điểm 10 = 100% tổng số điểm
Tổng số câu 04
4,0 điểm
40 % tổng số điểm
Tổng số câu 02
3,0 điểm
20% tổng số điểm
Tổng số câu 01
3,0 điểm
30 % tổng số điểm
Tổng số câu 01
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CAO BẰNG
TRƯỜNG THPT THÔNG NÔNG
ĐỀ THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2011-2012
MÔN ĐỊA LÝ LỚP 12
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (2,0 điểm) Dựa vào át lát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
1, Trình bày các bộ phân hợp thành vùng biển nước ta
2, Kể tên các đảo và quần đảo lớn ở nước ta
Câu 2: (2,0 điểm)
Chứng minh rằng nước ta là nước đông dân, nhiều thành phần dân tộc. Thuận lợi và khó khăn của vấn đề đó.
Câu 3: (3,0 điểm)
Nguyên nhân nào làm cho thiên nhiên nước ta phân hóa theo chiều Bắc - Nam? Sự phân hóa của thiên nhiên theo Bắc - Nam biểu hiện như thế nào?
Câu 4: (3,0 điểm). Cho bảng số liệu:
Sự biến động diện tích rừng qua một số năm
Năm
Tổng diện tích có rừng
(triệu ha)
Diện tích rừng
tự nhiên
(triệu ha)
Diện tích
rừng trồng
(triệu ha)
Độ che phủ
(%)
1943
14,3
14,3
0
43,0
1983
7,2
6,8
0,4
22,0
2005
12,7
10,2
2,5
38,0
1. Vẽ biểu đồ kết hợp cột chồng và đường thể hiện sự biến động diện tích rừng và độ che phủ rừng nước ta giai đoạn 1943 – 2005.
2. Nhận xét và rút ra kết luận
ĐÁP ÁN
Câu
Nội dung
Điểm
1
* Vùng biển nước ta: Diện tích khoảng 1 triệu km2 gồm vùng nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa.
- Nội thủy: Là vùng nước tiếp giáp đất liền, ở phía trong đường cơ sở.
- Lãnh hải: cách đều đường cơ sở, rộng 12 hải lí. Đây chính là đường biên giới quốc gia trên biển
- Tiếp giáp lãnh hải: Rộng 12 hải lí. Trong vùng này nhà nước thực hiện các biện pháp để bảo vệ an ninh quốc phòng, kiểm soát thuế quan, các quy định về y tế, môi trường, nhập cư…
- Vùng đặc quyền kinh tế: Là vùng tiếp giáp với lãnh hải và hợp với lãnh hải một vùng rộng 12 hải lí tính từ đường cơ sở. Đây là vùng nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế.
- Thềm lục địa: là phần ngầm dưới đáy biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài và mở rộng ra đến bờ ngoài của rìa lục địa có độ sâu khoảng 200m hoặc hơn nữa.
* Các đảo và quần đảo lớn
- Quần đảo xa bờ: Hoàng Sa( Đà Nẵng), Trường Sa(Khánh Hòa)
- Quần đảo gần bờ: Vân Đồn, Cô Tô, Cái Bầu (Quảng Ninh), Cát Hải, Bạch Long Vĩ (Hải Phòng), Cồn Cỏ (Quảng Trị), Lí Sơn ( Quảng Ngãi), Phú Quý( Bình Thuận), Côn Đảo (Bà Rịa- Vũng Tàu)….
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
2
* Đông dân:
- Theo thống kê, ds nước ta là 84156 nghìn người (năm 2006), đứng thứ 3 ĐNA, thứ 13 thế giới.
- Đánh giá: Nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn.
- Khó khăn: phát triển KT, giải quyết việc làm...
* Nhiều thành phần dân tộc:
- Có 54 dân tộc, dân tộc Kinh chiếm 86,2%, còn lại là các dân tộc ít người.
- Thuận lợi: đa dạng về bản sắc văn hoá và truyền thống dân tộc.
- Khó khăn: sự phát triển không đều về trình độ và mức sống giữa các dân tộc
1,0
1,0
3
* Nguyên nhân:
- Hình dạng lãnh thổ
- Ảnh hưởng của gió mùa
* Phân hóa thiên nhiên theo bắc-nam
Thiên nhiên phần lãnh thổ phía Bắc
Thiên nhiên phần lãnh thổ phía Nam
Giới hạn
Từ dãy núi Bạch Mã trở ra
Từ dãy núi Bạch Mã trở vào
Khí hậu
Kiểu khí hậu
Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh
Khí hậu cận xích đạo gió mùa nóng quanh năm
Nhiệt độ trung bình năm
22-240 C
Trên 250 C
Số tháng lạnh <200 C
3 tháng
Không có
Sự phân hóa mùa
Mùa đông-mùa hạ
Mùa mưa-mùa khô
Cảnh quan
Đới cảnh quan
Đới rừng gió mùa nhiệt đới
Đới rừng gió mùa cận xích đạo
Thành phần loài sinh vật
Các loài nhiệt đới chiếm ưu thế,ngoài ra còn có các cây cận nhiệt đới, cây ôn đới và các loài thú có lông dày
Các loài động vật và thực vật thuộc vùng xích đạo và nhiệt đới với nhiều loài
0.5
1,5
4
* Vẽ biểu đồ kết hợp cột chồng – đường
- đúng, ghi đầy đủ các số liệu
- chính xác
- đẹp.
* Nhận xét, kết luận
2,0
1,0
ĐỀ 2:
Chủ đề (nội dung)/mức độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cấp độ thấp
Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
Biết được giới hạn phần đất liền của nước ta
Ý nghĩa của vị trí địa lí đối với tự nhiên
Số câu: 1
20% tổng số điểm
= 2,0 điểm
10% tổng số điểm
= 1,0 điểm
10% tổng số điểm
= 1,0 điểm
Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
Vận dụng vẽ biểu đồ, nhận xét
Số câu :1
30% tổng số điểm
= 3,0 điểm
30% tổng số điểm
= 3,0 điểm
Đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta
Dân cư nước ta phân bố không đồng đều
Nguyên nhân của sự phân bố dân cư
Số câu: 1
20 % tổng số điểm
= 2,0 điểm
15% tổng số điểm
= 1,5 điểm
5% tổng số điểm
= 0,5 điểm
Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
Ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến sản xuất và đời sống
Số câu: 1
20 % tổng số điểm
= 2,0 điểm
20 % tổng số điểm
= 2,0 điểm
Tổng số điểm 10 = 100% tổng số điểm
Tổng số câu 04
4,0 điểm
40 % tổng số điểm
Tổng số câu 02
3,0 điểm
20% tổng số điểm
Tổng số câu 01
3,0 điểm
30 % tổng số điểm
Tổng số câu 01
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CAO BẰNG
TRƯỜNG THPT THÔNG NÔNG
ĐỀ THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2011-2012
MÔN ĐỊA LÝ LỚP 12
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (3,0 điểm) Dựa vào át lát địa lí Việt Nam và những kiến thức đã học, hãy:
1, Xác định giới hạn phần đất liền của nước ta? (diện tích, hệ tọa độ, các điểm cực, tiếp giáp với các quốc gia)
2. Ý nghĩa của vị trí địa lí đối với tự nhiên nước ta.
Câu 2: (3,0 điểm) Cho bảng số liệu
Sự đa dạng thành phần loài và sự suy giảm số lượng loài động vật, thực vật
Số lượng loài
Thực vật
Thú
Chim
Bò sát lưỡng cư
Số lượng loài đã biết
14500
300
830
400
Số lượng loài bị mất dần
500
96
57
62
Trong đó số lượng loài có nguy cơ tuyệt chủng
100
62
29
1, Vẽ biểu đồ cột chồng thể hiện sự đa dạng thành phần loài và sự suy giảm số lượng loài động vật, thực vật ở nước ta
2, Từ biểu đồ đã vẽ hãy nhận xét và giải thích nguyên nhân làm suy giảm đa dạng sinh học.
Câu 3: (2,0 điểm)
Dựa vào át lát địa lí và kiến thức đã học, chứng minh rằng dân cư nước ta phân bố không đồng đều.
Câu 4: (2,0 điểm)
Ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến sản xuất và đời sống ở nước ta như thế nào?
ĐÁP ÁN
Câu
Nội dung
Điểm
1
1, Giới hạn phần đất liền
- Diện tích đất liền và các hải đảo 331.212 km2.
- Biên giới:
+ phía Bắc giáp Trung Quốc với đường biên giới dài 1300km.
+ phía Tây giáp Lào 2100km, Campuchia hơn 1100km.
+ phía Đông và Nam giáp biển 3260km
- Hệ toạ độ địa lí:
+ Vĩ độ: 23023'B - 8034' B (kể cả đảo: 23023' B - 6050' B)
+ Kinh độ: 1020109Đ - l09024'Đ (kể cả đảo 1010Đ – l07020’Đ).
2, Ý nghĩa của vị trí địa lí về tự nhiên
- Thiên nhiên mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
- Đa dạng về động - thực vật, nông sản.
- Nằm trên vành đai sinh khoáng nên có nhiều tài nguyên khoáng sản.
- Có sự phân hoá da dạng về tự nhiên: +,phân hoá Bắc - Nam.
+, phân hóa Đông – Tây
+, phân hóa giữa đồng bằng với miền núi
- Khó khăn: bão, lũ lụt, hạn hán
1,0
1,0
2
1, Vẽ biểu đồ cột chồng, đảm bảo yêu cầu
- Chính xác, ghi đầy đủ các giá trị
- Có tên biểu đồ
- Có chú giả
- Đảm bảo tính thẩm mĩ
(thiếu một yếu tố trên trừ 0,25 điểm)
2, Nhận xét và giải thích
- Sự suy giảm đa dạng sinh học (d/c)
- Nguyên nhân
+Khai thác rừng,thu hẹp không gian sống của sinh vật
+Ô nhiễm môi trường
+Khai thác quá mức của con người
2,0
1,0
3
Dân cư nước ta phân bố không đồng đều
* Giữa đồng bằng với trung du, miền núi
- Đồng bằng tập trung 75% dân số, mật độ dân số cao
ĐBSH: 1225 người/km2
- Miền núi chiếm 25% dân số, mật độ dân số thấp
Vùng Tây Bắc 69 người/km2
* Giữa ĐBSH với ĐBSCL:
ĐBSH mật độ dân số cao hơn ĐBSCL
- ĐBSH mật độ dân số từ 501-2000 người
- ĐBSCL phần lớn có mật độ dân số 101-200 người/km2 và 201-500 người/km2. Đồng tháp mười và Hà Tiên mật độ dân số chỉ là 50-100 người/km2
* Phân bố không đồng đều ngay trong một vùng kinh tế
- ĐBSH: Vùng trung tâm, ven biển phía đông và đông nam mật độ dân số cao trên 2000 người/km2; rìa phía bắc và đông bắc, tây bắc mật độ chỉ 200-501 người/km2
- ĐBSCL: Vùng ven sông tiền mật độ từ 501-1000 người/km2, đồng tháp mười và Hà tiên mật độ thấp hơn nhiều.
* Phân bố không đồng đều ngay trong một tỉnh
Thanh Hóa: vùng ven biển tại thành phố Thanh Hóa và Sầm Sơn có mật độ trên 2000 người/km2. Vùng phía Tây giáp biên giới Việt Lào mật độ dưới 50 người/km2
0,5
0,5
0,5
0,5
4
* Ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp
- Nền nhiệt ẩm cao thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp lúa nước, tăng vụ, đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi, phát triển mô hình nông – lâm kết hợp...
- Khó khăn: Lũ lụt, hạn hán, khí hậu, thời tiết không ổn định.
* Ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất khác và đời sống
- Thuận lợi để phát triển các ngành lâm nghiệp , thuỷ sản, GTVT, du lịch, … và đẩy mạnh hoạt động khai thác, xây dựng vào mùa khô.
- Khó khăn:
+ Các hoạt động giao thông, vận tải du lịch, CN khai thác chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự phân mùa khí hậu, chế độ nước sông.
+ Độ ẩm cao gây khó khăn cho việc quản máy móc, thiết bị, nông sản.
- Các thiên tai như mưa bão, lũ lụt, hạn hán và diễn biến bất thường như dông, lốc, mưa đá, sương mù, rét hại, khô nóng, …cũng gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống.
+ Môi trường thiên nhiên dễ bị suy thoái
0,75
1,25
File đính kèm:
- thi hoc ki 112.doc