Chuyên đề Thành lập bản đồ du lịch Ninh Bình

Đối với việc giảng dạy môn Địa lí thì bản đồ là một thiết bị dạy học quan trọng, không thể thiếu trong các bài học. Nó không chỉ là phương tiện trực quan giúp học sinh hình dung một cách dễ dàng các không gian địa lí trong bài mà còn là nguồn tư liệu phong phú, có độ tin cậy cao trong nghiên cứu khoa học. Chính vì thế bản đồ được coi là ngôn ngữ thứ hai của môn Địa lí.

 Từ cuối thế kỉ XX, công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ như vũ bão, một trong những ứng dụng đặc biệt hữu ích của nó đối với khoa học Địa lí nói chung và việc giảng dạy môn Địa lí nói riêng đó là việc sử dụng nó như một công cụ vào việc thành lập bản đồ. Tin học đã thay thế bản đồ giấy bằng bản đồ số, đồng thời làm thay đổi phương pháp thành lập bản đồ, từ phương pháp truyền thống sang phương pháp mới, hiện đại nhằm nâng cao tính khoa học, độ chính xác, tính thẩm mĩ, rút ngắn thời gian, chi phí thành lập bản đồ.

 

doc21 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2084 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thành lập bản đồ du lịch Ninh Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u, khu neo tránh tàu thuyền nằm trên các bờ sông và cửa sông, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Tuyến đường sắt Bắc - Nam qua địa bàn tỉnh có chiều dài 19 km với 4 ga (ga Ninh Bình, ga Cầu Yên, ga Gềnh và Đồng Giao), thuận lợi trong vận chuyển hành khách và hàng hoá. Hệ thống đường sắt cao tốc đang được quy hoạch, thiết kế, khi đi vào hoạt động sẽ tạo thuận lợi lớn trong phát triển của tỉnh. Thông tin liên lạc: Thông tin liên lạc phục vụ cho mục đích du lịch chủ yếu là mạng lưới bưu điện trong tỉnh, đặc biệt là các bưu điện tại các khu du lịch. Hiện nay phát triển thêm hình thức điểm truy cập Internet. Trong toàn tỉnh có 1 bưu điện tỉnh và 8 bưu điện huyện thị. 2.2.4 Cơ sở vật chất kĩ thuật: Trên địa bàn tỉnh Ninh Bình hệ thống cơ sở vật chất truy chưa đồng bộ nhưng đã và đang được xây dựng, đầu tư, hiện đại hóa nhằm đáp ứng nhu cầu của hoạt động du lịch ngày càng lớn mạnh. Toàn tỉnh có 76 cơ sử lưu trú (2005). Trong đó có 44 cơ sở lưu trú đã được thẩm định. Tổng số giường là 1051, tống số giường là 1742, chất lượng phòng không ngừng được cải thiện. Hệ thống nhà hàng phục vụ cho mục đích du lịch ngày càng được mở rộng, nổi tiếng với một số món ăn ẩm thực: Nhà hàng Mai Hương (cơm cháy); Nhà hàng Anh Dzũng; Nhà hàng Đức dê (các món ăn từ thịt dê núi)… 2.3 Nội dung phụ thành lập bản đồ: 2.3.1 Bản đồ phụ: - Tên bản đồ: Mật độ di tích được xếp hạng quốc gia và doanh thu du lịch của các huyện. - Tỉ lệ bản đồ: Bản đồ có tỉ lệ là 1: 350 000 - Mục đích thành lập: Bản đồ được thành lập nhằm thể hiện mật độ di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia của Ninh Bình, đồng thời thể hiện doanh thu từ du lịch của các huyện trong 3 năm: 2000, 2002, 2004. Qua đó có thể đánh giá được tiềm năng du lịch, hiện trạng khai thác và phát triển du lịch của từng huyện. - Nội dung bản đồ: Phần nền cơ sở địa lí: Địa giới hành chính cấp tỉnh, huyện, hệ thống giao thông, sông ngòi đã được khái quát hoá cho phù hợp với mục đích và tỉ lệ bản đồ; Mật độ các di tích được xếp hạng cấp quốc gia; Doanh thu từ du lịch của các huyện qua một số năm. 2.3.2 Các biểu đồ: - Biểu đồ 1: Thể hiện lượng khách du lịch và doanh thu du lịch của toàn tỉnh (1992 - 2005). Qua biểu đồ có thể thấy được sự phát triển của du lịch Ninh Bình qua từng năm và đặc điểm nguồn khách du lịch. Bảng 1: Các chỉ tiêu chủ yếu phát triển du lịch Ninh Bình giai đoạn 1992 - 2005 Năm Khách du lịch Khách quốc tế Khách nội địa 1992 6380 126 6254 1993 23688 1095 22593 1994 29958 9148 20810 1995 240302 86094 154208 1996 239733 57491 182242 1997 312976 59558 253418 1998 322854 61303 261551 1999 334627 70119 264508 2000 300616 82778 217838 2001 303707 110168 193539 2002 306758 99909 206849 2003 294450 104003 190447 2004 567165 266875 300290 2005 1011371 420406 590965 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Ninh Bình) Bảng 2: Doanh thu từ du lịch của Ninh Bình (tỉ đồng) Năm 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 DT 0,9 3,4 7,4 9,8 10,6 11,5 11,8 14,0 14,7 18,3 18,9 27,3 40,7 65,9 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Ninh Bình) Biểu đồ 2: Thể hiện khách du lịch quốc tế tới Ninh Bình phân theo các khu vực theo bảng số liệu sau: Bảng 3: Khách quốc tế tới Ninh Bình (lượt người) Năm 1995 2000 2005 Tây Âu 64571 60428 298488 Đông Nam Á 3013 4139 25225 Châu Úc 2152 4967 21020 Các nước khác 16358 13244 75673 (Nguồn: Sở du lịch Ninh Bình) Biểu đồ 3: Thể hiện lao động của ngành du lịch trong tổng lao động của ngành dịch vụ và doanh thu của ngành du lịch trong tổng giá trị sản xuất của ngành dịch vụ. Bảng 4: Doanh thu và lao động của ngành du lịch so với giá trị sản xuất và lao động của toàn ngành dịch vụ (%) Năm 2000 2005 Doanh thu Lao động Doanh thu Lao động Ngành dịch vụ khác 98,0 88,5 95,9 86,9 Du lịch 2,0 11,5 4,1 13,1 (Nguồn: Sở du lịch Ninh Bình) 2.3.3 Một số hình ảnh về du lịch Ninh Bình: Hình ảnh tiêu biểu cho du lịch Ninh Bình như thắng cảnh Tam Cốc, đền Đinh - Lê cùng hình ảnh một số điểm du lịch khác. 3. Phương pháp thể hiện: 3.1 Phương pháp thể hiện cơ sở địa lí: Để thể hiện các nội dung này ta có thể sử dụng phương pháp kí hiệu, phương pháp kí hiệu tuyến. Cụ thể: Địa giới tỉnh, huyện, xã và ranh giới giữa đất liền với vịnh Bắc Bộ được thể hiện bằng phương pháp kí hiệu tuyến tính, với kí hiệu qui ước như trên bản đồ địa hình. Các tuyến giao thông sử dụng phương pháp kí hiệu tuyến tính. Đường sắt là kí hiệu đường hai nét với các đoạn màu trắng – đen xen kẽ. Đường ôtô được thể hiện bằng màu đỏ, tùy theo cấp đường mà điều chỉnh kích thước, màu sắc của kí hiệu sao cho hợp lí (đường quốc lộ thường sử dụng kí hiệu có nét đậm nhất). Yếu tố thuỷ hệ gồm sông ngòi, ao hồ. Trong đó sông được thể hiện bằng một nét, các hồ ao đầm thể hiện bằng hai nét và tô màu nền. 3.2 Phương pháp thể hiện nội dung chính: 3.2.1 Phương pháp thể hiện nền địa hình: Trong bản đồ du lịch Ninh Bình yếu tố nền điah hình được thể hiện gồm có: - Các điểm độ cao, các đỉnh núi cao: Yếu tố này được đưa lên bản đồ bằng phương pháp kí hiệu điểm. Các điểm độ cao được ghi chú dưới dạng số. - Hình thái địa hình: Được thể hiện bằng phương pháp đường bình độ kết hợp với phân tầng màu theo độ cao, gam màu được sử dụng là gam màu xanh, vàng và đỏ nâu, theo nguyên tắc màu đậm dần theo sự tăng của độ cao. Căn cứ vào các nguồn dữ liệu, xác định được độ cao của Ninh Bình nằm trong phạm vi từ 0 - 600m, nên sự phân tầng màu này được xây dựng theo các thang tầng sau: + Dưới 50m + Từ 50 - 200m + Từ 200 - 500m + Trên 500m 3.2.2 Phương pháp thể hiện tài nguyên du lịch (các điểm du lịch): Phương pháp thể hiện tài nguyên du lịch tốt nhất là phương pháp kí hiệu. Trong bản đồ du lịch ninh bình chủ yếu sử dụng phương pháp kí hiệu trực quan (kí hiệu tượng trưng và kí hiệu tượng hình). Các kí hiệu trực quan có dạng gần giống với đối tượng hoặc hiện tượng được phản ánh, các kí hiệu này thường có dạng tự nhiên (hay còn gọi là kí hiệu tượng hình), ví dụ trên bản đồ dạng kí hiệu tượng hình để thể hiện các yếu tố chùa, đền… Hoặc các kí hiệu có dạng tượng trưng, trên bản đồ thể hiện các tài nguyên du lịch như hang động, lễ hội, làng nghề… Ngoài ra các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng: bưu điện, khách sạn… cũng được sử dụng phương pháp kí hiệu. 3.2.3 Phương pháp thể hiện các tuyến, các khu và các điểm du lịch: Phương pháp thể hiện các tuyến du lịch ta sử dụng phương pháp kí hiệu đường chuyển động, với các mũi tên chỉ tuyến du lịch. Các khu du lịch là những đối tượng không phân bố đều trên lãnh thổ mà chỉ có ở những vùng nhất định. Vì vậy, trên bản đồ du lịch Ninh Bình các khu du lịch được thể hiện theo phương pháp vùng phân bố (phương pháp khoanh vùng) bằng cách sử dụng kí hiệu. Do chưa có tài liệu nào hiện nay phân định chính xác ranh giới của các khu du lịch này nên ranh giới này chỉ mang tính chất tương đối. Trên bản đồ du lịch em phân định ranh giới của các khu du lịch dựa vào điểm du lịch được quy hoạch trong từng khu. 3.3 Phương pháp thể hiện nội dung phụ của bản đồ: 3.3.1 Bản đồ phụ: Nền cơ sở địa lí: Sử dụng phương pháp kí hiệu tuyến tính. Mật độ các di tích được xếp hạng cấp quốc gia: Được thể hiện bằng phương pháp Catogram với các thang bậc như sau: Dưới 5 di tích/100km2, từ 5 - 10 di tích/100km2, trên 10 di tích/100km2. Doanh thu từ du lịch của các huyện qua một số năm được thể hiện bằng phương pháp cartodigram, trực quan hoá bằng hình cột, chiều cao của các hình cột thể hiện doanh thu từ du lịch của các huyện. 3.3.2 Các biểu đồ: - Biểu đồ 1: Được xây dựng trên cơ sở bảng 1 và bảng 2: 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 1995 2000 2005 - Biểu đồ 2: 2000 2005 2000 2005 DOANH THU CỦA DU LỊCH TRONG TỔNG GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CỦA NGÀNH DỊCH VỤ LAO ĐỘNG CỦA NGÀNH DU LỊCH TRONG TỔNG SỐ LAO ĐỘNG CỦA NGÀNH DỊCH VỤ Biểu đồ 3: 3.4 Thiết kế kí hiệu, chữ viết và bảng chú giải: 3.4.1 Thiết kế hệ thống kí hiệu: Hệ thống kí hiệu sử dụng trên bản đồ du lịch Ninh Bình được thiết kế dựa trên những nguyên tắc cơ bản, phải đảm bảo tính khoa học, tính lôgic, tính trực quan, tính mĩ thuật, nhằm phát huy hiệu quả tối đa của các kí hiệu. Các phương pháp biểu hiện cơ bản là kí hiệu tượng trưng, kí hiệu tượng hình, kí hiệu tuyến tính, khoanh vùng, kí hiệu hình học, kí hiệu chữ (thể hiện cụ thể trong bảng chú giải). 3.4.2 Thiết kế hệ thống chữ viết: - Tên bản đồ: Tên bản đồ được thiết kế bằng kiểu chữ VntimeH Bold, màu đen, cỡ 100 Ví dụ: b¶n ®å - Tên hành chính: + Tên tỉnh lân cận: Kiểu chữ VntimeH Bold, màu vàng cam, cỡ 38 Ví dụ: hoµ b×nh + Tên thành phố, thị xã: Kiểu chữ VntimeH Bold, màu vàng cam, cỡ 28 Ví dụ: tp. Ninh b×nh + Tên thành phố: Kiểu chữ VnArialH Bold, màu vàng cam, cỡ 20 Ví dụ: nho quan + Tên thị trấn: Kiểu chữ VnArialH Bold, đen, cỡ 14 Ví dụ: tt. Nho quan + Tên xã: Kiểu chữ VnArialH, đen, cỡ 12 Ví dụ: Yªn Quang - Tên sông, hồ: + Tên sông lớn: Kiểu chữ VntimeH Italic, màu xanh cỡ 16 Ví dụ: s«ng ®¸y + Tên sông nh: Kiểu chữ Vntime Italic, màu xanh cỡ 14 Ví dụ: s. Hoµng Long - Tên chú giải, biểu đồ, tỉ lệ: + Tên bảng chú giải: Kiểu chữ VntimeH Bold, màu đen, cỡ 28 Ví dụ: chó gi¶i + Tên biểu đồ, tỉ lệ bản đồ: Kiểu chữ VntimeH Bold, màu đen, cỡ 28 Ví dụ: tØ lÖ - Kiểu chữ dùng trong các ghi chú: + Ghi chú điểm độ cao: Kiểu chữ Vntime, màu đen, cỡ 12 Ví dụ: ▲ 630 + Ghi chú các điểm du lịch: Kiểu chữ Vntime Italic, màu hồng, cỡ 15 Ví dụ: Tam Cèc 3.4.2 Thiết kế bảng chú giải Bảng chú giải là chìa khóa để đọc bản đồ. Thông qua bảng chú giải người đọc có thể khai thác nội dung bản đồ, vì vậy khi thiết kế bảng chú giải phải chú ý đến các yêu cầu sau: - Đảm bảo sự tương ứng của kí hiệu trên bản đồ và bảng chú giải. - Đảm bảo tính khoa học, logic, đầy đủ, rõ ràng. - Trong khi thiết kế bảng chú giải phải có cấu trúc ưu tiên cho nội dung chính, sau đó mới đến nội dung bổ trợ và các yếu tố nội dung khác. Trên bản đồ du lịch tỉnh Ninh Bình, bảng chú giải được thiết kế theo trình tự như sau:

File đính kèm:

  • docThanh lap ban do du lich Ninh Binh.doc