Câu 1: Đặc điểm của thằn lằn khác với ếch đồng là:
A. Da khô có vảy sừng bao bọc.
B. Chi có 4 ngón, yếu.
C. Tai có màng nhĩ.
D. Mắt có mi.
Câu 2: Lớp Bò sát được chia thành: Bộ Có vảy, Bộ Cá sấu và Bộ (?)
A. Bộ Không vảy.
B. Bộ Không chân.
C. Bộ Rùa.
D. Bộ Có đuôi.
Câu 3: Tim Thằn lằn bóng có cấu tạo gồm:
A. Có 1 ngăn.
B. Có 2 ngăn.
C. Có 3 ngăn.
D. Có 4 ngăn.
Câu 4: Ếch đồng hô hấp chủ yếu bằng:
A. Mang.
B. Da.
C. Phổi.
D. Da và phổi.
Câu 5: Khi phân loại, người ta xếp Cá cóc Tam Đảo vào lớp:
A. Lưỡng cư.
B. Bò sát.
C. Chim.
D. Thú.
Câu 6: Máu đi từ các cơ quan (trừ phổi) trở về tim của Chim bồ câu là:
A. Máu đỏ tươi.
B. Màu đỏ thẫm.
C. Máu pha.
D. Máu giàu khí oxi.
Câu 7: Để duy trì đa dạng sinh học, chúng ta cần phải:
A. Đốt, chặt phá rừng.
B. Hủy hoại môi trường sống.
C. Bảo vệ môi trường sống.
D. Săn bắt nhiều động vật rừng.
Câu 8: Ruột tịt (manh tràng) ở Thỏ có tác dụng:
A. Hấp thụ các chất dinh dưỡng.
B. Tiêu hóa tinh bột.
C. Tiêu hóa lipit (chất mỡ).
D. Tiêu hóa xenlulôzơ
Câu 9: Nhóm thú nào thuộc Bộ Guốc lẻ?
A. Ngựa, lợn.
B. Trâu, dê, cừu.
C. Hươu, lợn, bò.
D. Tê giác, ngựa.
Câu 10: Chim cổ có nguồn gốc từ:
A. Thú cổ.
B. Bò sát cổ.
C. Cá vây tay cổ.
D. Chim ngày nay.
Câu 11: Cá voi được xếp vào lớp Thú vì:
A. Chi trước biến đổi thành vây bơi.
B. Chi sau tiêu giảm.
C. Nuôi con bằng sữa.
D. Có đời sống thích nghi ở nước.
Câu 12: Thiên địch là nhóm sinh vật:
A. Gây bệnh cho con người.
B. Gây bệnh cho cây trồng.
C. Giúp diệt các sinh vật có hại.
D. Giúp sinh vật gây hại phát triển.
4 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 408 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ma trận đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 7 - Học kì 2 - Trường THCS Lộc Hoà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD-ĐT Long Hồ
Trường THCS Lộc Hòa
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
Năm học: 2013 – 2014
Môn: SINH HỌC 7
NỘI DUNG
MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC KỸ NĂNG
BIẾT
HIỂU
VẬN DỤNG
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Chương 6.
Lớp Lưỡng cư
H/động hô hấp của ếch
Phân loại cá cóc
0,5đ = 5%
C4 : 0,25đ
C5 : 0,25đ
Lớp Bò sát
Đặc điểm chi của thằn lằn
Phân loại bò sát
So sánh cấu tạo thằn lằn với ếch
0,75đ = 7,5%
C3 : 0,25đ
C2 : 0,25đ
C1 : 0,25đ
Lớp Chim
Vòng tuần hoàn Chim
Đặc điểm thích nghi của chim
2,75đ = 27,5%
C6 : 0,25đ
C1 : 2,5đ
Lớp Thú
Đặc điểm của cá voi
Vai trò của manh tràng ở Thỏ
Đặc điểm chung của Thú
Phân loại bộ móng guốc
3,25đ = 32,5%
C8, C11 : 0,5đ
C3 : 2,5đ
C9 : 0,5đ
C7. Sự tiến hóa của động vật
Nguồn gốc của Chim cổ
0,25đ = 2,5%
C10:0,25đ
C8. ĐV và đời sống con người
Biện pháp bảo vệ đa dạng SH
Khái niệm ĐV quý hiếm
Nêu VD
Khái niệm thiên địch
2,5đ = 25%
C7 : 0,25đ
C2 : 2đ
C12 : 0,25đ
Tổng số câu
6
1
4
1
2
1
Tổng điểm
1,5đ
2đ
1,0đ
2,5đ
0,5đ
2,5đ
Tỉ lệ %
35%
35%
30%
Phòng GD-ĐT Long Hồ
Trường THCS Lộc Hòa
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II - Năm học: 2013 – 2014
Môn: SINH HỌC 7
Thời gian: 60 phút (không kể thời gian phát đề)
I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Câu 1: Đặc điểm của thằn lằn khác với ếch đồng là:
A. Da khô có vảy sừng bao bọc.
B. Chi có 4 ngón, yếu.
C. Tai có màng nhĩ.
D. Mắt có mi.
Câu 2: Lớp Bò sát được chia thành: Bộ Có vảy, Bộ Cá sấu và Bộ (?)
A. Bộ Không vảy.
B. Bộ Không chân.
C. Bộ Rùa.
D. Bộ Có đuôi.
Câu 3: Tim Thằn lằn bóng có cấu tạo gồm:
A. Có 1 ngăn.
B. Có 2 ngăn.
C. Có 3 ngăn.
D. Có 4 ngăn.
Câu 4: Ếch đồng hô hấp chủ yếu bằng:
A. Mang.
B. Da.
C. Phổi.
D. Da và phổi.
Câu 5: Khi phân loại, người ta xếp Cá cóc Tam Đảo vào lớp:
A. Lưỡng cư.
B. Bò sát.
C. Chim.
D. Thú.
Câu 6: Máu đi từ các cơ quan (trừ phổi) trở về tim của Chim bồ câu là:
A. Máu đỏ tươi.
B. Màu đỏ thẫm.
C. Máu pha.
D. Máu giàu khí oxi.
Câu 7: Để duy trì đa dạng sinh học, chúng ta cần phải:
A. Đốt, chặt phá rừng.
B. Hủy hoại môi trường sống.
C. Bảo vệ môi trường sống.
D. Săn bắt nhiều động vật rừng.
Câu 8: Ruột tịt (manh tràng) ở Thỏ có tác dụng:
A. Hấp thụ các chất dinh dưỡng.
B. Tiêu hóa tinh bột.
C. Tiêu hóa lipit (chất mỡ)..
D. Tiêu hóa xenlulôzơ
Câu 9: Nhóm thú nào thuộc Bộ Guốc lẻ?
A. Ngựa, lợn.
B. Trâu, dê, cừu.
C. Hươu, lợn, bò.
D. Tê giác, ngựa.
Câu 10: Chim cổ có nguồn gốc từ:
A. Thú cổ.
B. Bò sát cổ.
C. Cá vây tay cổ.
D. Chim ngày nay.
Câu 11: Cá voi được xếp vào lớp Thú vì:
A. Chi trước biến đổi thành vây bơi.
B. Chi sau tiêu giảm.
C. Nuôi con bằng sữa.
D. Có đời sống thích nghi ở nước.
Câu 12: Thiên địch là nhóm sinh vật:
A. Gây bệnh cho con người.
B. Gây bệnh cho cây trồng.
C. Giúp diệt các sinh vật có hại.
D. Giúp sinh vật gây hại phát triển.
-Hết-
Phòng GD-ĐT Long Hồ
Trường THCS Lộc Hòa
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II - Năm học: 2013 – 2014
Môn: SINH HỌC 7
Thời gian: 60 phút (không kể thời gian phát đề)
II: TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1: (2,5 điểm)
Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài thích nghi với đời sống bay của Chim bồ câu.
Câu 2: (2,0 điểm)
Thế nào là động vật quý hiếm? Cho 2 ví dụ về động vật quý hiếm.
Câu 3: (2,5 điểm)
Hãy chứng minh: lớp Thú là lớp động vật có xương sống có tổ chức cao nhất?
-Hết-
Phòng GD-ĐT Long Hồ
Trường THCS Lộc Hòa
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM
Môn: SINH HỌC 7
I. TRẮC NGHIỆM: Mỗi câu đúng được 0,25 điểm.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Chọn
A
C
C
D
A
B
C
D
D
B
C
C
II. TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1: Đặc điểm cấu tạo ngoài thích nghi với đời sống bay của Chim bồ câu:
Thân chim hình thoi ® giảm sức cản khi bay. (0,5 đ)
Cơ thể phủ lông vũ, xốp ® làm cơ thể nhẹ và giữ ấm cơ thể. (0,5 đ)
Chi sau gồm 3 ngón trước, 1 ngón sau ® bám vào cành cây. (0,5 đ)
Hàm không răng ® làm giảm trọng lượng. (0,5 đ)
Mắt, tai phát triển ® thuận lợi khi bắt mồi. (0,5 đ)
Câu 2:
Động vật quý hiếm là những động vật có giá trị nhiều mặt nhưng hiện đang có số lượng đang giảm sút trong tự nhiên. (1,0 điểm)
Mỗi ví dụ đúng được 0,5 điểm.
Câu 3: Lớp Thú là lớp ĐVCXS có tổ chức cao nhất:
Thai sinh và nuôi con bằng sữa. (0,5 đ)
Có bộ lông mao bao phủ cơ thể. (0,5 đ)
Bộ răng phân hóa thành răng nanh, răng cửa, răng hàm. (0,5 đ)
Tim có 4 ngăn, máu nuôi cơ thể là máu đỏ tươi. (0,5 đ)
Bộ não phát triển. (0,5 đ)
Lộc Hòa, ngày 19 tháng 03 năm 2014
GV ra đề
Nguyễn Hoàng Nam
Duyệt của Tổ CM
Duyệt của Ban giám Hiệu
File đính kèm:
- De thi HKII Sinh 7 2013 2014.doc