- Hiểu được thế nào là trạng ngữ (ND Ghi nhớ).
- Nhận diện được trạng ngữ trong câu (BT1, mục III), bước đầu viết được đoạn văn ngắn trong đó có ít nhất 1 câu có sử dụng trạng ngữ (BT2).
- HS khá, giỏi viết được đoạn văn có ít nhất 2 câu dùng trạng ngữ (BT2). (Ghi chú)
- Biết nhận diện & đặt được câu có trạng ngữ.
- Yêu thích tìm hiểu Tiếng Việt.
3 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 3461 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luyện Từ Và Câu: Thêm trạng ngữ cho câu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luyện Từ Và Câu
PPCT: 61
THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU
I.MỤC TIÊU:
Hiểu được thế nào là trạng ngữ (ND Ghi nhớ).
Nhận diện được trạng ngữ trong câu (BT1, mục III), bước đầu viết được đoạn văn ngắn trong đó có ít nhất 1 câu có sử dụng trạng ngữ (BT2).
HS khá, giỏi viết được đoạn văn có ít nhất 2 câu dùng trạng ngữ (BT2). (Ghi chú)
Biết nhận diện & đặt được câu có trạng ngữ.
Yêu thích tìm hiểu Tiếng Việt.
II.CHUẨN BỊ:
Bảng phụ viết câu văn ở BT1 (phần Luyện tập).
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: Câu cảm
GV kiểm tra 2 HS
GV nhận xét
3.Bài mới:
a)Giới thiệu bài
Trong các tiết học trước, các em đã
biết câu có 2 thành phần là CN và VN. Đó là những thành phần chính của câu. Tiết học hôm nay giúp các em biết thành phần phụ của câu: trạng ngữ (TrN)
b)Hướng dẫn tìm hiểu bài
Hoạt động1:Hướng dẫn phần nhận xét
GV yêu cầu HS đọc nội dung bài tập 1, 2, 3.
Yêu cầu HS hoạt động nhóm
GV nhận xét
Lưu ý: TrN có thể đứng trước C – V của câu, đứng giữa CN và VN hoặc đứng sau nòng cốt câu. Trong trường hợp TrN đứng sau, nó thường được phân cách với nòng cốt câu bằng một quãng ngắt hơi (thể hiện bằng dấu phẩy khi viết) hoặc bằng một quan hệ từ chỉ nguyên nhân, mục đích, phương tiện. Để phù hợp với trình độ của HS tiểu học, Sgk chỉ nêu các trường hợp TrN đứng trước nòng cốt câu. Tuy nhiên, nếu HS đặt câu có TrN đứng sau nòng cốt câu thì vẫn chấp nhận.
* Ghi nhớ kiến thức
Yêu cầu HS đọc thầm phần ghi nhớ
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập
Bài tập 1:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập
GV phát phiếu cho một số HS.
GV nhận xét; mời vài HS dán bài làm lên bảng lớp.
GV chốt lại lời giải đúng: gạch dưới bộ phận TrN trong các câu văn đã viết trên bảng phụ.
+ Ngày xưa, rùa có một cái mai láng bóng.
+ Trong vườn, muôn loài hoa đua nở.
+ Từ tờ mờ sáng, cô Thảo đã dậy sắm sửa đi về làng. Làng cô ở cách làng Mĩ Lý hơn mười lăm cây số. Vì vậy, mỗi năm cô chỉ về làng chừng hai ba lượt.
GV yêu cầu HS đặt câu hỏi cho bộ phận mờ sáng, cô Thảo đã dậy sắm sửa đi về làng. Làng cô ở cách làng Mĩ Lý hơn mười lăm cây số. Vì vậy, mỗi năm cô chỉ về làng chừng hai ba lượt.
GV yêu cầu HS đặt câu hỏi cho bộ phận TrN.
GV lưu ý HS: bộ phận TrN trả lời cho câu hỏi Khi nào? Ở đâu? Vì sao? Để làm gì? ……
Bài tập 2:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập
GV nhận xét, chấm điểm.
4.Củng cố:
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
Yêu cầu HS về nhà viết đoạn văn ở BT2 chưa đạt yêu cầu, về nhà hoàn chỉnh và viết lại vào vở.
5.Dặn dò:
Chuẩn bị bài: Thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu.
Nhận xét tiết học.
1 HS nói lại nội dung cần ghi nhớ.
1 HS đặt câu cảm.
HS nhận xét
HS tiếp nối nhau đọc nội dung BT.
HS hoạt động nhóm, suy nghĩ, trả lời lần lượt từng câu hỏi.
Đại diện nhóm trình bày.
HS đọc thầm phần ghi nhớ
3 – 4 HS lần lượt đọc to phần ghi nhớ trong SGK
Bài 1
HS đọc yêu cầu của bài tập
HS làm việc cá nhân vào vở. Một số HS làm bài trên phiếu.
HS phát biểu ý kiến.
HS làm bài trên phiếu dán bài làm lên bảng lớp, đọc kết quả.
HS đặt câu hỏi cho bộ phận TrN.
Bài 2
HS đọc yêu cầu của bài tập
HS thực hành viết 1 đoạn văn ngắn về 1 lần đi chơi xa, trong đó có ít nhất 1 câu dùng TrN.
Viết xong, từng cặp HS đổi bài sửa lỗi cho nhau.
HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn, nói rõ câu văn có dùng TrN.
HS về nhà viết đoạn văn ở BT2 chưa đạt yêu cầu, về nhà hoàn chỉnh và viết lại vào vở.
File đính kèm:
- them trang ngu cho cau.docx