Luyện từ và câu 7

Câu 1 : Viết lại và gạch một gạch dưới từ được dùng với nghĩa gốc, hai gạch với từ được dùng với nghĩa chuyển trong các câu sau :

a) Nói ngọt lọt đến xương.

b) Quả dưa này rất ngọt.

c) Dưới chân núi là ruộng bậc thang uốn lượn.

d) Chân của em bé nhỏ xíu.

Câu 2: Cho đoạn văn sau:

 Ban đêm, mặt trăng tròn vành vạnh. Đồng lúa trải một màu vàng mênh mông.

 Mặt ao sóng sánh, một mảnh trăng bồng bềnh trôi trong nước.

 Xác định từ loại các từ được gạch dưới

 

doc2 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2291 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luyện từ và câu 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tên : ……………………………………………………………….. Luyện từ và câu 7 Câu 1 : Viết lại và gạch một gạch dưới từ được dùng với nghĩa gốc, hai gạch với từ được dùng với nghĩa chuyển trong các câu sau : Nói ngọt lọt đến xương. Quả dưa này rất ngọt. Dưới chân núi là ruộng bậc thang uốn lượn. Chân của em bé nhỏ xíu. Câu 2: Cho đoạn văn sau: Ban đêm, mặt trăng tròn vành vạnh. Đồng lúa trải một màu vàng mênh mông. Mặt ao sóng sánh, một mảnh trăng bồng bềnh trôi trong nước. Xác định từ loại các từ được gạch dưới Câu 3: Xác định chủ ngữ,vị ngữ trong các câu sau: Trời trở heo may, những bông hoa li ti rơi lả tả trên mái đầu, trên vai áo người qua đường như lưu luyến. Sóng bị phá vỡ rất nhanh khi lan tới những chiếc lá nổi bập bềnh trên mặt đầm. Tiếng sóng trên bờ tre rì rào và tiếng lá khô kêu xào xạc dưới chân Câu4: Dấu phẩy trong câu sau có tác dụng gì? Chiều chiều ,(1) hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây ,(2) lọt qua không khí rồi bay nhẹ đến ,(3) rồi thoáng cái lại bay đi. ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... Câu 5: Các từ trong mỗi nhóm dưới đây có quan hệ với nhau như thế nào?( Đồng âm, đồng nghĩa hay nhiều nghĩa) Đứng trước cửa nhà, đứng gió, đồng hồ đứng lúc 6 giờ. .......................................... Xanh ngắt, xanh rờn , xanh rì. .................................................................................. Đá tinh khiết, đá chân, ngựa đá. ............................................................................... Câu 6: Trong từ “ hạnh phúc” , phúc có nghĩa là “ điều may mắn, tốt lành”. Tìm 2 từ chứa tiếng “phúc” . Đặt câu với mỗi từ tìm được. ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... Câu 7: Tìm và gạch dưới các từ láy có trong đoạn văn: Trên các vòm lá dày ướt đẫm, những con chim Klang mạnh mẽ, dữ tợn , bắt đầu dang những đôi cánh lớn , giũ nước phành phạch. Cất lên những tiếng khô, sắc, chúng nhún chân bay lên, làm cho những đám lá úa rơi rụng lả tả. Xa xa, những chỏm núi màu tím biếc cắt chéo trên nền trời. Một dải mây mỏng, mềm mại như một dải lụa trắng dài vô tận, ôm ấp, quấn ngang các chỏm núi như quyến luyến, bịn rịn. Câu 8: Từ “ hay” trong các câu sau là động từ, tính từ hay quan hệ từ? Chú bé nghĩ xem mình có tiếp tục hát hay thôi. ....................................... Chú bé hát rất hay. ..................................................... Chú bé mới hay tin ông cụ qua đời. ................................................. Câu 9: Trong những câu sau, câu nào là câu ghép? câu nào là câu đơn? Làng quê tôi đã khuất hẳn nhưng tôi vẫn đăm đắm nhìn theo. ................................. Khi làng quê tôi đã khuất hẳn, tôi vẫn đăm đắm nhìn theo. ............................... Khi ngày chưa tắt hẳn, trăng đã lên rồi. ..................................................................... Ngày chưa tắt hẳn, trăng đã lên rồi. ........................................................................ Mặt trăng tròn, to và đỏ , từ từ nhô lên ở chân trời sau rặng tre đen mờ. .................. Vì trời hạn hán nên ruộng đồng nứt nẻ. ................................................................ Câu 10: Xác định trạng ngữ trong mỗi câu sau và cho biết ý nghĩa của mỗi trạng ngữ đó. Dưới bóng tre xanh, ta giữ gìn một nền văn hóa lâu đời. .......................................................................................................................................... Từ sáng tinh mơ, ông em đã cặm cụi làm việc ngoài vườn. ......................................................................................................................................... Vì tương lai của đất nước, chúng ta phải chăm lo đến sự nghiệp “trồng người”. ........................................................................................................................................... Để đạt được kết quả cao trong kì thi, chúng ta phải có kế hoạch ôn tập tốt. ........................................................................................................................................... Đột ngột và mau lẹ, chú ve ráng hết sức rút nốt đôi cánh mềm ra khỏi xác ve. ........................................................................................................................................... Câu 11: Tìm và gạch dưới từ dùng sai trong câu dưới đây và sửa lại cho phù hợp: Một không khí nhộn nhịp bao phủ khắp thành phố. ........................................................................................................................................... Ngô Thi Tuyển vác một thùng đạn nặng gấp đôi thể lực của mình , xông pha trong lửa đạn. ........................................................................................................................................... ...........................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docon tap tu va cau lop 5(5).doc