HS1: Kể tên 1 số loài cá sống ở nước mặn mà em biết ?
HS2: Kể tên 1 số loài cá sống ở nước ngọt mà em biết ?
HS khác nhận xét, bổ sung. GV đánh giá, ghi điểm.
1 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1517 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luyện từ - Câu: Từ ngữ về cây cối, đặt và trả lời câu hỏi “để làm gì ?” - Dấu chấm, dấu phẩy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luyện từ - Câu: TỪ NGỮ VỀ CÂY CỐI, ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI
“ĐỂ LÀM GÌ ?” - DẤU CHẤM, DẤU PHẨY
Người dạy: Trương Thị Tứ Ngày dạy:20 / 3 / 2008
Những hoạt động dạy học chủ yếu :
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
I/Bài cũ : (5’)
MT : CCố vốn từ về sông, biển.
PP: Thực hành
HS1: Kể tên 1 số loài cá sống ở nước mặn mà em biết ?
HS2: Kể tên 1 số loài cá sống ở nước ngọt mà em biết ?
HS khác nhận xét, bổ sung. GV đánh giá, ghi điểm.
HĐ 1 : Giới thiệu bài (2’)
GV giới thiệu bài ngắn gọn.
HĐ 2 : HD làm bài tập 1( 10’)
MT: + Mở rộng vốn từ về cây cối.
ĐD:
+ Mỗi nhóm 1 bảng phân loại các loại cây (Kẻ trên giấy A2)
+ Bút dạ
PP: Thảo luận, thực hành
Hoạt động nhóm: 5. GV chia nhóm, HS tạo nhóm mới
*GV treo bảng phụ, gọi 5 em kể tên 5 loại cây (lương thực, thực phẩm; ăn quả; lấy gỗ; bóng mát; cây hoa).
*Giao cho mỗi nhóm 1 phiếu học nhóm.
Giao việc: Thảo luận nhóm, kể tên và ghi vào phiếu học nhóm tên các loại cây mà em biết.
Cây L.thực, T.phẩm
Lúa, ngô, khoai lang, su hào, bí đỏ
Cây ăn quả
Cam, ổi, quýt, dưa hấu, sầu riêng
Cây lấy gỗ
Thông, mít, tre, xoan, pơ mu
Cây bóng mát
Bàng, phượng vĩ, đa, xà cừ, bồ đề
Cây hoa
Hồng, huệ, bông thọ, hướng dương
+ Các nhóm thảo luận, ghi tên các loại cây vào phiếu.
+ Trình bày sản phẩm của nhóm.
+ 1 em đại diện nhóm đọc, các nhóm khác nhận xét.
GV đánh giá, tuyên dương nhóm kể đúng tên nhiều cây.
(?) Kể tên những loại cây vừa cho quả, vừa cho gỗ ...
HĐ 3 : HD làm bài tập 2 (10’)
MT: + Biết đặt và trả lời câu hỏi với cụm từ “để làm gì ?”
ĐD: Mỗi nhóm 1 bảng đã ghi sẵn tên các loại cây trên giấy A4 (Mỗi nhóm cây có 5 loại)
PP : PP: Thảo luận, thực hành.
Hoạt động nhóm đôi.
Giao việc: Dựa vào các loại cây đã tìm được ở bài tập 1, 1 em đặt câu hỏi với cụm từ “để làm gì ?”, em khác trả lời.
Ví dụ: 1 bạn hỏi: Người ta trồng lay ơn để làm gì ?
Bạn khác trả lời: Người ta trồng lay ơn để lấy hoa.
+ Các nhóm làm việc.
+ Cho 1 số cặp hỏi - trả lời (5câu hỏi) trước lớp.
+ Cả lớp nhận xét. GV đánh giá, tuyên dương.
Lưu ý: Người ta trồng mít để ăn quả và lấy gỗ ...
HĐ4 : HD làm bài tập 3 (8’)
MT: Luyện tập về dấu chấm, dấu phẩy
ĐD:
+ Vở bài tập Tiếng Việt
+ Bìa lớn ghi đoạn văn đủ dấu chấm, dấu phẩy.
PP: Thực hành.
Hoạt động cá nhân
Cho 1 HS đọc to yêu cầu bài tập 3 (SGK trang 87)
* GV nhắc lại yêu cầu: có 3 ô trống, các em điền dấu chấm khi câu đã đủ ý, điền dấu phẩy để tách các ý của câu.
Giao việc: Cả lớp làm vào vở bài tập.
+ Cho 4-5 em đọc thành tiếng kết quả bài làm.
+ Cả lớp nhận xét, bổ sung
+ GV treo bài mẫu lên bảng. HS so sánh bài của mình.
+ GV kiểm tra, đánh giá, tuyên dương.
HĐ5 : Củng cố, dặn dò (5’)
MT: Củng cố 1 số từ ngữ về cây cối
ĐD: 5 câu đố trên giấy A3
PP: Hỏi đáp, động não.
Trò chơi: Giải câu đố.
+ GV treo từng câu đố lên bảng, đọc to câu đố
+ HS xung phong trả lời. HS khác bổ sung.
+ GV kết luận, tuyên dương.
Dặn HS luôn tự đặt câu hỏi “để làm gì ?” đối với các cây trồng cũng như 1 số việc làm.
File đính kèm:
- TU NGU VE CAY COI DIEN DAU CHAMDAU PHAY.doc