Bài 4, 5, 6. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN LÃNH THỔ
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Đặc điểm hình thành và phát triển lãnh thổ
-Có liên quan chặt chẽvới lịch sử hình thành và phát triển Trái Đất, rất lâu dài và phức
tạp.
-Chia làm 3 giai đoạn chính, mỗi giai đoạn có đặc điểm riêng, đánh dấu một bước phát
triển mới.
2. Các giai đoạn phát triển
a)Giai đoạn tiền Cambri
-Là giai đoạn đặt nền móng ban đầu, cổ nhất, kéo dài lâu nhất (kéo dài 2 tỉ năm, kết
thúc cách đây 540 triệu năm).
-Chỉ diễn ra trên một bộ phận nhỏ của lãnh thổ nước ta (các đá biến chất có tuổi 2,3 tỉ
năm được tìm thấy ở Tây Bắc, Bắc Trung Bộ).
-Các điều kiện địa lí còn rất sơ khai (tảo, động vật thân mềm ).
4 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1753 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luyện tập thi trắc nghiệm - thi tốt nghiệp THPT môn Địa lý Bài 4, 5, 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luyện tập thi trắc nghiệm - Thi tốt nghiệp THPT môn Địa lý
---------------------------------------------------------------------------------------
ThS. Nguyễn Duy Hòa & Lê Thí – Đại học Đà Nẵng
Trang 1
Bài 4, 5, 6. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN LÃNH THỔ
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Đặc điểm hình thành và phát triển lãnh thổ
- Có liên quan chặt chẽ với lịch sử hình thành và phát triển Trái Đất, rất lâu dài và phức
tạp.
- Chia làm 3 giai đoạn chính, mỗi giai đoạn có đặc điểm riêng, đánh dấu một bước phát
triển mới.
2. Các giai đoạn phát triển
a) Giai đoạn tiền Cambri
- Là giai đoạn đặt nền móng ban đầu, cổ nhất, kéo dài lâu nhất (kéo dài 2 tỉ năm, kết
thúc cách đây 540 triệu năm).
- Chỉ diễn ra trên một bộ phận nhỏ của lãnh thổ nước ta (các đá biến chất có tuổi 2,3 tỉ
năm được tìm thấy ở Tây Bắc, Bắc Trung Bộ).
- Các điều kiện địa lí còn rất sơ khai (tảo, động vật thân mềm…).
b) Giai đoạn Cổ kiến tạo
- Có ý nghĩa quyết định đến sự hình thành và phát triển lãnh thổ. Phần lớn lãnh thổ được
hình thành trong giai đoạn này.
- Diễn ra trong thời gian khá dài (475 triệu năm, bắt đầu cách đây 540 triệu năm kết
thúc cách đây 65 triệu năm).
- Là giai đoạn có nhiều biến động mạnh mẽ (chịu tác động của vận động tạo núi
Calêđôni, Hecxini, Inđôxini và Kimêri).
- Lớp vỏ cảnh quan địa lí nhiệt đới đã phát triển (san hô, rừng nhiệt đới, cổ sinh vật…).
c) Giai đoạn Tân kiến tạo
- Là giai đoàn cuối, giai đoạn hoàn thiện và đang còn tiếp diễn.
- Diễn ra ngắn nhất (mới cách đây 65 triệu năm).
- Chịu tác động mạnh mẽ của vận động tạo núi Anpi và những biến đổi khí hậu có quy
mô toàn cầu (nâng cao địa hình, hình thành các cao nguyên, bồi đắp các đồng bằng châu thổ).
- Hoàn thiện các điều kiện tự nhiên (hình thành các mỏ khoáng sản, thiên nhiên nhiệt
đới phát triển...).
B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Đây là đặc điểm của giai đoạn Tân kiến tạo :
A. Diễn ra trong khoảng 475 triệu năm.
B. Chịu tác động của các kì vận động tạo núi Calêđôni và Hecxini.
C. Chỉ diễn ra trên một bộ phận nhỏ của lãnh thổ nước ta.
D. Chịu tác động của vận động tạo núi Anpi và biến đổi khí hậu toàn cầu.
Luyện tập thi trắc nghiệm - Thi tốt nghiệp THPT môn Địa lý
---------------------------------------------------------------------------------------
ThS. Nguyễn Duy Hòa & Lê Thí – Đại học Đà Nẵng
Trang 2
Câu 2. Các mỏ than ở Quảng Ninh, Quảng Nam được hình thành trong :
A. Đại Trung sinh của giai đoạn Cổ kiến tạo.
B. Đại Cổ sinh của giai đoạn Cổ kiến tạo.
C. Kỉ Đệ tứ của giai đoạn Tân kiến tạo.
D. Đại Nguyên sinh của giai đoạn tiền Cambri.
Câu 3. Đây là điểm giống nhau về lịch sử hình thành của khối thượng nguồn sông Chảy và
khối núi cao Nam Trung Bộ.
A. Cùng được hình thành trong đại Cổ sinh của giai đoạn Cổ kiến tạo.
B. Cùng được hình thành trong đại Trung sinh của giai đoạn Cổ kiến tạo.
C. Cùng được hình thành trong giai đoạn Cổ kiến tạo.
D. Cùng được hình thành trong giai đoạn Tân kiến tạo.
Câu 4. Đây là chứng cứ cho thấy lãnh thổ nước ta được hình thành trong giai đoạn tiền
Cambri :
A. Sự có mặt của các hoá thạch san hô ở nhiều nơi.
B. Sự có mặt của các hoá thạch than ở nhiều nơi.
C. Đá biến chất có tuổi 2,3 tỉ năm được tìm thấy ở Kon Tum.
D. Các đá trầm tích biển phân bố rộng khắp trên cả nước.
Câu 5. Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long được hình thành trong giai
đoạn :
A. Kỉ Đệ tứ của giai đoạn Tân kiến tạo.
B. Kỉ Nêôgen của giai đoạn Tân kiến tạo.
C. Đại Trung sinh của giai đoạn Cổ kiến tạo.
D. Đại Cổ sinh của giai đoạn Cổ kiến tạo.
Câu 6. “Địa hình được nâng cao, sông ngòi trẻ lại”, đó là đặc điểm của :
A. Giai đoạn tiền Cambri.
B. Thời kì đầu của giai đoạn Cổ kiến tạo.
C. Thời kì sau của giai đoạn Cổ kiến tạo.
D. Giai đoạn Tân kiến tạo.
Câu 7. Đây là biểu hiện cho thấy giai đoạn Tân kiến tạo vẫn còn đang tiếp diễn.
A. Các đá trầm tích biển được tìm thấy ở nhiều nơi.
B. Ngày càng phát hiện nhiều mỏ khoáng sản có nguồn gốc ngoại sinh.
C. Quá trình phong hoá vẫn tiếp tục, sinh vật và thổ nhưỡng ngày càng phong phú.
D. Khí hậu toàn cầu đang thay đổi theo hướng ngày càng nóng lên.
Luyện tập thi trắc nghiệm - Thi tốt nghiệp THPT môn Địa lý
---------------------------------------------------------------------------------------
ThS. Nguyễn Duy Hòa & Lê Thí – Đại học Đà Nẵng
Trang 3
Câu 8. Đây là các khối núi được hình thành trong đại Cổ sinh của giai đoạn Cổ kiến tạo.
A. Các dãy núi ở Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
B. Các khối núi cao ở Cao Bằng, Lạng Sơn.
C. Các khối núi cao ở Nam Trung Bộ.
D. Khối nâng Việt Bắc, địa khối Kon Tum.
Câu 9. Phần lớn lãnh thổ nước ta được hình thành trong :
A. Giai đoạn tiền Cambri. B. Giai đoạn Cổ kiến tạo.
C. Giai đoạn Tân kiến tạo. D. Đại Nguyên sinh và Cổ sinh.
Câu 10. Đây là các kì tạo núi thuộc đại Cổ sinh :
A. Calêđôni và Kimêri. B. Inđôxini và Kimêri.
C. Inđôxini và Calêđôni. D. Calêđôni và Hecxini.
Câu 11. Các thềm biển, cồn cát, ngấn nước trên vách đá ven biển là dấu vết của :
A. Các lần biển tiến và biển lùi diễn ra trong kỉ Đệ tứ của giai đoạn Tân kiến tạo.
B. Hoạt động uốn nếp, đứt gãy, phun tào macma diễn ra trong kỉ Đệ tứ của giai đoạn
Tân kiến tạo.
C. Hoạt động nâng cao và hạ thấp địa hình diễn ra trong kỉ Đệ tứ của giai đoạn Tân
kiến tạo.
D. Các hoạt động bồi lấp các bồn trũng lục địa diễn ra trong kỉ Đệ tứ của giai đoạn
Tân kiến tạo.
Câu 12. Giai đoạn Cổ kiến tạo :
A. Chấm dứt cách đây 65 triệu năm. B. Chấm dứt vào kỉ Krêta.
C. Bắt đầu từ kỉ Cambri. D. Tất các ý trên đều đúng.
Câu 13. Được hình thành từ các hoạt động uốn nếp và nâng lên trong đại Trung sinh của giai
đoạn Cổ kiến tạo là :
A. Khối thượng nguồn sông Chảy. B. Khối nâng Việt Bắc.
C. Khu vực núi cao ở Nam Trung Bộ. D. Tất cả các khối núi trên.
Câu 14. Đá vôi tuổi Đêvon và Cacbon - Pecmi có nhiều ở miền Bắc nước ta là loại đá :
A. Trầm tích biển. B. Trầm tích lục địa.
C. Macma. D. Biến chất.
Câu 15. Các ngấn nước trên các vách đá ven biển là dấu vết của kỉ Đệ tứ của giai đoạn Tân
kiến tạo vì :
A. Giai đoạn này hoạt động xâm thực bồi tụ được đẩy mạnh.
B. Giai đoạn này khí hậu toàn cầu có những thay đổi lớn với các lần biển tiến, biển
lùi.
C. Tác động của vận động tạo núi Anpi nên có các hoạt động uốn nếp, đứt gãy.
D. Tác động của vận động tạo núi Anpi làm các bồn trũng lục địa bị bồi lấp.
Luyện tập thi trắc nghiệm - Thi tốt nghiệp THPT môn Địa lý
---------------------------------------------------------------------------------------
ThS. Nguyễn Duy Hòa & Lê Thí – Đại học Đà Nẵng
Trang 4
C. ĐÁP ÁN
1. D 2. A 3. C 4. C 5. A 6. D
7. C 8. D 9. B 10. D 11.A 12. D
13. C 14. A 15. B
File đính kèm:
- Bai 456.pdf