Liên đội trường THCS Cộng Hòa - Sinh hoạt đầu tuần

1. Tổ chức nghi lễ ( LĐT)

- Điều chỉnh hàng ngũ,

- Chào cờ.

- Hát “Quốc ca”, “Đội ca”.

- Hô đáp khẩu hiệu Đội : “Vì tổ quốc xã hội chủ nghĩa

 Vì lý tưởng của Bác Hồ vĩ đại” “Sẵn sàng”

2/ Triển khai hoạt động tuần 1 (22/8 - 27/8) :(TPT)

- Các lớp tiến hành kiện toàn đội ngũ cán bộ lớp, xây dựng các tiêu chí thi đua cho lớp, chia nhóm học tập, phân công cán bộ chuyên trách bộ môn

- Triển khai các hoạt động nề nếp, truy bài đầu giờ, TD, múa giữa giờ

- Tạm thời ban phụ trách Đội chỉ định em Nguyễn Thị Thảnh 8C làm liên đội trưởng

 Đội trống gồm 4 em: Hiếu 9A, Lực 8C, Đăng 9 , 8C

- Các lớp tiến hành trang trí lớp

- Xây dựng các phong trào tự quản của tập thể lớp

- Chuẩn bị tốt cho buổi khai giảng năm học mới

- Mỗi lớp 1 tiết mục văn nghệ múa hoặc hát, eropic

- Các em HS trong đội văn nghệ yêu cầu các em tập tốt các tiết mục của mình,

- Đội văn nghệ của trường tập trung chiều 30/8

- Những em HS khác được phân công yêu cầu hoàn thành tốt nhiệm vụ

 

doc49 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1228 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Liên đội trường THCS Cộng Hòa - Sinh hoạt đầu tuần, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Công ước đó có 3 phần và 54 điều. Các quyền con người của trẻ em: Trẻ em có quyền không bị phân biệt đối xử, quyền được sống, được tồn tại và được nhà nước bảo đảm các điều kiện này.Trẻ em có quyền được sống với cha mẹ, trừ khi điều đó không có lơi. Nếu cha mẹ sống xa nhau thì trẻ em phải được tiếp xúc với cả cha và mẹ, có quyền bày tỏ ý kiến nguyện vọng của mình và được mọi người tôn trọng, có quyền nói lên quan điểm của mình , quyền tự do tín ngưỡng, tư tưởng và tôn giáo dưới sự hướng dẫn của cha mẹ. Quyền được được học hành. Việc gì làm được hãy tự làm lấy Tháng 8-1952, Bộ Quốc phòng mở Hội nghị tổng kết chiến tranh du kích tại căn cứ địa Việt Bắc. Một buổi sáng, như thường lệ, một chiến sĩ phục vụ Hội nghị xách mấy ống tre đầy nước từ dưới suối đi lên cho chúng tôi dùng. Tôi và anh Hoàng đón lấy một ống tre. Bỗng một ông già mặc quần đùi, áo may ô, khăn mặt quàng cổ nhuộm màu lá cây đi lại gần hai chúng tôi. Anh Hoàng ghé sát vào tai tôi nói nhỏ: - Bác, Bác Hồ đấy! Chúng tôi chưa kịp chào Bác thì Bác đã hỏi: - Nước xách lên cho các chú đánh răng, rửa mặt phải không? Không đợi chúng tôi trả lời, Bác nói: - Không được thế! Hai chú đang tuổi thanh niên, buổi sáng chạy xuống suối rửa mặt tha hồ thoải mái, mà còn thể dục, như thế có hơn không. Cả hai chúng tôi đứng lặng người, Bác nói tiếp: - Việc gì có thể làm được hãy tự làm lấy, đừng bắt chiến sĩ vất vả vì mình, mà các chú thì không bị phụ thuộc. Bác đi rồi, chúng tôi còn đứng nhìn theo và vô cùng thấm thía lời nhắc nhở của Bác. Trích “Bác Hồ - con người và phong cách” Không có việc gì khó Năm 1928, với tên gọi là Thầu Chín, Bác Hồ sống và hoạt động trong kiều bào Việt Nam ở Xiêm cho đến cuối năm 1929. Đây là một trong những thời gian Người sống lâu nhất với đồng bào, trước năm 1945. Sau khi đặt chân đến Phi Chịt, Người nêu ý kiến đi ra U Đon để tìm gặp Việt kiều. Từ Phi Chịt đến U Đon phải đi bộ, băng rừng hàng tháng. Mỗi người đi đường đều gánh theo hai thùng sắt tây đựng quần áo, đồ dùng lặt vặt, có nắp đậy để tránh mưa núi, vắt rừng. Thức ăn mang theo cũng là 10kg gạo và một ống “chẻo” (thịt gà hoặc sườn lợn băm nhỏ rang muối. Sau này, năm 1945 khi đi Côn Minh, Bác cũng mang theo một ống “chẻo” nhưng đặt tên là muối Việt Minh). Thầu Chín cùng một số anh em ra đi vào dịp mùa thu. Cây rừng đang rụng lá. Trời nắng to, đường đi đá sỏi gập ghềnh, mọi người đều mệt mỏi. Thấy Thầu Chín không quen gánh, có người muốn giúp đỡ, nhưng Thầu Chín không chịu. Ít ngày sau, đôi chân của Thầu Chín đã sưng lên, rớm máu, tấy đỏ. Anh em lại yêu cầu Thầu Chín nhường gánh. Thầu Chín nói: “Thánh hiền đã dạy: “Thiên hạ vô nan sự, nhân tâm tự bất kiên”, ý nói là dưới trời này không có việc gì khó, chỉ sợ lòng người không kiên trì... cứ cố gắng, để thế vài hôm nữa sẽ quen đi...” Quả nhiên mấy ngày sau nữa, bước chân Thầu Chín đã nhanh, đi gọn, đôi thùng đung đưa có vẻ đã nhẹ nhàng. Mấy tháng sau, có lần từ U Đon về đến Xa Vang đường dài hơn 70 km, Thầu Chín chỉ đi hết một ngày. Hơn 20 năm sau, vào cuối mùa đông năm 1950, trong một lần gặp gỡ anh em thanh niên xung phong làm đường ở Đèo Khế, Thái Nguyên, Bác Hồ đã đọc tặng bốn câu: Không có việc gì khó Chỉ sợ lòng không bền Đào núi và lấp biển Quyết chí ắt làm nên. Bốn câu thơ ấy, tuy là mượn ý của “thánh hiền” nhưng đã được kiểm nghiệm trong thực tế cuộc sống của Bác Hồ mấy chục năm trước đó... Trích “Bác Hồ - con người và phong cách” Phải bảo vệ từng cành cây Hôm ấy, tôi có nhiệm vụ mắc đường dây điện thoại qua vườn Phủ Chủ tịch. Tôi đang trèo lên một cây ở ngay cạnh đường thì nghe có tiếng chân người bước tới. Tôi nhìn về phía đó thì thấy Bác đi tới. Tôi loay hoay định tụt xuống thì Bác đã ra hiệu cho tôi dừng lại. Bác hỏi: - Cẩn thận kẻo ngã. Chú trèo cây làm gì? - Thưa Bác, cháu mắc dây điện thoại ạ! Trong lúc ấy, tay tôi vít chặt làm gãy một cành cây nhỏ. Tôi giật mình nhìn Bác, lo lắng. Bác không nói gì chỉ chú ý xem từng động tác của tôi ra dây, mắc dây vào các cành cây. Sau đó, Bác chỉ ngay một cành cây to ở ngay cạnh chỗ tôi, nói: - Sao chú không mắc dây vào cành kia, vừa to vừa chắc chắn hơn. Các chú mắc dây cần phải chú ý bảo vệ từng cành cây nhỏ, nếu không làm gì có cây to, cành to mà mắc dây. Nói xong, Bác đi vào nhà làm việc. Tôi nhìn theo Bác cho đến khi Bác vào hẳn trong nhà. Nhìn vào cành cây vừa gãy, nhìn vào đường dây đang mắc, tôi càng thấy thấm thía lời dạy của Bác. Về sau, cứ mỗi lần mắc dây qua những hàng cây tôi đều cẩn trọng nâng niu từng cành con, chồi nhỏ. Trích “Bác Hồ - con người và phong cách” Thời gian quý báu lắm Sinh thời, Bác Hồ của chúng ta yêu cái gì nhất, ghét cái gì nhất? Kể cũng hơi khó trả lời cho thật chính xác, bởi ở ta không có thói quen “tự bạch” và kín đáo, ý nhị vốn là một đặc điểm của lối ứng xử phương Đông. Tuy nhiên, theo dõi qua tác phẩm, hoạt động và sinh hoạt đời thường, điều ta có thể thấy rõ cái mà Người ghét nhất, “ghét cay, ghét đắng, ghét vào tận tâm” là các thói quan liêu, tham nhũng, xa hoa, lãng phí tiền bạc và thời gian của nhân dân. Ở một mức độ khác, thấp hơn, những người có điều kiện tiếp xúc và làm việc với Bác Hồ, điều thấy rõ nhất là Bác rất khó chịu khi thấy cán bộ làm việc không đúng giờ. Năm 1945, mở đầu bài nói chuyện tại lễ tốt nghiệp khóa V Trường huấn luyện cán bộ Việt Nam, Người thẳng thắn góp ý: “Trong giấy mời tới đây nói 8 giờ bắt đầu, bây giờ 8 giờ 10 phút rồi mà nhiều người chưa đến. Tôi khuyên anh em phải làm việc cho đúng giờ, vì thời gian quý báu lắm”. Trong kháng chiến chống Pháp, một đồng chí cấp tướng đến làm việc với Bác sai hẹn mất 15 phút, tất nhiên là có lý do: mưa to, suối lũ, ngựa không qua được. Bác bảo: - Chú làm tướng mà chậm đi mất 15 phút thì bộ đội của chú sẽ hiệp đồng sai đi bao nhiêu? Hôm nay chú đã chủ quan, không chuẩn bị đầy đủ các phương án, nên chú đã không giành được chủ động. Một lần khác, Bác và đồng bào phải đợi một đồng chí cán bộ đến để bắt đầu cuộc họp. Bác hỏi: - Chú đến chậm mấy phút? - Thưa Bác, chậm mất 10 phút ạ! - Chú tính thế không đúng, 10 phút của chú phải nhân với 500 người đợi ở đây. Bác quý thời gian của mình bao nhiêu thì cũng quý thời gian của người khác bấy nhiêu, vì vậy thường không bao giờ để bất cứ ai phải đợi mình. Năm 1953, Bác quyết định đến thăm lớp chỉnh huấn của anh chị em trí thức, lúc đó đang bước vào cuộc đấu tranh tư tưởng gay go. Tin vui đến làm náo nức cả lớp học, mọi người hồi hộp chờ đợi. Bỗng chuyển trời đột ngột, mây đen ùn ùn kéo tới, rồi một cơn mưa dồn dập, xối xả, tối đất, tối trời, hai ba tiếng đồng hồ không dứt. Ai cũng xuýt xoa, tiếc rẻ: mưa thế này, Bác đến sao được nữa, trời hại quá. Giữa lúc trời đang trút nước, lòng người đang thất vọng, thì từ ngoài hiên lớp học có tiếng rì rào, rồi bật lên thành tiếng reo át cả tiếng mưa ngàn, suối lũ: - Bác đến rồi, anh em ơi! Bác đến rồi! Trong chiếc áo mưa ướt sũng nước, quần xắn đến quá đầu gối, đầu đội nón, Bác hiện ra giữa niềm ngạc nhiên, hân hoan và sung sướng của tất cả mọi người. Về sau, anh em được biết: giữa lúc Bác chuẩn bị đến thăm lớp thì trời đổ mưa to. Các đồng chí làm việc bên cạnh Bác đề nghị Bác cho báo hoãn đến một buổi khác. Có đồng chí đề nghị tập trung lớp học ở một địa điểm gần nơi ở của Bác... Nhưng Bác không đồng ý: “Đã hẹn thì phải đến, đến cho đúng giờ, đợi trời tạnh thì biết đến khi nào? Thà chỉ một mình Bác và một vài chú nữa chịu ướt còn hơn để cho cả lớp học phải chờ uổng công!”. Ba năm sau, giữa Thủ đô Hà Nội đang vào xuân, câu chuyện có thêm một đoạn mới. Vào dịp Tết cổ truyền của dân tộc, hàng trăm đại biểu các tầng lớp nhân dân thủ đô tập trung tại Ủy ban Hành chính thành phố để lên chúc tết Bác Hồ. Sắp đến giờ lên đường trời bỗng đổ mưa như trút. Giữa lúc mọi người còn đang lúng túng thu xếp phương tiện cho đoàn đi để Bác khỏi phải chờ lâu thì bỗng xịch, một chiếc xe đậu trước cửa. Bác Hồ từ trên xe bước xuống, cầm ô đi vào, lần lượt bắt tay, chúc tết mỗi người, trong nỗi bất ngờ rưng rưng cảm động của các đại biểu. Thì ra, thấy trời mưa to, thông cảm với khó khăn của ban tổ chức và không muốn các đại biểu vì mình mà vất vả, Bác chủ động, tự thân đến tại chỗ chúc tết các đại biểu trước. Thật đúng là mối hằng tâm của một lãnh tụ suốt đời quên mình, chỉ nghĩ đến nhân dân, cho đến tận phút lâm chung, vẫn không quên dặn lại: “Sau khi tôi đã qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thời giờ và tiền bạc của nhân dân”. Trích "Bác Hồ - con người và phong cách" Bỏ một mâm lấy 1 đĩa Đồng chí Vũ Uy kể cho chúng tôi nghe một câu chuyện mà đồng chí nhớ mãi. Đó là vào dịp cuối năm 1950, sau chiến dịch Biên Giới. Tôi được cấp trên phân công lái xe đưa Bác đi công tác. Một tối trên đường từ Ngân Sơn đi Cao Bằng, qua đèn chiếu tôi thấy một hòn đá giữa đường. Vốn là lái xe to, quen tay, tôi đưa xe vào giữa hòn đá, nghĩ bụng sẽ lọt thôi. Nào ngờ hòn đá tai ác bật lên chạm két nước. Nhảy xuống xe tôi phát hiện ra két bị thủng rồi. Nguy quá. tôi cuống lên. Bác đến bên, chiếu đèn pin cho tôi, rồi nói: - Cứ bình tĩnh mà chữa. Chữa cho cẩn thận. Bác không hỏi vì sao xe hỏng, cũng không góp ý phê bình gì. Vì trên xe có đồng chí chủ thợ máy đi theo nên chẳng mấy chốc lỗ thủng két nước đã hàn xong. Chúng tôi lại đưa Bác lên đường đi tiếp, đến địa điểm an toàn. Nghỉ ngơi xong, Bác hỏi tôi: - Xe làm sao thế? - Thưa Bác, cháu quen lái xe tải, nên thấy hòn đá có thể vượt qua được, không ngờ nó lại kẹt vào thùng nên bị thủng... Bấy giờ Bác mới nói: - Đáng lẽ ra chú nên cho xe dừng. Ta lăn hòn đá xuống vực rồi tiếp tục đi. Có lâu cũng chỉ dăm ba phút không phải dừng lại đến gần nữa tiếng mà lại giúp các xe đi sau khỏi gặp nạn. Chú đã “bỏ một mâm mà chỉ lấy một đĩa” Tôi nhận lỗi và xin hứa với Bác rút kinh nghiệm, sửa chữa cách nghĩ, cách làm... Cứ như ý tôi sáu chữ Bác dạy “bỏ một mâm lấy một đĩa” có thể áp dụng trong tất cả công tác cách mạng. Phải nghĩ tới cái lớn, cái lâu dài, cái chung. Phải cẩn thận chứ không nên vội vàng, hấp tấp, nghĩ tới cái nhỏ, cái hẹp, cái thiển cận... Trích “Bác Hồ - con người và phong cách”

File đính kèm:

  • docHD NG LL.doc
Giáo án liên quan