Triều Nguyễn đã để lại cho lịch sử một di sản văn hóa khổng lồ. Riêng số sách do triều Nguyễn viết ra trong 2/3 thế kỷ XIX còn nhiều hơn toàn bộ số sách của 300 năm trước đó gộp lại.
Giáo dục
Vua Gia Long rất đề cao Nho học, cho lập Văn Miếu ở các doanh, các trấn thờ đức Khổng Tử và lập Quốc Tử Giám năm 1803 ở Kinh thành Huế để dạy cho các quan và các sĩ tử, mở khoa thi Hương lấy những người có học, có hạnh ra làm quan. Cũng trong năm này, Gia Long cũng cho ban hành hai đạo dụ về việc mở các trường ở các tỉnh, ấn định nhân viên giáo giới và chương trình học chế đồng thời tái lập lại các khoa thi ở các trấn. Ở mỗi trấn có một quan Đốc Học, một phó Đốc Học hay Trợ Giáo. Cứ tháng 10 hàng năm triều đình mở một kỳ thi.
Theo thông lệ cứ ba năm triều đình mở khoa thi Hương ở các địa phương. Những người trúng cao ở khoa thi Hương gọi là cử nhân, trúng thấp gọi là tú tài. Năm sau ở Kinh đô mở khoa thi Hội tại bộ Lễ, những cử nhân năm trước khi ứng thí, nếu trúng cách thì được tiếp tục thi Đình ở trong điện nhà vua để lấy các bậc Tiến sĩ.
2 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1580 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lịch sử Văn hóa và giáo dục thời nhà Nguyễn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Văn hóa và giáo dục thời nhà Nguyễn
Văn hóa
Triều Nguyễn đã để lại cho lịch sử một di sản văn hóa khổng lồ. Riêng số sách do triều Nguyễn viết ra trong 2/3 thế kỷ XIX còn nhiều hơn toàn bộ số sách của 300 năm trước đó gộp lại.
Giáo dục
Vua Gia Long rất đề cao Nho học, cho lập Văn Miếu ở các doanh, các trấn thờ đức Khổng Tử và lập Quốc Tử Giám năm 1803 ở Kinh thành Huế để dạy cho các quan và các sĩ tử, mở khoa thi Hương lấy những người có học, có hạnh ra làm quan. Cũng trong năm này, Gia Long cũng cho ban hành hai đạo dụ về việc mở các trường ở các tỉnh, ấn định nhân viên giáo giới và chương trình học chế đồng thời tái lập lại các khoa thi ở các trấn. Ở mỗi trấn có một quan Đốc Học, một phó Đốc Học hay Trợ Giáo. Cứ tháng 10 hàng năm triều đình mở một kỳ thi.
Theo thông lệ cứ ba năm triều đình mở khoa thi Hương ở các địa phương. Những người trúng cao ở khoa thi Hương gọi là cử nhân, trúng thấp gọi là tú tài. Năm sau ở Kinh đô mở khoa thi Hội tại bộ Lễ, những cử nhân năm trước khi ứng thí, nếu trúng cách thì được tiếp tục thi Đình ở trong điện nhà vua để lấy các bậc Tiến sĩ.
Trong dân chúng, việc học tập có tính chất tự do hơn. Bất kỳ người nào có học lực kha khá cũng có thể mở trường tư thục để dạy học. Mỗi làng có vài ba trường tư thục, hoặc ở nhà thầy, hoặc ở nhà người hào phú nuôi thầy cho con học và cho con các nhà lân cận đến học. Theo ông Trần Trọng Kim thì người Việt Nam vốn chuộng sự học, cho nên người đi học cũng nhiều.
Dù vậy, việc học tập càng lúc càng thoái hóa. Nhiều người học chỉ để ra làm quan. Trần Trọng Kim cho rằng "bao nhiêu công phu của người đi học chú trọng vào sự học cho nhớ những sách Tứ Thư, Ngũ Kinh cùng những lời thể chú của tiền nho trong những sách ấy và học thêm mấy bộ sử nước Tàu. Còn sự luyện tập hàng ngày, thì cốt tập cho thạo thuộc các lề lối ở chỗ khoa trường là: kinh nghĩa, tứ lục, thi phú, văn sách. Ấy là dùng hư văn mà xét tài thực dụng, đem sự hoa mỹ làm mực thước đo tài kinh luân. Bởi vậy ai hay kinh nghĩa đã nghĩ mình hơn người, ai tài thi phú đã tưởng mình giỏi nghề trị nước. Việc đời thì tối tăm mờ mịt mà lại tự phụ và kiêu căng, cho thiên hạ như rơm rác, coi mình như thần thánh."
"Sự học của mình đã hư hỏng như thế, những hủ tục lại ăn sâu vào trí não, thành ra một thứ cố tật không sao chữa được...Đại khái, cái trình độ của bọn sĩ phu ở nước ta lúc bấy giờ là thế, cho nên vận nước suy đến nơi mà hồn người vẫn mê muội ở chỗ mơ màng mộng mị. Bọn sĩ phu là người có học, làm tai làm mắt cho mọi người mà còn kém cỏi như thế, thì bảo dân gian khôn ngoan làm sao được."
Thời vua Minh Mạng, ông muốn canh tân việc học hành thi cử nhưng lại không biết tiến hành ra sao bởi triều thần của ông phần nhiều chỉ là những hủ nho lạc hậu, không giúp đỡ được nhà vua một kế hoạch nào cho quốc phú dân cường.Ông nói rằng:
"Lâu nay cái học khoa cử làm cho người ta sai lầm, Trẫm nghĩ văn chương vốn không có quy củ nhất định, mà nay những văn cử-nghiệp chỉ câu nệ cái hư sáo khoe khoang lẫn với nhau, biệt lập mỗi nhà một lối, nhân phẩm cao hay thấp do tự đó. Khoa tràng lấy hay bỏ cũng do tự đó. Học như thế thì trách nào mà nhân tài chẳng mỗi ngày một kém đi. Song tập tục đă quen rồi, khó đổi ngay được, về sau nên dần dần đổi lại".
Văn học
Văn học nhà Nguyễn có thể chia làm các thời kỳ như sau: thời Nguyễn sơ, thời kỳ nhà Nguyễn còn độc lập và thời kỳ nhà Nguyễn thuộc Pháp.
Thời Nguyễn sơ
Đây là thời kỳ của các nhà thơ thuộc hai nguồn gốc chính là quan của vua Gia Long và các cựu thần nhà Hậu Lê bất phục nhà Nguyễn. Tiêu biểu cho thời kỳ này là các tác giả: Phạm Quy Thích, Nguyễn Du, Trịnh Hoài Đức và Lê Quang Định Nội dung tiêu biểu cho thời kỳ này là nói về niềm tiếc nhớ Lê triều cũ và một lãnh thổ văn chương Việt Nam mới hình thành ở phương Nam.
Thời nhà Nguyễn độc lập
Thời kỳ này là thời của các nhà thơ thuộc đủ mọi xuất thân trong đó có các vua như Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, và các thành viên hoàng tộc như Tùng Thiện Vương Nguyễn Phúc Miên Thẩm. Các nho sĩ thì gồm có Nguyễn Văn Siêu, Cao Bá Quát, Hà Tôn Quyền, Trương Quốc Dụng, Phan Thanh Giản, Phạm Phú Thứ[66]. Hai thể kiểu thơ chủ yếu của thời kỳ này là thơ ngự chế của các vị vua và các thi tập của nho sĩ.
Thời nhà Nguyễn thuộc Pháp
Thời kỳ này là thời kỳ ảnh hưởng của hoàn cảnh lịch sử đương thời tác động rất lớn vào văn chương, các nhà thơ sáng tác nhiều về cảm tưởng của họ đối với quá trình Pháp chiếm Việt Nam. Tác giả tiêu biểu thời kỳ này gồm Nguyễn Tư Giản, Nguyễn Thông, Nguyễn Khuyến, Dương Lâm, Nguyễn Thượng Hiền[68].
Thời kỳ nhà Nguyễn, văn học phát triển trong cả Hán văn, lẫn một cách mạnh mẽ ở chữ Nôm với nhiều thành tựu lớn, trong đó tác phẩm chữ nôm tiêu biểu nhất là Truyện Kiều và Hoa Tiên. Hai thể theo được dùng phổ biết ở thời kỳ này là lục bát và lục bát gián cách, sử dụng một thứ tiếng Việt mới có một trình độ rất cao. Ở miền Nam Việt Nam, thành hình một lãnh thổ văn chương mới với nhiều nét độc đáo riêng so với các vùng cũ. Về nội dung, ngoài các nội dung văn chương mang đậm tư tưởng Nho giáo truyền thống thì số phận con người và phụ nữ cũng được đề cập đến.
File đính kèm:
- VAN HOA VA GIAO DUC THOI NGUYEN.doc