Lịch sử địa phương Tuần 7 Trường tiểu học Đại Tâm 1

I.Mục tiêu: Giúp HS nắm được

. Bối cảnh chính trị, kinh tế, xã hội tỉnh Sóc Trăng khi thực dân pháp xâm lược Sóc Trăng

. Những Chi bộ Đảng cộng sản Việt nam đầu tiên ra đời ở Sóc Trăng

. Thể hiện lòng khâm phục và tôn kính Bác Hồ

II. Đồ dùng dạy học :

- GV: Bản đồ hành chính tỉnh Sóc Trăng

 Hình ảnh người nông dân đầu thế kỷ XX

 Ảnh nơi thành lập các chi bộ đầu tiên của tỉnh Sóc Trăng

 - Tài liệu tham khảo

 . Phiếu giao việc cho nhóm thảo luận

HS: Đọc và tìm hiểu bài Đảng cộng sản Việt Nam ra đời:

 

doc15 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2639 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lịch sử địa phương Tuần 7 Trường tiểu học Đại Tâm 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ho nhóm thảo luận trả lời các câu hỏi sau 1. Vì sao Tỉnh ủy Sóc Trăng chọn rừng chàm Mỹ Phước làm căn cứ Tỉnh ủy. 2. Dựa vào nội dung bài em hãy miêu tả khu căn cứ Tỉnh ủy ? 3. Em hãy cho biết khu căn cứ Tỉnh ủy Sóc Trăng hiện nay thuộc xã, huyện nào? HS hoạt động theo nhóm Nhận nhiệm vụ Lắng nghe HS trao đổi thảo luận và hoàn thành các câu hỏi * Hoạt động 3: Tổ chức cho hS báo cáo kết quả . Tổ chức cho các nhóm HS trình bày kết quả thảo luận . GV nhận xét Đại diện các nhóm lần lượt trình bày trước lớp Nhận xét bổ sung 1) Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước- Tỉnh ủy Sóc Trăng đã chọn rừng tràm Mỹ Phước làm khu căn cứ Tỉnh ủy vì rừng tràm mỹ Phước là đầu mối giáo thông quan trọng giữa các vùng trong khu vực. 2) Dựa vào nội dung bài em hãy miêu tả khu căn cứ Tỉnh ủy nơi diễn ra hàng ngàn cuộc hội nghị, là nơi xuất phát của mọi chỉ thị, nghị quyết để lãnh đạo của quân và dân Sóc Trăng chiến đấu thắng lợi cả về quân sự, chính trị lẫn kinh tế, văn hóa, xã hội, giành độc lập cho tổ quốc Hội trường chia làm 5 gian, lợp lá, hai bên hông hội trường là 4 căn hầm ( 2 hầm nổi, 2 hầm chìm) và căn hầm bí mật cách hội trường gần 300m dành cho các đồng chí trong Ban Thường vụ. Bên cạnh Hội trường là nhà làm việc của Bí thư tỉnh ủy, ngoài ra còn có hàng trăm lán của các cơ quan trực thuộc. 3) Khu căn cứ Tỉnh ủy Sóc Trăng hiện nay ở rừng Tràm Mỹ Phước, Xã Mỹ Phước Huyện Mỹ Tú, Tỉnh Sóc Trăng. * Hoạt động 4: Giáo viên rút ra ghi nhớ - Giáo viên ghi bảng gọi 2-4 HS đọc ghi nhớ * Ghi nhớ: Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Tỉnh Ủy Sóc Trăng đã chọn rừng tràm Mỹ Phước làm khu căn cứ Tỉnh Ủy . Khu căn cứ gồm hội trường Tỉnh Ủy, xung quanh hội trường là những hầm bí mật, nhà làm việc của bí thư Tỉnh Ủy và hàng trăng lán của các cơ quan trực thuộc Tỉnh Ủy… Trải qua những năm dài ác liệt của cuộc chiến tranh, nhân dân vẫn một lòng cưu mang, che chở, bảo vệ an toàn cho khu căn cứ . 4. Củng cố - dặn dò – nhận xét: - Gọi HS nhắc lại khu căn cứ tỉnh ủy ở xã huyện nào? - Giáo viên giáo dục học sinh - Dặn học thuộc ghi nhớ - Nhận xét tiết học tuyên dương, động viên HS. Tuần 28: Bài 6: Giải Phóng Thị Xã Sóc Trăng I.Mục tiêu: - Học sinh nhận biết được tinh thần tiến công mạnh mẽ của quân và dân ta trong việc giải phóng thị xã Sóc trăng. Giáo dục các em lòng tự hào, biết ơn các anh hùng liệt sĩ, lòng yêu quê hương, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao ý thức học tập tốt góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước. II. Đồ dùng học tập: - Ảnh quang cảnh lễ mừng chiến thắng lịch sử 30-4-1975 của quân, dân Sóc Trăng - Các phiếu học tập III. Tài liệu tham khảo: - Lịch sử Đảng bộ Sóc Trăng, Tập II (1954-1975) Ban tuyên giáo Tỉnh Ủy Sóc Trăng xuất bản năm 1999. IV. Hoạt động dạy học: 1. Ổn định: Hát 2. Kiểm tra: GV gọi 3-4 HS nêu lại ghi nhớ bài 5 GV nhận xét tuyên dương ghi điểm cho HS 3. Bài mới: * Hoạt động 1 : Giới thiệu bài : Tiết lịch sử hôm nay các em sẽ được học bài “Giải Phóng Thị Xã Sóc trăng” * Hoạt động 2: Hoạt động nhóm trả lời câu hỏi: - Gv tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm: trả lời các câu hỏi - Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận - Các nhóm khác bổ sung nhận xét - GV nhận xét kết luận HS hoạt động nhóm 4 Thảo luận thống nhất ý kiến Đại diện các nhóm báo cáo kết quả Nhận xét – bổ sung Ghi nhận 1) Cuộc họp tỉnh ủy mở rộng ngày 6-4-1975 tại căn cứ rừng tràm Mỹ Phước đã hạ quyết tâm như thế nào? Ngày 6-4-1975 tại căn cứ rừng tràm Mỹ Phước.Tỉnh Ủy tổ chức mở rộng, hội nghị đã thống nhất và hạ quyết tâm “Bằng tinh thần tự lực tự cường, xã giải phóng xã , huyện giải phóng huyện để tỉnh tập trung lực lượng tổng công kích. - Tổng khởi nghĩa giải phóng Sóc trăng Chiều ngày 29-4-1975 tại vùng ven thị xã Sóc Trăng ban chỉ huy chiến dịch đã hội ý chốp nhoáng, khẩn trương quyết định: “Cứ thực hành tấn công và nỗi dây giải phóng thị xã theo kế hoạch. Trong thời gian này các hoạt động vũ trang của ta được nhân lên gấp bội, các lực lượng vũ trang tỉnh huyện xã, ấp đều bùng ra phía trước tấn công địch quyết liệt. 2) Lực lượng binh vận của ta trong lòng địch đã phối hợp với các lực lượng vũ trang và chính trị, tiến đánh chiếm lĩnh những mục tiêu nào? ( Ở Thị xã Sóc Trăng tại các mục tiêu, lực lượng ta chớp thời cơ quyết xông lên chiến đấu vây ép chiếm lĩnh vị trí, tiểu đoàn Phú Lợi I tiến đánh Hậu cứ đại hội hành chính tiếp vận, vây ép tiểu khu Ba Xuyên, tiểu Đoàn Phú Lợi II dũng cảm chiến đấu vượt qua các cánh quân án ngữ của địch tiếp tục tổ chức tiến vào dinh Tỉnh Trưởng và chiếm Trại Cổ Loa. Tiểu đoàn an ninh vũ trang đánh chiếm ty cảnh sát quốc gia và Ty Điền địa địch buông súng đầu hàng) 3) Hãy cho biết thị xã Sóc Trăng được giải phóng hoàn toàn vào lúc mấy giờ, ngày tháng năm nào?( Khoảng 12 giờ ngày 30-4. Ban chỉ huy tổng công kích tổng khởi nghĩa nhân được tin: Tiểu khu Ba Xuyên đề nghị ta ngưng bắn và cử đại diện ra gặp thương lượng bàn giao chính quyền. Ban chỉ huy chỉ thị: yêu cầu tiểu khu ra lệnh cho quân lính các nơi buông súng đầu hàng quân giải phóng chứ không thương lượng và cử đại diện ra gặp ta bàn giao chính quyền. Ban chỉ huy lập tức hạ lệnh cho các lực lượng chớp thời cơ tiến công giải phóng thị xã chức không chờ địch đầu hàng. Liền sau đó, hơn 200 cán bộ chiến sĩ cùng Ban chỉ huy từ Giồng Chung Nô, xã An Ninh giương cờ tiến quân vào thị xã. Khí thế nổi dậy của quần chúng cùng lực lượng vũ trang xông lên bao vây các mục tiêu, cứ điểm của địch gọi hàng. Tiểu đoàn 408 và lực lượng thiết giáp địch khi nghe tin Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng và trước khi thế mạnh mẽ của quân dân ta, bọn chúng buông súng tháo chạy và tan rã. Với tinh thần chiến đấu dũng cảm kiên cường, chỉ trong 11 giờ tiến công, quân và dân Sóc Trăng đã đánh chiếm và bức hàng các vị trí cố thủ của ngụy quân, ngụy quyền, toàn bộ địch trong thị xã buôn súng đầu hàng. Riêng bọn địch ở sân bay vẫn ngoan cố kháng cự, ta tiến công mãnh liệt Đến 14 giờ ngày 30/4/1975 bọn địch ở sân bay mới buông súng đầu hàng Thị Xã Sóc Trăng được hoàn toàn giải phóng. Cờ mặt trận Dân tộc giải phóng tung bay phấp phới khắp nơi trong tiếng reo hò cổ vũ đông đảo của quần chúng nhân dân). - GV rút ra ghi nhớ - gọi HS nhắc lại GV ghi bảng. * Ghi nhớ: Bằng tinh thần tự lực, tự cường, với khí thế tiến công quyết liệt, thần tốc táo bạo, quyết tâm tiêu diệt địch, ta đã giải phóng hoàn toàn thị xã Sóc Trăng vào lúc 14giờ ngày 30/4/1975. 4. Củng cố: Gọi 3 HS trả lời 3 câu hỏi vừa thảo luận Gỏi 4 HS đọc lại ghi nhớ GV giáo dục HS 5. Nhận xét - Dặn dò: - Dặn HS về học thuộc ghi nhớ - Xem lại các bài đã học - Nhận xét tiết học Tuần 31: Bài 7: Anh Hùng Huỳnh Thị Tân ( Má Tám ) I.Mục đích yêu cầu: Học sinh nhận biết . Những đóng góp to lớn của anh hùng Huỳnh Thị Tân trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. . Giáo dục các em lòng yêu mến, quí trọng vị anh hùng nâng cao ý thức học tập tốt, góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước. II. Đồ dùng học tập: Ảnh anh hùng Huỳnh Thị Tân ( Má Tám ) Các phiếu học tập III. Hoạt động dạy học: 1. Ổn định: Hát 2. Kiểm tra: Gọi HS đọc phần ghi nhớ của tiết trước ( bài 6) GV nhận – kết luận - ghi điểm cho HS 3. Bài mới: * Hoạt động 1 : Giới thiệu bài : Tiết lịch sử địa phương hôm trước các em học bài ( Giải Phóng Thị Xã Sóc trăng ) Vậy tiết lịch sử hôm nay các em sẽ học bài ( Anh Hùng Huỳnh Thị Tân “ Má Tám ” ) * Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài: - Gv tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm và trả lời các câu hỏi sau: - Gv phát phiếu cho từng nhóm, thảo luận ghi kết quả, ý kiến vào phiếu mỗi nhóm cử đại diện trình bày kết quả . Gv cùng HS nhận xét- kết luận 1. Hãy cho biết năm sinh và quê quán của Cụ Huỳnh thị Tân? 2. Các em cho biết tên gọi “Má Tám” có từ khi nào? 3. Cụ Huỳnh Thị Tân được phong tặng điều gì? Các nhóm nhận phiếu trao đổi, thảo luận để hoàn thành việc GV giao cho Đại diện nhóm trình bày kết quả Nhận xét * Hoạt động 3: Trình bày kết quả thảo luận 1) Cụ Huỳnh Thị Tân còn gọi là ( Má tám ) Sinh năm 1910 tại làng Mỹ Quới, Quận Phước Long, Tỉnh Gạch Giá (nay là xã Mỹ Quới, Huyện Ngã Năm, Tỉnh Sóc Trăng) là Đảng viên cộng sản Việt Nam. 2) Tên gọi má tám có từ khi Trong những ngày đầu chống giặc pháp trở lại tác chiến Sóc Trăng (1946) để bảo vệ vùng tự do và bao vây, phong tỏa kinh tế địch, ta chủ trương đắp cản ngăn sông, chặn lộ. Chị Tám ( tức Huỳnh Thị Tân ) tập hợp chị em trong làng vót chông, ngày đêm phục vụ phong trào “Chiến tranh du kích” vùng cận địch. Nỗi bật nhất trong những năm kháng chiến chống mỹ. Chị đã tích cực tiếp tế lương thực, vụ khí phục vụ cho du kích, bộ đội chiến đấu, kết quả đã tiêu diệt trên 300 tên địch. Ngoài ra chị còn là nòng cốt, giữ vị trí “Đứng mũi chịu sào” trong các đoàn đấu tranh chính trị với giặc, chị tham gia vào hội phụ nữ, Nông hội và là Hội trưởng trong hội “ Mẹ chiến sĩ ” và cũng từ đó nhân dân, chiến sĩ trong vùng gọi chị bằng các tên thân thương “ Má Tám ” 3) Cụ Huỳnh Thị Tân được phong tặng. Má tám - Huỳnh Thị Tân người phụ nữ bình dị mà kiên trung, đã không một lời oán than khi lần lượt nghe tin 5 người con trai và một cháu nội hy sinh, là tiêu biểu cho tấm lòng kiên trinh và trung thành với Đảng, mãi mãi là niềm tự hào của phụ nữ Sóc Trăng. Má Tám được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân Chương chiến công giải phóng hạng nhất, được phong tặng danh hiệu bà mẹ Việt Nam anh hùng. Cụ Huỳnh Thị Tân mất vào năm 2005 GV rút ra ghi nhớ - ghi bảng và cho HS đọc * Ghi nhớ: Cụ Huỳnh Thị Tân ( còn gọi là Má Tám ) sinh năm 1910, tại làng Mỹ Quới, Quận Phước Long, Tỉnh Rạch Giá ( nay là xã Mỹ Quới, Huyện Ngã Năm, Tỉnh Sóc Trăng) Trong hai cuộc kháng chiến cứu nước, cụ đã có nhiều công lao to lớn phục vụ cách mạng, được tặng thưởng nhiều Huân chương, Bằng khen và được phong tặng danh hiệu: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng 4. Củng cố: Gọi 4-5 HS đọc lại phần ghi nhớ Hỏi lại 3 câu hỏi cuối bài Gv nhận xét – Tuyên dương GV giáo dục HS 5. Dặn dò: Dặn các em về học thuộc ghi nhớ Xem lại các bài đã học Nhận xét tiết học

File đính kèm:

  • docLỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNGCÔ DỰ2011.doc
Giáo án liên quan